Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích Cổ Loa, hướng tới xây dựng và tôn vinh Khu di tích Thành Cổ Loa trở thành Công viên Lịch sử-Sinh thái-Nhân văn của Thủ đô Hà Nội.
Đó là mục tiêu tại Quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Thành Cổ Loa (tỷ lệ 1/2000) mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Khu di tích Thành Cổ Loa mang tính chất là khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia và sẽ là một trong những công viên chính của Hà Nội, trung tâm du lịch văn hóa-lịch sử có nhiều nét đặc trưng văn hóa.
Phạm vi quy hoạch thuộc các khu vực liên quan đến Khu di tích Thành Cổ Loa và phụ cận, trên địa bàn các xã Cổ Loa, Dục Tú, Việt Hùng, Uy Nỗ, huyện Đông Anh.
Đối với quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu vực di tích Thành Cổ Loa được nghiên cứu qua các nội dung: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng tổng hợp, về lịch sử hình thành và phát triển qua các thời kỳ; nhận diện các giá trị nổi trội của Khu di tích Thành Cổ Loa trong hệ thống di tích quốc gia.
Định hướng quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích sẽ đề xuất giải pháp bảo tồn cấu trúc di sản vật thể khu di tích; xác định danh mục, ranh giới bảo vệ quần thể di tích Thành Cổ Loa gồm ba vòng thành lũy (Thành Nội, Thành Trung và Thành Ngoại), cổng thành, đình, đền, miếu và các di chỉ khác.
Định hướng tổ chức không gian và thiết kế đô thị sẽ đề xuất các giải pháp khai thác không gian di tích phát triển du lịch và đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan nhằm nâng cao chất lượng sống khu dân cư.
Đối với đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Thành Cổ Loa sẽ đánh giá hiện trạng trong quy hoạch phân khu; xây dựng kế hoạch tổng thể đầu tư xây dựng và bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích; xây dựng tổng thể cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện./.
Đó là mục tiêu tại Quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Thành Cổ Loa (tỷ lệ 1/2000) mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Khu di tích Thành Cổ Loa mang tính chất là khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia và sẽ là một trong những công viên chính của Hà Nội, trung tâm du lịch văn hóa-lịch sử có nhiều nét đặc trưng văn hóa.
Phạm vi quy hoạch thuộc các khu vực liên quan đến Khu di tích Thành Cổ Loa và phụ cận, trên địa bàn các xã Cổ Loa, Dục Tú, Việt Hùng, Uy Nỗ, huyện Đông Anh.
Đối với quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu vực di tích Thành Cổ Loa được nghiên cứu qua các nội dung: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng tổng hợp, về lịch sử hình thành và phát triển qua các thời kỳ; nhận diện các giá trị nổi trội của Khu di tích Thành Cổ Loa trong hệ thống di tích quốc gia.
Định hướng quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích sẽ đề xuất giải pháp bảo tồn cấu trúc di sản vật thể khu di tích; xác định danh mục, ranh giới bảo vệ quần thể di tích Thành Cổ Loa gồm ba vòng thành lũy (Thành Nội, Thành Trung và Thành Ngoại), cổng thành, đình, đền, miếu và các di chỉ khác.
Định hướng tổ chức không gian và thiết kế đô thị sẽ đề xuất các giải pháp khai thác không gian di tích phát triển du lịch và đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan nhằm nâng cao chất lượng sống khu dân cư.
Đối với đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Thành Cổ Loa sẽ đánh giá hiện trạng trong quy hoạch phân khu; xây dựng kế hoạch tổng thể đầu tư xây dựng và bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích; xây dựng tổng thể cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)