Ngày 18/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An IX nhiệm kỳ 2010-2015 đã khai mạc với sự tham dự của có 350 đại biểu đại diện cho hơn 30.000 đang viên trong tỉnh.
Ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dự và chỉ đạo đại hội.
Ông Mai Văn Chí, ủy viên dự khuyến Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bi thư Tỉnh ủy Long An trình bày báo cáo chính trị của Ban chấp hành khóa VIII, đánh giá nền kinh tế tỉnh tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, tạo tiền đề chuyển đổi cơ câu kinh tế theo định hướng công nghiệp, thương mại-dịch vụ và nông nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn 2006-2010 đạt 11,8% (chỉ tiêu 13,5-14%). GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 23,2 triệu đồng (tăng 14,9 triệu đồng so với năm 2005). Sản lượng lương thực đạt 2,05 triệu tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 28,2%/năm.
Đặc biệt là bốn chương trình trọng điểm của Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII đề ra đã khởi sắc rõ nét như Chương trình dân sinh vùng lũ đến nay 2010 đã thu hút hơn 13.000 hộ sống trong vùng ngập lũ vào cụm tuyến dân cư vượt lũ ổn định cuộc sống, khai thác lũ về hàng năm mưu sinh cải thiện cuộc sống.
Chương trình phát huy mọi nguồn lực đầu tư vùng kinh tế trọng điểm đã huy đồng nhiều nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng-kỹ thuật và đã tạo động lực tăng trưởng kinh tế của vùng và đã thu hút 96% vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước trên địa bàn tỉnh và gần 250 dự án đầu tư nước ngoài. Chương trình đào tạo và phát huy nguồn nhân lực với phần đông cán bộ, công chức, cán bộ khoa học-kỹ thuật và người lao động được qua đào tạo.
Chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống chỉ còn 1,87%, không còn xã nghèo, tạo công ăn việc làm cho 320.000 lao động, xuất khẩu 2.599 lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Phát biểu tại Đại hội, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã biểu dương Đảng bộ và nhân dân Long An trong bối cảnh còn nhiều khó khăn đã đoàn kết thống nhất thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, trong đó tốc độ tăng GDP bình quân đạt 11,8% là khá cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa.
Thu nhập bình quân đầu người tăng 2,8 lần so với năm 2005, không còn xã nghèo, cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát. Hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn gắn với việc tổ chức thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.”
Bên cạnh đó, tỉnh Long An vẫn còn một số mặt hạn chế như mức thu ngân sách chưa đủ chi, trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng khá cao, công nghiệp phát triển nhanh nhưng còn nhỏ, lẻ, chủ yếu gia công, dịch vụ chậm phát triển và đang có xu hương giảm.
Công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch chưa theo yêu cầu, kết cấu hạ tần kinh tế-xã hội nhìn chung còn yếu kém nhất là vùng Đồng Tháp Mười.
Ông Lê Thanh Hải nhấn mạnh, các đại biểu dự Đại hội lần này cần tập trung thảo luận làm sáng tỏ: tỉnh Long An là tỉnh có biên giới, cửa khẩu, có cảng và tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường lớn, Đảng bộ tỉnh đưa ra chỉ tiêu phấn đấu thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13,5-14%/năm, thu nhập bình quân đầu người 50 triệu đồng; 20% số xã đạo tiêu chí nông thôn mới…
Do đó, tỉnh cần chú trọng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, giảm tỷ trọng nông nghiệp nhưng phải giữ được sản lượng để đảm bảo an toàn lương thực, tập trung khai thác thế mạnh sẵn có phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu, trong đó chú ý đến thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, thị trường nước bạn.
Tỉnh cần có giải pháp đồng bộ, nhất là cơ chế thông thoáng nhằm huy động đầu tư lấp đầy vào 23 khu công nghiệp và 43 cụm công nghiệp. Trong phát triển công nghiệp-xây dựng chú trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao. Cùng với phát triển công nghiệp, phải chú trọng tăng nhanh tỷ trọng thương mại-dịch vụ trong cơ cấu tổng sản phẩm nội địa.
Trước mắt ưu tiến phát triển và hiện đại hóa các dịch vụ tài chính, ngân hàng, vận tải, thương mại. Về văn hóa-xã hội phải đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển nguồn lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới; quan tâm cũng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tư an toàn xã hội.
Cần chú trọng đẩy manh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tội phạm, tệ nạn xã hội. Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch vững mạnh đủ sức thực hiện thắng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của tỉnh lần thứ IX nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra.
Đại hội tiếp tục làm việc đến ngày 20/10./.
Ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dự và chỉ đạo đại hội.
Ông Mai Văn Chí, ủy viên dự khuyến Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bi thư Tỉnh ủy Long An trình bày báo cáo chính trị của Ban chấp hành khóa VIII, đánh giá nền kinh tế tỉnh tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, tạo tiền đề chuyển đổi cơ câu kinh tế theo định hướng công nghiệp, thương mại-dịch vụ và nông nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn 2006-2010 đạt 11,8% (chỉ tiêu 13,5-14%). GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 23,2 triệu đồng (tăng 14,9 triệu đồng so với năm 2005). Sản lượng lương thực đạt 2,05 triệu tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 28,2%/năm.
Đặc biệt là bốn chương trình trọng điểm của Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII đề ra đã khởi sắc rõ nét như Chương trình dân sinh vùng lũ đến nay 2010 đã thu hút hơn 13.000 hộ sống trong vùng ngập lũ vào cụm tuyến dân cư vượt lũ ổn định cuộc sống, khai thác lũ về hàng năm mưu sinh cải thiện cuộc sống.
Chương trình phát huy mọi nguồn lực đầu tư vùng kinh tế trọng điểm đã huy đồng nhiều nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng-kỹ thuật và đã tạo động lực tăng trưởng kinh tế của vùng và đã thu hút 96% vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước trên địa bàn tỉnh và gần 250 dự án đầu tư nước ngoài. Chương trình đào tạo và phát huy nguồn nhân lực với phần đông cán bộ, công chức, cán bộ khoa học-kỹ thuật và người lao động được qua đào tạo.
Chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống chỉ còn 1,87%, không còn xã nghèo, tạo công ăn việc làm cho 320.000 lao động, xuất khẩu 2.599 lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Phát biểu tại Đại hội, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã biểu dương Đảng bộ và nhân dân Long An trong bối cảnh còn nhiều khó khăn đã đoàn kết thống nhất thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, trong đó tốc độ tăng GDP bình quân đạt 11,8% là khá cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa.
Thu nhập bình quân đầu người tăng 2,8 lần so với năm 2005, không còn xã nghèo, cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát. Hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn gắn với việc tổ chức thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.”
Bên cạnh đó, tỉnh Long An vẫn còn một số mặt hạn chế như mức thu ngân sách chưa đủ chi, trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng khá cao, công nghiệp phát triển nhanh nhưng còn nhỏ, lẻ, chủ yếu gia công, dịch vụ chậm phát triển và đang có xu hương giảm.
Công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch chưa theo yêu cầu, kết cấu hạ tần kinh tế-xã hội nhìn chung còn yếu kém nhất là vùng Đồng Tháp Mười.
Ông Lê Thanh Hải nhấn mạnh, các đại biểu dự Đại hội lần này cần tập trung thảo luận làm sáng tỏ: tỉnh Long An là tỉnh có biên giới, cửa khẩu, có cảng và tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường lớn, Đảng bộ tỉnh đưa ra chỉ tiêu phấn đấu thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13,5-14%/năm, thu nhập bình quân đầu người 50 triệu đồng; 20% số xã đạo tiêu chí nông thôn mới…
Do đó, tỉnh cần chú trọng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, giảm tỷ trọng nông nghiệp nhưng phải giữ được sản lượng để đảm bảo an toàn lương thực, tập trung khai thác thế mạnh sẵn có phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu, trong đó chú ý đến thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, thị trường nước bạn.
Tỉnh cần có giải pháp đồng bộ, nhất là cơ chế thông thoáng nhằm huy động đầu tư lấp đầy vào 23 khu công nghiệp và 43 cụm công nghiệp. Trong phát triển công nghiệp-xây dựng chú trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao. Cùng với phát triển công nghiệp, phải chú trọng tăng nhanh tỷ trọng thương mại-dịch vụ trong cơ cấu tổng sản phẩm nội địa.
Trước mắt ưu tiến phát triển và hiện đại hóa các dịch vụ tài chính, ngân hàng, vận tải, thương mại. Về văn hóa-xã hội phải đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển nguồn lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới; quan tâm cũng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tư an toàn xã hội.
Cần chú trọng đẩy manh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tội phạm, tệ nạn xã hội. Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch vững mạnh đủ sức thực hiện thắng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của tỉnh lần thứ IX nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra.
Đại hội tiếp tục làm việc đến ngày 20/10./.
Thanh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)