Những nẻo đường in đậm dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đức

Chuyến thăm của Bác tới Đức 63 năm trước không những là nền móng cho quan hệ tốt đẹp giữa Đức và Việt Nam ngày nay mà còn là niềm tự hào, xúc động của biết bao thế hệ người Việt.
Những nẻo đường in đậm dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đức

Mùa Thu năm 1957, Bác Hồ có chuyến thăm cấp nhà nước trong hơn 1 tuần (25/7-1/8) tới Cộng hòa Dân chủ Đức theo lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Đức Wilhelm Pieck.

Chuyến thăm góp phần tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với Cộng hòa Dân chủ Đức (Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay), song với nhiều người Việt đã hoặc đang sinh sống, học tập và làm việc tại Đức, sẽ rất xúc động khi có mặt ở những nơi Bác đã in dấu chân qua, nhất là vào dịp kỷ niệm ngày sinh của Người.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng Thông tấn Cộng hòa Dân chủ Đức (ADN) trước thềm chuyến thăm tới Đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Đức cùng một loạt nước anh em gồm Triều Tiên, Tiệp Khắc, Ba Lan, Nam Tư, Hungary, Albania, Bulgaria và Romania là nhằm củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với các quốc gia anh em, cũng như thúc đẩy sự hợp tác giữa các đảng anh em.

Những nẻo đường in đậm dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đức ảnh 1Chủ tịch Hồ Chí Minh ôm hôn Chủ tịch Wilhelm Pieck nhân chuyến thăm của Người tới Cộng hòa Dân chủ Đức, ngày 25/7/1957. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Về quan hệ giữa Cộng hòa Dân chủ Đức và Việt Nam, Bác đánh giá quan hệ song phương phát triển rất thuận lợi và thành công. Ngay sau khi tái lập hòa bình ở Việt Nam, hai nước đã trao đổi các cơ quan ngoại giao.

Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức đã hỗ trợ nhiều cho Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật và quan hệ giữa hai nước được xây dựng dựa trên nguyên tắc của Chủ nghĩa Marx-Lenin, nguyên tắc bình đẳng, tương trợ lẫn nhau và tình anh em.

Bác nhấn mạnh chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Đức lần này là nhằm củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

[Những lời dạy của Bác Hồ còn nguyên giá trị đối với cách mạng Lào]

Sau khi chuyến bay chở Bác hạ cánh xuống sân bay Schönefeld ở Berlin lúc 11 giờ 30 ngày 25/7/1957, Bác cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự rất nhiều hoạt động, trong đó có những cuộc tiếp xúc gần gũi, đi thăm nhân dân, chiến sỹ và người lao động của Cộng hòa Dân chủ Đức.

Thông cáo về chuyến thăm cho biết, trong thời gian lưu trú tại Cộng hòa Dân chủ Đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Chủ tịch Wilhelm Pieck và Chủ tịch Quốc hội Johannes Dieckmann tiếp đón.

Trong lời phát biểu chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Quốc hội Dieckmann khẳng định chuyến thăm của Người là cao điểm trong sự phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước, và rằng dù cách xa nhau hàng nghìn kilômét, song hai nước vẫn cảm thấy hết sức gần gũi.

Sự gần gũi này dựa trên mối quan tâm chung, đó là đảm bảo cho hòa bình thế giới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước.

Phát biểu đáp từ, Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ cảm ơn tình cảm và sự hỗ trợ chí tình mà Cộng hòa Dân chủ Đức đã dành cho Việt Nam. Người nhấn mạnh sự nghiệp đấu tranh của Việt Nam sẽ còn kéo dài với nhiều khó khăn, song cuộc chiến đấu vì công lý chắc chắc sẽ giành thắng lợi.

Trong thời gian ở Đức, Người đã đến thăm nhiều thành phố, thăm các công ty, các tổ chức văn hóa-khoa học để tìm hiểu rõ hơn về cấu trúc xã hội chủ nghĩa cũng như các vấn đề phát triển của Cộng hòa Dân chủ Đức.

Tại tất cả những nơi đến thăm, Người đều được đón nhận những tình cảm nhiệt liệt của người nhân Cộng hòa Dân chủ Đức và, theo thông cáo, chuyến thăm đã trở thành một biểu tượng hết sức ấn tượng cho tình bằng hữu giữa hai dân tộc Đức và Việt Nam.

Trong số những địa điểm ghi dấu chân Người ở Berlin có vườn thú Tierpark, nơi Người đã tới thăm một ngày trước khi kết thúc chuyến thăm Đức và khi về Việt Nam đã gửi tặng một con voi con mang tên Kosko cho vườn thú này.

Đó còn là xưởng đóng tàu Stralsund trên đảo Riems, nơi Bác đã lên tàu của hải quân Cộng hòa Dân chủ Đức thăm Biển Baltic và chụp ảnh chung với các thủy thủ trẻ.

Những nẻo đường in đậm dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đức ảnh 2Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh cùng các thủy thủ trong chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Đức. (Nguồn: Bundesarchiv Bild)

Tuy nhiên, một điểm mà Người rất mong đợi là thăm các học sinh Việt Nam được gửi sang học ở Moritzburg, bang Sachsen. Chuyến thăm diễn ra vào chiều 29/7 tại trường Käthe Kollwitz, nơi có các học sinh ưu tú trong số 350 em độ tuổi từ 9-15 được gửi sang học tập ở Cộng hòa Dân chủ Đức từ năm 1955.

Tại đây, Người đã nói chuyện và căn dặn các em học tập chăm ngoan để sau này trở thành người có ích, giúp xây dựng nước nhà. Sau chuyến thăm của Bác, ngôi trường đã dành một khoảng đất làm khuôn viên lưu giữ kỷ niệm ngày Bác thăm trường.

Thật xúc động biết bao khi đúng dịp sinh nhật Bác lại được đứng ở mảnh đất này, nơi đã từng lưu dấu chân và tiếng nói ấm áp của Người.

Tấm bia bằng đồng của trường Käthe Kollwitz trước đây (nay là một tổ chức từ thiện) khắc dòng chữ "Tại đây, ngày 29/7, các thiếu nhi Việt Nam đang sống và học tập tại trường Käthe Kollwitz Heim đã chào đón Chủ tịch Hồ Chí Minh.” Tấm bia đã được một cô giáo trước đây của trường gìn giữ và trao lại cho tổ chức từ thiện hiện quản lý nơi này.

Thật bất ngờ, khi tìm tư liệu về Bác, trong kho lưu trữ tư liệu của Đức còn có nhiều bức ảnh quý chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người tản bộ thăm thành phố cổ Dresden bên bờ sông Elbe, nơi chỉ cách trường Moritzburg khoảng 20km.

Những bức ảnh chụp Bác trong bộ kaki sẫm màu khi trên phố, lúc trong viện bảo tàng với ánh mắt rực sáng và vầng trán cao luôn hút ánh nhìn của những người xung quanh.

Giờ đây, khi được đến những nơi Bác đã đi qua, những người con đất Việt không khỏi xúc động, bồi hồi, dù đó là Strasund ở phía Bắc, hay Berlin, Dresden ở phía Đông.

Chuyến thăm của Bác tới Đức 63 năm trước không những là nền móng cho quan hệ tốt đẹp giữa Đức và Việt Nam ngày nay mà còn là niềm tự hào, xúc động của biết bao thế hệ người Việt./.

Từ ngày 25-30/12/1920, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động cách mạng ở Pháp) tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours với tư cách đại biểu Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc ủng hộ Luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa; tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và cũng là người Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Từ ngày 25-30/12/1920, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động cách mạng ở Pháp) tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours với tư cách đại biểu Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc ủng hộ Luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa; tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và cũng là người Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Nguyễn Ái Quốc với nhân dân Moskva (Nga) trên đồi Chim Sẻ, trong thời gian tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (17/6-8/7/1924). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Nguyễn Ái Quốc với nhân dân Moskva (Nga) trên đồi Chim Sẻ, trong thời gian tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (17/6-8/7/1924). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Ông Nguyễn Ái Quốc (người đầu tiên bên trái hàng ngồi) chụp ảnh với một số đại biểu tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản tại Moskva, từ 17/6-8/7/1924. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Ông Nguyễn Ái Quốc (người đầu tiên bên trái hàng ngồi) chụp ảnh với một số đại biểu tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản tại Moskva, từ 17/6-8/7/1924. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh (giữa) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên trái) với các nhân viên của Cơ quan Tình báo chiến lược Mỹ (OSS) - tiền thân của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) lập kế hoạch phối hợp hành động chống Nhật tại Việt Bắc, năm 1945. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh (giữa) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên trái) với các nhân viên của Cơ quan Tình báo chiến lược Mỹ (OSS) - tiền thân của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) lập kế hoạch phối hợp hành động chống Nhật tại Việt Bắc, năm 1945. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chuyến thăm Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp kéo dài hơn 4 tháng (31/5-20/10/1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là nguyên thủ quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, giữa lúc đất nước đang đứng trước bao thử thách hiểm nguy là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng nhất của Chính phủ Việt Nam trong những năm 1945 - 1946 để cứu vãn nền hòa bình trong khi thực dân Pháp đang quyết tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa. Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh tại sân bay Le Bourget (chiều 22/6/1946). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chuyến thăm Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp kéo dài hơn 4 tháng (31/5-20/10/1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là nguyên thủ quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, giữa lúc đất nước đang đứng trước bao thử thách hiểm nguy là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng nhất của Chính phủ Việt Nam trong những năm 1945 - 1946 để cứu vãn nền hòa bình trong khi thực dân Pháp đang quyết tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa. Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh tại sân bay Le Bourget (chiều 22/6/1946). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chuyến thăm Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp kéo dài hơn 4 tháng (31/5-20/10/1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là nguyên thủ quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, giữa lúc đất nước đang đứng trước bao thử thách hiểm nguy là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng nhất của Chính phủ Việt Nam trong những năm 1945 - 1946 để cứu vãn nền hòa bình trong khi thực dân Pháp đang quyết tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh trên máy bay bước xuống sân bay Paris, ngày 22/6/1946. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chuyến thăm Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp kéo dài hơn 4 tháng (31/5-20/10/1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là nguyên thủ quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, giữa lúc đất nước đang đứng trước bao thử thách hiểm nguy là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng nhất của Chính phủ Việt Nam trong những năm 1945 - 1946 để cứu vãn nền hòa bình trong khi thực dân Pháp đang quyết tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh trên máy bay bước xuống sân bay Paris, ngày 22/6/1946. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vòng hoa viếng các chiến sĩ đấu tranh vì nền độc lập, tự do của nước Pháp ở Khải Hoàn Môn, Paris (Pháp), trong chuyến thăm Pháp, tháng 6/1946. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vòng hoa viếng các chiến sĩ đấu tranh vì nền độc lập, tự do của nước Pháp ở Khải Hoàn Môn, Paris (Pháp), trong chuyến thăm Pháp, tháng 6/1946. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chuyến thăm Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp kéo dài hơn 4 tháng (31/5 – 20/10/1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là nguyên thủ quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, giữa lúc đất nước đang đứng trước bao thử thách hiểm nguy là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng nhất của Chính phủ Việt Nam trong những năm 1945-1946 để cứu vãn nền hòa bình trong khi thực dân Pháp đang quyết tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa. Trong ảnh: Thủ tướng Pháp Georges Bidault đón Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Dinh Thủ tướng, ngày 2/7/1946. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chuyến thăm Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp kéo dài hơn 4 tháng (31/5 – 20/10/1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là nguyên thủ quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, giữa lúc đất nước đang đứng trước bao thử thách hiểm nguy là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng nhất của Chính phủ Việt Nam trong những năm 1945-1946 để cứu vãn nền hòa bình trong khi thực dân Pháp đang quyết tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa. Trong ảnh: Thủ tướng Pháp Georges Bidault đón Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Dinh Thủ tướng, ngày 2/7/1946. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với Hoàng thân Lào Souphanouvong tại Việt Bắc, năm 1951. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với Hoàng thân Lào Souphanouvong tại Việt Bắc, năm 1951. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu phong trào Hòa bình Pháp thăm Việt Nam (15/3/1955). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu phong trào Hòa bình Pháp thăm Việt Nam (15/3/1955). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
 Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh ở sân bay Novosibirsk, ngày 10/7/1955, mở đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức Liên Xô. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh ở sân bay Novosibirsk, ngày 10/7/1955, mở đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức Liên Xô. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô Kliment Voroshilov chủ trì Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hữu nghị chính thức Liên Xô, tại sân bay Moskva, ngày 12/7/1955. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô Kliment Voroshilov chủ trì Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hữu nghị chính thức Liên Xô, tại sân bay Moskva, ngày 12/7/1955. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm phòng làm việc của V.I. Lenin ở Điện Kremli, trong chuyến thăm nghị chính thức Liên Xô (13/7/1955). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm phòng làm việc của V.I. Lenin ở Điện Kremli, trong chuyến thăm nghị chính thức Liên Xô (13/7/1955). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mông Cổ Iu.Sedenban tiến lên lễ đài Quảng trường Sukhbaatar dự cuộc mít tinh của nhân dân thủ đô Ulanbato chào mừng Người sang thăm hữu nghị Mông Cổ, tháng 7/1955. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mông Cổ Iu.Sedenban tiến lên lễ đài Quảng trường Sukhbaatar dự cuộc mít tinh của nhân dân thủ đô Ulanbato chào mừng Người sang thăm hữu nghị Mông Cổ, tháng 7/1955. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đón Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hữu nghị Trung Quốc, tại sân bay Bắc Kinh, ngày 25/6/1955. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đón Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hữu nghị Trung Quốc, tại sân bay Bắc Kinh, ngày 25/6/1955. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Hoàng thân Souvanna Phouma, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Lào sang thăm Việt Nam (ngày 28/8/1956). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Hoàng thân Souvanna Phouma, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Lào sang thăm Việt Nam (ngày 28/8/1956). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn Nghị sĩ Quốc hội Anh sang thăm Việt Nam (4/5/1957). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn Nghị sĩ Quốc hội Anh sang thăm Việt Nam (4/5/1957). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Tối 8/7/1957, tại Thủ đô Bình Nhưỡng, Thủ tướng Kim Nhật Thành mở tiệc chiêu đãi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm hữu nghị CHDCND Triều Tiên từ ngày 8-12/71957. (Ảnh: TTXVN)
Tối 8/7/1957, tại Thủ đô Bình Nhưỡng, Thủ tướng Kim Nhật Thành mở tiệc chiêu đãi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm hữu nghị CHDCND Triều Tiên từ ngày 8-12/71957. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh hội kiến Chủ tịch Antonín Zápotocký tại Praha, trong chuyến thăm hữu nghị Tiệp Khắc (17/7/1957). (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh hội kiến Chủ tịch Antonín Zápotocký tại Praha, trong chuyến thăm hữu nghị Tiệp Khắc (17/7/1957). (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với hơn 3 vạn công nhân Khu công nghiệp Vysočina trong chuyến thăm hữu nghị Tiệp Khắc (17/7/1957). (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với hơn 3 vạn công nhân Khu công nghiệp Vysočina trong chuyến thăm hữu nghị Tiệp Khắc (17/7/1957). (Ảnh: TTXVN)
 Chủ tịch Hồ Chí Minh với người dân làng Lidice (Tiệp Khắc), nơi bị tàn phá trong chiến tranh thế giới thứ 2 (18/7/1957). (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với người dân làng Lidice (Tiệp Khắc), nơi bị tàn phá trong chiến tranh thế giới thứ 2 (18/7/1957). (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư, tháng 7/1957. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư, tháng 7/1957. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với công nhân nhà máy sản xuất máy kéo ở thủ đô Bucharest trong chuyến thăm hữu nghị Romania (7/1957). (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với công nhân nhà máy sản xuất máy kéo ở thủ đô Bucharest trong chuyến thăm hữu nghị Romania (7/1957). (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh ôm hôn Chủ tịch Vinhem Pích nhân chuyến thăm của Người tới CHDC Đức, ngày 25/7/1957. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh ôm hôn Chủ tịch Vinhem Pích nhân chuyến thăm của Người tới CHDC Đức, ngày 25/7/1957. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Ba Lan, tại sân bay Varsava (21/7/1957). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Ba Lan, tại sân bay Varsava (21/7/1957). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Ba Lan cùng đông đảo người dân thủ đô Varsava nồng nhiệt chào đón Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm chính thức Ba Lan, ngày 21/7/1957. (Ảnh: TTXVN)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Ba Lan cùng đông đảo người dân thủ đô Varsava nồng nhiệt chào đón Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm chính thức Ba Lan, ngày 21/7/1957. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi Hungary khi Người đến thăm trại Hè của thiếu nhi thủ đô Budapest (4/8/1957). (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi Hungary khi Người đến thăm trại Hè của thiếu nhi thủ đô Budapest (4/8/1957). (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm một gia đình công nhân Hungary ở Thủ đô Budapest, tháng 8/1957. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm một gia đình công nhân Hungary ở Thủ đô Budapest, tháng 8/1957. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Anbani, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Albania đón người tại sân bay Tirana, tháng 8/1957. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Anbani, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Albania đón người tại sân bay Tirana, tháng 8/1957. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Bulgaria, tháng 8/1957. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Bulgaria, tháng 8/1957. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Nhân dân Thủ đô Sofia nồng nhiệt chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hữu nghị chính thức Bulgaria, tháng 8/1957. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Nhân dân Thủ đô Sofia nồng nhiệt chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hữu nghị chính thức Bulgaria, tháng 8/1957. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
 Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông nâng ly chúc tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, tháng 8/1957. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông nâng ly chúc tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, tháng 8/1957. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh vào Lăng viếng V.I. Lenin, ngày 2/11/1957, trong chuyến thăm Liên Xô. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh vào Lăng viếng V.I. Lenin, ngày 2/11/1957, trong chuyến thăm Liên Xô. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm với các chiến sỹ hải quân Liên Xô khi tới thăm thành phố Leningrad, tháng 8/1957. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm với các chiến sỹ hải quân Liên Xô khi tới thăm thành phố Leningrad, tháng 8/1957. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại sân bay New Delhi trong chuyến thăm hữu nghị Ấn Độ, ngày 4/2/1958. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại sân bay New Delhi trong chuyến thăm hữu nghị Ấn Độ, ngày 4/2/1958. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Nhân dân Thủ đô New Delhi chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm hữu nghị Ấn Độ (4/2/1958). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Nhân dân Thủ đô New Delhi chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm hữu nghị Ấn Độ (4/2/1958). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Nhân dân thủ đô Yangun chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm hữu nghị nước Cộng hòa liên bang Myanmar (14/2/1958). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Nhân dân thủ đô Yangun chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm hữu nghị nước Cộng hòa liên bang Myanmar (14/2/1958). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Myanmar vẫy chào các cháu thiếu nhi và nhân dân Myanmar đón Người tại sân bay ở thủ đô Yangun, tháng 2/1958. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Myanmar vẫy chào các cháu thiếu nhi và nhân dân Myanmar đón Người tại sân bay ở thủ đô Yangun, tháng 2/1958. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Chủ tịch Lào Souphanouvong tại chiến khu Việt Bắc, năm 1958. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Chủ tịch Lào Souphanouvong tại chiến khu Việt Bắc, năm 1958. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Tổng thống Indonesia Sukarno đón Bác Hồ thăm chính thức Indonesia, tháng 2/1959. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Tổng thống Indonesia Sukarno đón Bác Hồ thăm chính thức Indonesia, tháng 2/1959. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh khiêu vũ cùng Tổng thống Sukarno trong chuyến thăm Indonesia (2/1959). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh khiêu vũ cùng Tổng thống Sukarno trong chuyến thăm Indonesia (2/1959). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno nâng ly chúc mừng tình hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước, trong chuyến thăm Indonesia (2/1959). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno nâng ly chúc mừng tình hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước, trong chuyến thăm Indonesia (2/1959). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình luật sư Loseby (người đã giúp bào chữa cho Bác trong vụ án Hongkong, 1931 – 1933), tại Phủ Chủ tịch, tháng 2/1960. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình luật sư Loseby (người đã giúp bào chữa cho Bác trong vụ án Hongkong, 1931 – 1933), tại Phủ Chủ tịch, tháng 2/1960. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Phạm Hùng (thứ 2 từ trái sang), ông Nguyễn Lương Bằng (ngoài cùng bên phải) với các vị trong Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, tháng 9/1960. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Phạm Hùng (thứ 2 từ trái sang), ông Nguyễn Lương Bằng (ngoài cùng bên phải) với các vị trong Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, tháng 9/1960. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp và hội đàm với Chủ tịch Mao Trạch Đông, ngày 2/11/1960 tại Bắc Kinh, trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 2-4/11/1960. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp và hội đàm với Chủ tịch Mao Trạch Đông, ngày 2/11/1960 tại Bắc Kinh, trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 2-4/11/1960. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tuyên bố chung tại Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế họp ở Moskva (11/1960). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tuyên bố chung tại Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế họp ở Moskva (11/1960). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai thăm Việt Nam, năm 1960. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai thăm Việt Nam, năm 1960. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh làm thơ chữ Hán trên thuyền đi thăm sông Ly Giang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), tháng 5/1961. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh làm thơ chữ Hán trên thuyền đi thăm sông Ly Giang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), tháng 5/1961. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu dự Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XXII, tại Điện Kremlin (Moskva), tháng 10/1961. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu dự Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XXII, tại Điện Kremlin (Moskva), tháng 10/1961. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại biểu Liên Xô và quốc tế tham dự Đại hội lần thứ 22 Đảng Cộng sản Liên Xô, diễn ra tại Moskva, tháng 10/1961. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại biểu Liên Xô và quốc tế tham dự Đại hội lần thứ 22 Đảng Cộng sản Liên Xô, diễn ra tại Moskva, tháng 10/1961. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tham dự Hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ: bảo vệ hòa bình, tại Phủ Chủ tịch, tháng 11/1964. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tham dự Hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ: bảo vệ hòa bình, tại Phủ Chủ tịch, tháng 11/1964. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Chủ tịch Cuba Osvaldo Dorticos tại nhà sàn trong Phủ Chủ tịch, ngày 29/10/1966. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Chủ tịch Cuba Osvaldo Dorticos tại nhà sàn trong Phủ Chủ tịch, ngày 29/10/1966. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và nói chuyện thân mật với đồng chí Kaysone Phomvihane, Trưởng đoàn đại biểu Đảng và Mặt trận Lào yêu nước sang thăm hữu nghị Việt Nam (1966). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và nói chuyện thân mật với đồng chí Kaysone Phomvihane, Trưởng đoàn đại biểu Đảng và Mặt trận Lào yêu nước sang thăm hữu nghị Việt Nam (1966). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
 Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu nhân sỹ trí thức Mỹ phản đối chiến tranh ở Việt Nam (17/1/1967). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu nhân sỹ trí thức Mỹ phản đối chiến tranh ở Việt Nam (17/1/1967). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Hoàng thân Norodom Phurissara, Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Campuchia sang thăm Việt Nam (10/1/1968). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Hoàng thân Norodom Phurissara, Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Campuchia sang thăm Việt Nam (10/1/1968). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru, hai nhà lãnh đạo đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Ấn Độ. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru, hai nhà lãnh đạo đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Ấn Độ. (Ảnh: TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục