Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đều hy vọng về một Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa hai bờ Đại Tây dDương. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đang có những quan điểm trái chiều về triển vọng FTA giữa hai nền kinh tế có tầm quan trọng bậc nhất thế giới này.
Trang mạng EconomicWatch đã giới thiệu bài viết “FTA xuyên Đại Tây Dương có thành hiện thực?” của tác giả Mohamed A.El-Erian, Giám đốc điều hành Quỹ quản lý đầu tư toàn cầu (PIMCO), chuyên gia kỳ cựu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong đó tập trung phân tích những thách thức không dễ vượt qua của tiến trình đàm phán FTA xuyên Đại Tây dương.
Đề nghị đàm phán FTA xuyên Đại Tây Dương được Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo trong bài diễn văn thường niên về tình trạng liên bang ngày 17-2/2013. Chính quyền Obama coi đây là một phần trong giải pháp tổng thể nhằm tạo ra "việc làm với mức lương tốt” cho người lao động Mỹ.
Đề nghị táo bạo của ông Obama được EU ngay lập tức đón nhận với thái độ rất nhiệt tình. Chỉ sau vài giờ điện đàm, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy đồng thanh cho biết đề nghị này là một bước "đột phá" trong quan hệ kinh tế giữ hai bờ Đại Tây dương, bởi hiệp định này có thể giúp kinh tế châu Âu tăng trưởng thêm 0,5%.
EU đã nhanh chóng tuyên bố kế hoạch đàm phán với Mỹ. Tuy nhiên, sự phối hợp của hai bên trong vấn đề này không gây nhiều sự chú ý từ giới truyền thông.
Một hiệp định liên quan đến hai khu vực kinh tế lớn bậc nhất thế giới, tác động đến kinh tế khu vực và toàn cầu nếu được thông qua có thể làm thay đổi bản chất nền thương mại toàn cầu, nhưng các nhà hoạch định chính sách lại chỉ mất một vài tuần để đưa ra quyết định.
Theo tác giả, có một số lý do khiến giới hoạch định chính sách kinh tế hai khu vực sẽ gặp khó khăn trong tiến trình đàm phán các vấn đề hợp tác xuyên Đại Tây Dương.
Thứ nhất, FTA thường hứa hẹn mang lại lợi ích lớn nhất trong trường hợp một nền kinh tế có thể kết nối được với nền kinh tế khác có đặc trưng bởi mức thuế cao, trao đổi thương mại thấp cũng như sự chồng chéo trong phân phối do mô hình sản xuất lạc hậu.
Tuy nhiên, Mỹ và EU không nằm trong trường hợp này. Mức thuế trung bình hiện nay chỉ có 3%. EU chiếm gần 20% nhập khẩu của Mỹ trong khi Mỹ chiếm 11% nhập khẩu của EU.
Trong khi đó, khi nói đến hiệp định này người ta chỉ quan tâm đến lợi thế về khả năng phân phối, chính sách đầu tư tương đồng, loại bỏ các rào cản phi thuế quan. Ngành công nghiệp không gian, công nghiệp sản xuất tự động, công nghệ sinh học, mỹ phẩm, dược phẩm là những ngành được hưởng lợi từ các thỏa thuận thương mại ngoài lĩnh vực nông nghiệp và chế biến thực phẩm, đặc biệt là ở châu Âu.
Nguyên nhân thứ hai khiến mối quan tâm đến FTA xuyên Đại Tây Dương không cao khi xem xét nó dưới góc nhìn rộng hơn. Một dòng chảy vô tận trong "vở kịch chính trị ngắn hạn" sẽ làm cho cả châu Âu và Mỹ cực kỳ khó khăn để tập trung sáng kiến mang tính cơ cấu và thế tục về dài hạn.
Tại châu Âu, thảo luận trên diện rộng đã làm giảm giá trị kết quả bầu cử tại Italy, dấu hiệu mới nhất phản ánh sự thất vọng của người dân EU đối với các đảng phái chính trị.
Với quan điểm này, đàm phán FTA với Mỹ sẽ khiến châu Âu trở nên khó khăn hơn để theo đuổi các mục tiêu chính sách dài hạn, trong khi nó sẽ làm phát sinh thêm những bất ổn trong tiến trình hội nhập kinh tế và tài chính.
Tại Mỹ, sự gián đoạn có thể thấy qua “vở kịch ngắn” khác về tài chính. Quốc hội đã làm rối loạn chức năng của mình khi một lần nữa cắt giảm ngân sách liên bang – động thái đi ngược lại chính sách tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, giảm bất bình đẳng xã hội.
Kết hợp hai vấn đề này lại sẽ xuất hiện một rào cản đối với quá trình đàm phán FTA giữa EU và Mỹ, dù tham vọng hoàn thành hiệp định này trong khoảng thời gian hai năm không phải là hoàn toàn không thực tế.
Bên cạnh đó, FTA xuyên Đại Tây Dương sẽ gây ra mối quan ngại cho các cuộc đối thoại chính sách toàn cầu giữa các quốc gia nghèo trên thế giới, mặc dù hầu hết tại các cuộc thảo luận người ta đề cập tới thách thức toàn cầu cùng với thái độ vui vẻ về sự chia sẻ trách nhiệm.
Hội nghị G20 kết thúc hồi tháng trước chỉ cho thấy đây là một hội nghị thượng đỉnh tốn kém tiền bạc, trong khi nội dung rất nghèo nàn. Thay vì đưa ra chất xúc tác phối hợp chính sách, G20 đã vô tình khuyến khích tính tự mãn giữa các quốc gia.
Tác giả cho rằng cả ba lý do trên đều rất đáng tiếc, góp phần cho thấy phương Tây không có khả năng thoát ra khỏi tư duy ngắn hạn để phản ứng với các rủi ro, cũng như các cơ hội liên quan đến sự phát triển và quá trình tái cấu trúc toàn cầu.
Kỳ vọng thực sự của FTA xuyên Đại Tây Dương chứa đựng khả năng về một sự chuyển đổi thương mại toàn cầu, từ mạng lưới sản xuất đến cơ cấu các tổ chức đa phương vì lợi ích chung. Ở cấp độ chung nhất, nó sẽ được vận hành nhằm thay thế hệ thống thương mại hiện tại với bốn khối kinh tế có chức năng nghèo nàn là Trung Quốc, châu Âu, Mỹ và phần còn lại.
Trong ba khối đầu, để vận hành tốt hơn có lẽ chỉ cần hai khối Trung Quốc và EU/US. Một cấu trúc toàn cầu như vậy có khả năng khuyến khích sự điều chỉnh tốt hơn trong ngắn hạn để giảm bớt các rào cản thương mại, thiết lập các tiêu chuẩn thích hợp hơn và tăng cường hợp tác cùng có lợi. Nó sẽ tạo điều kiện phối hợp toàn cầu mạnh mẽ hơn dựa trên các quy tắc toàn diện, thúc đẩy các tổ chức đa phương cải cách nếu muốn duy trì được vị thế của mình.
Tác giả kết luận rằng FTA xuyên Đại Tây Dương là một bước tiến đầy tiềm năng, diễn ra vào thời điểm phương Tây đang bị cuốn vào khủng hoảng ngắn hạn cùng với chính sách trì trệ của mình.
Tuy nhiên, triển vọng thực hiện hiệp định này còn xa mới đáp ứng được kỳ vọng trước những thách thức hiện nay, trong đó nổi bật nhất là tư duy và cơ chế thực hiện đã lỗi thời của thế kỷ trước, chậm được khắc phục trước những cơ hội và thách thức trong thế kỷ 21./.
Trang mạng EconomicWatch đã giới thiệu bài viết “FTA xuyên Đại Tây Dương có thành hiện thực?” của tác giả Mohamed A.El-Erian, Giám đốc điều hành Quỹ quản lý đầu tư toàn cầu (PIMCO), chuyên gia kỳ cựu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong đó tập trung phân tích những thách thức không dễ vượt qua của tiến trình đàm phán FTA xuyên Đại Tây dương.
Đề nghị đàm phán FTA xuyên Đại Tây Dương được Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo trong bài diễn văn thường niên về tình trạng liên bang ngày 17-2/2013. Chính quyền Obama coi đây là một phần trong giải pháp tổng thể nhằm tạo ra "việc làm với mức lương tốt” cho người lao động Mỹ.
Đề nghị táo bạo của ông Obama được EU ngay lập tức đón nhận với thái độ rất nhiệt tình. Chỉ sau vài giờ điện đàm, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy đồng thanh cho biết đề nghị này là một bước "đột phá" trong quan hệ kinh tế giữ hai bờ Đại Tây dương, bởi hiệp định này có thể giúp kinh tế châu Âu tăng trưởng thêm 0,5%.
EU đã nhanh chóng tuyên bố kế hoạch đàm phán với Mỹ. Tuy nhiên, sự phối hợp của hai bên trong vấn đề này không gây nhiều sự chú ý từ giới truyền thông.
Một hiệp định liên quan đến hai khu vực kinh tế lớn bậc nhất thế giới, tác động đến kinh tế khu vực và toàn cầu nếu được thông qua có thể làm thay đổi bản chất nền thương mại toàn cầu, nhưng các nhà hoạch định chính sách lại chỉ mất một vài tuần để đưa ra quyết định.
Theo tác giả, có một số lý do khiến giới hoạch định chính sách kinh tế hai khu vực sẽ gặp khó khăn trong tiến trình đàm phán các vấn đề hợp tác xuyên Đại Tây Dương.
Thứ nhất, FTA thường hứa hẹn mang lại lợi ích lớn nhất trong trường hợp một nền kinh tế có thể kết nối được với nền kinh tế khác có đặc trưng bởi mức thuế cao, trao đổi thương mại thấp cũng như sự chồng chéo trong phân phối do mô hình sản xuất lạc hậu.
Tuy nhiên, Mỹ và EU không nằm trong trường hợp này. Mức thuế trung bình hiện nay chỉ có 3%. EU chiếm gần 20% nhập khẩu của Mỹ trong khi Mỹ chiếm 11% nhập khẩu của EU.
Trong khi đó, khi nói đến hiệp định này người ta chỉ quan tâm đến lợi thế về khả năng phân phối, chính sách đầu tư tương đồng, loại bỏ các rào cản phi thuế quan. Ngành công nghiệp không gian, công nghiệp sản xuất tự động, công nghệ sinh học, mỹ phẩm, dược phẩm là những ngành được hưởng lợi từ các thỏa thuận thương mại ngoài lĩnh vực nông nghiệp và chế biến thực phẩm, đặc biệt là ở châu Âu.
Nguyên nhân thứ hai khiến mối quan tâm đến FTA xuyên Đại Tây Dương không cao khi xem xét nó dưới góc nhìn rộng hơn. Một dòng chảy vô tận trong "vở kịch chính trị ngắn hạn" sẽ làm cho cả châu Âu và Mỹ cực kỳ khó khăn để tập trung sáng kiến mang tính cơ cấu và thế tục về dài hạn.
Tại châu Âu, thảo luận trên diện rộng đã làm giảm giá trị kết quả bầu cử tại Italy, dấu hiệu mới nhất phản ánh sự thất vọng của người dân EU đối với các đảng phái chính trị.
Với quan điểm này, đàm phán FTA với Mỹ sẽ khiến châu Âu trở nên khó khăn hơn để theo đuổi các mục tiêu chính sách dài hạn, trong khi nó sẽ làm phát sinh thêm những bất ổn trong tiến trình hội nhập kinh tế và tài chính.
Tại Mỹ, sự gián đoạn có thể thấy qua “vở kịch ngắn” khác về tài chính. Quốc hội đã làm rối loạn chức năng của mình khi một lần nữa cắt giảm ngân sách liên bang – động thái đi ngược lại chính sách tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, giảm bất bình đẳng xã hội.
Kết hợp hai vấn đề này lại sẽ xuất hiện một rào cản đối với quá trình đàm phán FTA giữa EU và Mỹ, dù tham vọng hoàn thành hiệp định này trong khoảng thời gian hai năm không phải là hoàn toàn không thực tế.
Bên cạnh đó, FTA xuyên Đại Tây Dương sẽ gây ra mối quan ngại cho các cuộc đối thoại chính sách toàn cầu giữa các quốc gia nghèo trên thế giới, mặc dù hầu hết tại các cuộc thảo luận người ta đề cập tới thách thức toàn cầu cùng với thái độ vui vẻ về sự chia sẻ trách nhiệm.
Hội nghị G20 kết thúc hồi tháng trước chỉ cho thấy đây là một hội nghị thượng đỉnh tốn kém tiền bạc, trong khi nội dung rất nghèo nàn. Thay vì đưa ra chất xúc tác phối hợp chính sách, G20 đã vô tình khuyến khích tính tự mãn giữa các quốc gia.
Tác giả cho rằng cả ba lý do trên đều rất đáng tiếc, góp phần cho thấy phương Tây không có khả năng thoát ra khỏi tư duy ngắn hạn để phản ứng với các rủi ro, cũng như các cơ hội liên quan đến sự phát triển và quá trình tái cấu trúc toàn cầu.
Kỳ vọng thực sự của FTA xuyên Đại Tây Dương chứa đựng khả năng về một sự chuyển đổi thương mại toàn cầu, từ mạng lưới sản xuất đến cơ cấu các tổ chức đa phương vì lợi ích chung. Ở cấp độ chung nhất, nó sẽ được vận hành nhằm thay thế hệ thống thương mại hiện tại với bốn khối kinh tế có chức năng nghèo nàn là Trung Quốc, châu Âu, Mỹ và phần còn lại.
Trong ba khối đầu, để vận hành tốt hơn có lẽ chỉ cần hai khối Trung Quốc và EU/US. Một cấu trúc toàn cầu như vậy có khả năng khuyến khích sự điều chỉnh tốt hơn trong ngắn hạn để giảm bớt các rào cản thương mại, thiết lập các tiêu chuẩn thích hợp hơn và tăng cường hợp tác cùng có lợi. Nó sẽ tạo điều kiện phối hợp toàn cầu mạnh mẽ hơn dựa trên các quy tắc toàn diện, thúc đẩy các tổ chức đa phương cải cách nếu muốn duy trì được vị thế của mình.
Tác giả kết luận rằng FTA xuyên Đại Tây Dương là một bước tiến đầy tiềm năng, diễn ra vào thời điểm phương Tây đang bị cuốn vào khủng hoảng ngắn hạn cùng với chính sách trì trệ của mình.
Tuy nhiên, triển vọng thực hiện hiệp định này còn xa mới đáp ứng được kỳ vọng trước những thách thức hiện nay, trong đó nổi bật nhất là tư duy và cơ chế thực hiện đã lỗi thời của thế kỷ trước, chậm được khắc phục trước những cơ hội và thách thức trong thế kỷ 21./.
Ngọc Hiệp/Jakarta (Vietnam+)