Là một trong 20 nước trên thế giới có số người sử dụng Internet cao nhất, song ở Việt Nam, khoảng cách Internet giữa nông thôn và thành thị còn khá xa.
Đó cũng chính là nội dung chính trong tọa đàm "Tương lai Internet Việt Nam" do Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) phối hợp cùng Câu lạc bộ Nhà báo công nghệ thông tin tổ chức nhân Ngày Internet Việt Nam 1/12, với sự tài trợ của VinaPhone, Viettel, VASC, VDC Net2E.
Nội dung: Nghèo nàn
Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam là một trong những quốc gia có hạ tầng mạnh trong khu vực. Thống kê toàn quốc hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet, nghe-nhìn năm 2010 cho thấy, khá nhiều tỉnh đạt 100% về truyền dẫn cáp quang, cáp đồng, tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng đến cấp xã.
Ông Nguyễn Long, Phó Chủ tịch VIA cho hay, hiện có khoảng 30 triệu người Việt sử dụng Internet trên tổng số gần 90 triệu dân. Thế nhưng, đa phần thuê bao lại tập trung ở thành phố.
Hiện, chúng ta đã có một số chương trình đưa máy tính, Internet gần như miễn phí về nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Thế nhưng, hiệu quả có vẻ chưa mấy khả quan.
Vị Phó chủ tịch VIA cũng nói, về hạ tầng và thiết bị đầu cuối để truy cập Internet hiện nay không phải là vấn đề ông băn khoăn, mà chính là vấn đề nội dung cho người sử dụng.
“Hiện nay có rất ít nội dung trên nền Internet, do đó không thu hút được người dân nông thôn tham gia. Vậy, đưa máy tính về nông thôn để làm gì?" ông Long đặt câu hỏi.
Các chuyên gia cũng cho rằng, thời gian qua sự bùng nổ về dịch vụ nội dung trên Internet chính là các dịch vụ giải trí, game online... Còn các nội dung thiết thực cho cuộc sống người dân như đào tạo từ xa, đưa giáo trình lên mạng, khám bệnh từ xa… thì gần như chưa phát triển.
Bởi vậy, để phát triển từ 30 triệu lên đến 50 triệu người sử dụng, thì ngoài việc phát triển thiết bị, điều kiện tiếp cận thì cần phải chú trọng đặc biệt đến nội dung, dịch vụ cung cấp trên Internet.
Có một thực tế, trình độ tiếng nước ngoài của người Việt – đặc biệt là nông dân còn rất hạn chế. Bởi vậy, những nội dung bằng tiếng Việt là cực kỳ quan trọng trong việc phát triển Internet.
Ông Nguyễn Công Toàn, Giám đốc Trung tâm phát triển hạ tầng miền Bắc của FPT Telecom khẳng định, chiến lược phát triển mở rộng vùng phủ của các doanh nghiệp viễn thông (FPT, Viettel, VNPT) là tương đối kín. Thế nhưng, phần nội dung lại tương đối hổng, mạnh ai lấy làm.
Về phía cơ quan quản lý, ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, giống điện thoại di động, thấy lợi ích thiết thực thì nông dân sẽ dùng.
Ông Tân cũng kiến nghị, phải làm thế nào để qua Internet có thêm tiền cho hộ gia đình mới là quan trọng. Và ông đưa ra một biện pháp là nên Việt hóa nội dung thông tin càng nhiều càng tốt. Ví dụ báo điện tử được nhiều người truy cập, nhưng với người dân nông thôn vẫn xa vời vì gõ tên miền tiếng Anh thường bị sai. Bởi thế, nên phát triển tên miền tiếng Việt để người dân thấy sự thân thuộc như giángô.vn, kỹthuậtchănbò.vn, chữarắncắn.vn…
Cần “áp” định mức cho nhà cung cấp dịch vụ
Thực tế cũng cho thấy, trong thống kê người dùng của các nhà cung cấp dịch vụ cũng không nhắc đến có bao nhiêu thuê bao ở nông thôn, thành thị. Bởi thế, các chuyên gia cho rằng, cơ quan quản lý cần “áp” một tỷ lệ nào đó với nhà cung cấp dịch vụ. Nghĩa là, trong một năm đăng ký phát triển bao nhiêu thuê bao, thì tỷ lệ về nông thôn, vùng sâu, vùng xa là thế nào…
Có “áp” như vậy, thì các doanh nghiệp sẽ phải mạnh tay hơn trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch đưa Internet về nông thôn, tránh việc chỉ chăm chăm phát triển thuê bao ở “những mảnh đất màu mỡ.”
Ông Trần Minh Tân cho rằng, có nhiều yếu tố quyết định việc nông dân dùng Internet. Trong đó có đường truyền, thiết bị đầu cuối.
Vấn đề đưa chỉ tiêu phát triển phần trăm khách hàng ở nông thôn cũng là một trong những hướng tốt. Song theo ông Tân, nội dung mới chính là yếu tố quyết định thu hút nông dân sử dụng Internet.
Chủ tịch VIA, ông Vũ Hoàng Liên thì nói, để phát triển Internet về vùng sâu, vùng xa thì có nhiều việc cần phải làm cùng lúc. Rõ ràng là người dân nông thôn thiếu nội dung hấp dẫn họ trên Internet, nhưng đó là nội dung gì?
Ông Liên cho rằng, cần một khảo sát xem nhu cầu của người nông dân để từ đó xây dựng nội dung phù hợp. "Sau khi cho họ ăn cái họ thích rồi mới hướng dẫn họ ăn thứ mình cho là tốt với họ."
Ngoài ra, chúng ta cũng cần nghĩ tới chuyện làm sao để có được cộng đồng Internet lành mạnh, tác động lại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Ông Trần Minh Tân cho hay, với vai trò quản lý nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông có thể nắm bắt ý tưởng này. Từ đó, trong kế hoạch xây dựng các cuộc điều tra hàng năm có thể lưu ý để triển khai lồng ghép để có kết quả cập nhật./.
Đó cũng chính là nội dung chính trong tọa đàm "Tương lai Internet Việt Nam" do Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) phối hợp cùng Câu lạc bộ Nhà báo công nghệ thông tin tổ chức nhân Ngày Internet Việt Nam 1/12, với sự tài trợ của VinaPhone, Viettel, VASC, VDC Net2E.
Nội dung: Nghèo nàn
Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam là một trong những quốc gia có hạ tầng mạnh trong khu vực. Thống kê toàn quốc hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet, nghe-nhìn năm 2010 cho thấy, khá nhiều tỉnh đạt 100% về truyền dẫn cáp quang, cáp đồng, tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng đến cấp xã.
Ông Nguyễn Long, Phó Chủ tịch VIA cho hay, hiện có khoảng 30 triệu người Việt sử dụng Internet trên tổng số gần 90 triệu dân. Thế nhưng, đa phần thuê bao lại tập trung ở thành phố.
Hiện, chúng ta đã có một số chương trình đưa máy tính, Internet gần như miễn phí về nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Thế nhưng, hiệu quả có vẻ chưa mấy khả quan.
Vị Phó chủ tịch VIA cũng nói, về hạ tầng và thiết bị đầu cuối để truy cập Internet hiện nay không phải là vấn đề ông băn khoăn, mà chính là vấn đề nội dung cho người sử dụng.
“Hiện nay có rất ít nội dung trên nền Internet, do đó không thu hút được người dân nông thôn tham gia. Vậy, đưa máy tính về nông thôn để làm gì?" ông Long đặt câu hỏi.
Các chuyên gia cũng cho rằng, thời gian qua sự bùng nổ về dịch vụ nội dung trên Internet chính là các dịch vụ giải trí, game online... Còn các nội dung thiết thực cho cuộc sống người dân như đào tạo từ xa, đưa giáo trình lên mạng, khám bệnh từ xa… thì gần như chưa phát triển.
Bởi vậy, để phát triển từ 30 triệu lên đến 50 triệu người sử dụng, thì ngoài việc phát triển thiết bị, điều kiện tiếp cận thì cần phải chú trọng đặc biệt đến nội dung, dịch vụ cung cấp trên Internet.
Có một thực tế, trình độ tiếng nước ngoài của người Việt – đặc biệt là nông dân còn rất hạn chế. Bởi vậy, những nội dung bằng tiếng Việt là cực kỳ quan trọng trong việc phát triển Internet.
Ông Nguyễn Công Toàn, Giám đốc Trung tâm phát triển hạ tầng miền Bắc của FPT Telecom khẳng định, chiến lược phát triển mở rộng vùng phủ của các doanh nghiệp viễn thông (FPT, Viettel, VNPT) là tương đối kín. Thế nhưng, phần nội dung lại tương đối hổng, mạnh ai lấy làm.
Về phía cơ quan quản lý, ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, giống điện thoại di động, thấy lợi ích thiết thực thì nông dân sẽ dùng.
Ông Tân cũng kiến nghị, phải làm thế nào để qua Internet có thêm tiền cho hộ gia đình mới là quan trọng. Và ông đưa ra một biện pháp là nên Việt hóa nội dung thông tin càng nhiều càng tốt. Ví dụ báo điện tử được nhiều người truy cập, nhưng với người dân nông thôn vẫn xa vời vì gõ tên miền tiếng Anh thường bị sai. Bởi thế, nên phát triển tên miền tiếng Việt để người dân thấy sự thân thuộc như giángô.vn, kỹthuậtchănbò.vn, chữarắncắn.vn…
Cần “áp” định mức cho nhà cung cấp dịch vụ
Thực tế cũng cho thấy, trong thống kê người dùng của các nhà cung cấp dịch vụ cũng không nhắc đến có bao nhiêu thuê bao ở nông thôn, thành thị. Bởi thế, các chuyên gia cho rằng, cơ quan quản lý cần “áp” một tỷ lệ nào đó với nhà cung cấp dịch vụ. Nghĩa là, trong một năm đăng ký phát triển bao nhiêu thuê bao, thì tỷ lệ về nông thôn, vùng sâu, vùng xa là thế nào…
Có “áp” như vậy, thì các doanh nghiệp sẽ phải mạnh tay hơn trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch đưa Internet về nông thôn, tránh việc chỉ chăm chăm phát triển thuê bao ở “những mảnh đất màu mỡ.”
Ông Trần Minh Tân cho rằng, có nhiều yếu tố quyết định việc nông dân dùng Internet. Trong đó có đường truyền, thiết bị đầu cuối.
Vấn đề đưa chỉ tiêu phát triển phần trăm khách hàng ở nông thôn cũng là một trong những hướng tốt. Song theo ông Tân, nội dung mới chính là yếu tố quyết định thu hút nông dân sử dụng Internet.
Chủ tịch VIA, ông Vũ Hoàng Liên thì nói, để phát triển Internet về vùng sâu, vùng xa thì có nhiều việc cần phải làm cùng lúc. Rõ ràng là người dân nông thôn thiếu nội dung hấp dẫn họ trên Internet, nhưng đó là nội dung gì?
Ông Liên cho rằng, cần một khảo sát xem nhu cầu của người nông dân để từ đó xây dựng nội dung phù hợp. "Sau khi cho họ ăn cái họ thích rồi mới hướng dẫn họ ăn thứ mình cho là tốt với họ."
Ngoài ra, chúng ta cũng cần nghĩ tới chuyện làm sao để có được cộng đồng Internet lành mạnh, tác động lại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Ông Trần Minh Tân cho hay, với vai trò quản lý nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông có thể nắm bắt ý tưởng này. Từ đó, trong kế hoạch xây dựng các cuộc điều tra hàng năm có thể lưu ý để triển khai lồng ghép để có kết quả cập nhật./.
Trung Hiền (Vietnam+)