Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 11/4 đã nhất trí hai nước sẽ tìm “hành động thích hợp” tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nếu Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế.
Theo hãng tin Kyodo, ông Gemba và bà Clinton đã gặp nhau trước thềm hội nghị ngoại trưởng hàng năm của nhóm G-8 và yêu cầu Triều Tiên cân nhắc lại kế hoạch phóng cái mà họ gọi là vệ tinh quan sát lên khoảng không vũ trụ bằng tên lửa có 3 tầng. Triều Tiên khẳng định rằng kế hoạch này nhằm phục vụ mục đích hòa bình, trong khi Mỹ và Nhật Bản coi đây là vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa trá hình.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp với bà Clinton, ông Gemba nói rằng “cần có các nỗ lực đến phút chót” để ngăn chặn vụ phóng tên lửa, đồng thời Nhật Bản và Mỹ cần hợp tác chặt chẽ và nhất trí rằng cộng đồng quốc tế, trong đó có Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, sẽ có hành động thích hợp” nếu Triều Tiên phóng tên lửa. Trong khi đó, bà Clinton nói rằng “nếu Triều Tiên muốn có một tương lai hòa bình tốt hơn cho người dân của họ, họ cần không thực hiện bất cứ vụ phóng nào có thể trở thành mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh khu vực.”
Bà Clinton nói: “Chúng tôi chia sẻ sự quan tâm mạnh mẽ tới sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên và chúng tôi tin rằng sức mạnh và an ninh sẽ không đến từ các hành động khiêu khích, mà đến từ việc Bắc Triều Tiên thực hiện các cam kết và nghĩa vụ của họ.” Bà cho biết Mỹ và các nước đang thảo luận biện pháp đối phó tại Liên hợp quốc.
Tuy nhiên, cả ông Gemba và bà Clinton đều từ chối giải thích họ đang cân nhắc đến đâu để tăng sức ép với Triều Tiên, hoặc liệu họ có đang tìm kiếm một nghị quyết mới của Liên hợp quốc và cũng không giải thích rõ hành động “thích hợp” mà họ nói tới là gì.
Nhật Bản và Mỹ coi kế hoạch phóng vệ tinh của Triều Tiên là vi phạm nghị quyết 1874 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Nghị quyết này, được thông qua sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 2 năm 2009, đã cấm nước này không được tham gia vào bất cứ vụ thử hạt nhân nào và bất cứ vụ phóng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo nào.
Mỹ, một trong 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, hiện có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn tại tổ chức quốc tế này vì đang giữa chức chủ tịch luân phiên của hội đồng cho đến cuối tháng 4. Nhật Bản không phải là 1 trong số 10 thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an trong năm nay giống như khi nghị quyết 1874 được thông qua năm 2009.
Ông Gemba cũng nói rằng hội nghị Ngoại trưởng G-8 sẽ rất quan trọng và cần đưa ra thông điệp “mạnh mẽ” đối với Triều Tiên vì 4 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an tham gia cơ cấu G-8.
Hai ngoại trưởng Mỹ và Nhật Bản cho biết họ chủ yếu thảo luận vấn đề Triều Tiên trong cuộc hội đàm kéo dài 1 giờ, nhưng họ cũng đã dành thời gian thảo luận các vấn đề song phương như vấn đề di chuyển lính thủy đánh bộ Mỹ từ Okinawa tới Guam. Nhật Bản và Mỹ hiện đang xem xét lại kế hoạch thực hiện tái bố trí quân Mỹ ở Nhật Bản trong bối cảnh môi trường an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang thay đổi.
Ông Gemba cho biết hai nước sẽ nỗ lực hơn để đạt được hiệp định sớm giảm gánh nặng cho Okinawa, đồng thời duy trì được sức mạnh răn đe. Ông cho biết Tokyo và Washington tin rằng kết quả các cuộc đàm phán tái bố trí quân Mỹ ở Nhật Bản sẽ góp phần tăng cường khả năng của liên minh an ninh Nhật-Mỹ. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng kinh phí mà Nhật Bản chi trả cho việc di chuyển các lực lượng Mỹ tới Guam và các khu vực khác ở châu Á-Thái Bình Dương cần phải “hợp lý” và có thể giải thích được với người dân Nhật Bản. Trong khi đó, bà Clinton khẳng định Mỹ có “cam kết không thay đổi” đối với an ninh của Nhật Bản.
Cuộc hội đàm của ông Gemba với bà Clinton cũng nhằm đặt nền móng cho chuyến thăm Mỹ chính thức của Thủ tướng Yoshihiko Noda có thể diễn ra trong “những ngày nghỉ tuần lễ vàng” bắt đầu từ cuối tháng 4. Khi đó, Thủ tướng Noda và Tổng thống Mỹ Obama sẽ thỏa thuận về một số điểm cụ thể của kế hoạch di chuyển quân Mỹ. Ông Gemba nói rằng phương hướng của liên minh Nhật-Mỹ trong nhiều tháng và nhiều năm tới sẽ được quyết định trong chuyến thăm Mỹ sắp tới của ông Noda./.
Theo hãng tin Kyodo, ông Gemba và bà Clinton đã gặp nhau trước thềm hội nghị ngoại trưởng hàng năm của nhóm G-8 và yêu cầu Triều Tiên cân nhắc lại kế hoạch phóng cái mà họ gọi là vệ tinh quan sát lên khoảng không vũ trụ bằng tên lửa có 3 tầng. Triều Tiên khẳng định rằng kế hoạch này nhằm phục vụ mục đích hòa bình, trong khi Mỹ và Nhật Bản coi đây là vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa trá hình.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp với bà Clinton, ông Gemba nói rằng “cần có các nỗ lực đến phút chót” để ngăn chặn vụ phóng tên lửa, đồng thời Nhật Bản và Mỹ cần hợp tác chặt chẽ và nhất trí rằng cộng đồng quốc tế, trong đó có Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, sẽ có hành động thích hợp” nếu Triều Tiên phóng tên lửa. Trong khi đó, bà Clinton nói rằng “nếu Triều Tiên muốn có một tương lai hòa bình tốt hơn cho người dân của họ, họ cần không thực hiện bất cứ vụ phóng nào có thể trở thành mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh khu vực.”
Bà Clinton nói: “Chúng tôi chia sẻ sự quan tâm mạnh mẽ tới sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên và chúng tôi tin rằng sức mạnh và an ninh sẽ không đến từ các hành động khiêu khích, mà đến từ việc Bắc Triều Tiên thực hiện các cam kết và nghĩa vụ của họ.” Bà cho biết Mỹ và các nước đang thảo luận biện pháp đối phó tại Liên hợp quốc.
Tuy nhiên, cả ông Gemba và bà Clinton đều từ chối giải thích họ đang cân nhắc đến đâu để tăng sức ép với Triều Tiên, hoặc liệu họ có đang tìm kiếm một nghị quyết mới của Liên hợp quốc và cũng không giải thích rõ hành động “thích hợp” mà họ nói tới là gì.
Nhật Bản và Mỹ coi kế hoạch phóng vệ tinh của Triều Tiên là vi phạm nghị quyết 1874 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Nghị quyết này, được thông qua sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 2 năm 2009, đã cấm nước này không được tham gia vào bất cứ vụ thử hạt nhân nào và bất cứ vụ phóng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo nào.
Mỹ, một trong 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, hiện có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn tại tổ chức quốc tế này vì đang giữa chức chủ tịch luân phiên của hội đồng cho đến cuối tháng 4. Nhật Bản không phải là 1 trong số 10 thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an trong năm nay giống như khi nghị quyết 1874 được thông qua năm 2009.
Ông Gemba cũng nói rằng hội nghị Ngoại trưởng G-8 sẽ rất quan trọng và cần đưa ra thông điệp “mạnh mẽ” đối với Triều Tiên vì 4 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an tham gia cơ cấu G-8.
Hai ngoại trưởng Mỹ và Nhật Bản cho biết họ chủ yếu thảo luận vấn đề Triều Tiên trong cuộc hội đàm kéo dài 1 giờ, nhưng họ cũng đã dành thời gian thảo luận các vấn đề song phương như vấn đề di chuyển lính thủy đánh bộ Mỹ từ Okinawa tới Guam. Nhật Bản và Mỹ hiện đang xem xét lại kế hoạch thực hiện tái bố trí quân Mỹ ở Nhật Bản trong bối cảnh môi trường an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang thay đổi.
Ông Gemba cho biết hai nước sẽ nỗ lực hơn để đạt được hiệp định sớm giảm gánh nặng cho Okinawa, đồng thời duy trì được sức mạnh răn đe. Ông cho biết Tokyo và Washington tin rằng kết quả các cuộc đàm phán tái bố trí quân Mỹ ở Nhật Bản sẽ góp phần tăng cường khả năng của liên minh an ninh Nhật-Mỹ. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng kinh phí mà Nhật Bản chi trả cho việc di chuyển các lực lượng Mỹ tới Guam và các khu vực khác ở châu Á-Thái Bình Dương cần phải “hợp lý” và có thể giải thích được với người dân Nhật Bản. Trong khi đó, bà Clinton khẳng định Mỹ có “cam kết không thay đổi” đối với an ninh của Nhật Bản.
Cuộc hội đàm của ông Gemba với bà Clinton cũng nhằm đặt nền móng cho chuyến thăm Mỹ chính thức của Thủ tướng Yoshihiko Noda có thể diễn ra trong “những ngày nghỉ tuần lễ vàng” bắt đầu từ cuối tháng 4. Khi đó, Thủ tướng Noda và Tổng thống Mỹ Obama sẽ thỏa thuận về một số điểm cụ thể của kế hoạch di chuyển quân Mỹ. Ông Gemba nói rằng phương hướng của liên minh Nhật-Mỹ trong nhiều tháng và nhiều năm tới sẽ được quyết định trong chuyến thăm Mỹ sắp tới của ông Noda./.
M.Sơn (Vietnam+)