Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 2457/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.
Mục tiêu của chương trình là đến năm 2020 hình thành và phát triển khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển, khoảng 200 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng kinh tế trọng điểm.
Chương trình còn đặt mục tiêu ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ cao đạt khoảng 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp (đến năm 2015). Mục tiêu này đến năm 2020 là 40% và tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng tăng gấp đôi so với năm 2015, tạo ra các dịnh vụ mới có giá trị gia tăng cao, giải quyết các nhiệm vụ chủ chốt trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng.
Theo nội dung của chương trình, trước mắt trong nghiên cứu, làm chủ, phát triển và tạo ra công nghệ cao sẽ tập trung vào một số công nghệ của 4 lĩnh vực: Công nghệ thông tin và truyền thông; công nghệ sinh học; công nghệ tự động hóa; công nghệ vật liệu mới.
Trong đó, đối với lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, chương trình tập trung vào công nghệ làm nền tảng cho phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ vi mạch điện tử, phần mềm nền. Các công nghệ đảm bảo cho xây dựng hạ tầng viễn thông hiện đại, mạng Internet thế hệ mới, chế tạo các thiết bị đầu cuối.
Với lĩnh vực công nghệ sinh học, tập trung vào công nghệ gen ứng dụng trong chẩn đoán, giám định và điều trị các loại bệnh, đặc biệt là các loại bệnh hiểm nghèo; chế tạo và sản xuất vắcxin tái tổ hợp, protein tái tổ hợp; tạo các giống cây, vi sinh vật chuyển gen có giá trị kinh tế cao,...
Cũng theo chương trình, trong xây dựng và phát triển công nghiệp công nghệ cao, cần nâng cao năng lực, hiệu quả, đổi mới công nghệ và đẩy mạnh sản xuất sản phẩm công nghệ cao để đến năm 2020 đáp ứng khoảng 45% nhu cầu sản phẩm công nghệ cao thiết yếu trong nước. Công nghiệp phụ trợ đáp ứng mục tiêu nội địa hóa khoảng 50% về giá trị trong các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao sản xuất trong nước.
Để thực hiện các nhiệm vụ của chương trình, nhà nước sẽ bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao trình độ chuyên môn cho 500 lãnh đạo chủ chốt của các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao, 10.000 kỹ sư và những người làm công tác nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu của các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
Bên cạnh đó, nhà nước cũng sẽ huy động 500 chuyên gia tình nguyện nước ngoài, 1.000 chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động công nghệ cao tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và sản xuất sản phẩm công nghệ cao của Việt Nam./.
Mục tiêu của chương trình là đến năm 2020 hình thành và phát triển khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển, khoảng 200 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng kinh tế trọng điểm.
Chương trình còn đặt mục tiêu ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ cao đạt khoảng 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp (đến năm 2015). Mục tiêu này đến năm 2020 là 40% và tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng tăng gấp đôi so với năm 2015, tạo ra các dịnh vụ mới có giá trị gia tăng cao, giải quyết các nhiệm vụ chủ chốt trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng.
Theo nội dung của chương trình, trước mắt trong nghiên cứu, làm chủ, phát triển và tạo ra công nghệ cao sẽ tập trung vào một số công nghệ của 4 lĩnh vực: Công nghệ thông tin và truyền thông; công nghệ sinh học; công nghệ tự động hóa; công nghệ vật liệu mới.
Trong đó, đối với lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, chương trình tập trung vào công nghệ làm nền tảng cho phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ vi mạch điện tử, phần mềm nền. Các công nghệ đảm bảo cho xây dựng hạ tầng viễn thông hiện đại, mạng Internet thế hệ mới, chế tạo các thiết bị đầu cuối.
Với lĩnh vực công nghệ sinh học, tập trung vào công nghệ gen ứng dụng trong chẩn đoán, giám định và điều trị các loại bệnh, đặc biệt là các loại bệnh hiểm nghèo; chế tạo và sản xuất vắcxin tái tổ hợp, protein tái tổ hợp; tạo các giống cây, vi sinh vật chuyển gen có giá trị kinh tế cao,...
Cũng theo chương trình, trong xây dựng và phát triển công nghiệp công nghệ cao, cần nâng cao năng lực, hiệu quả, đổi mới công nghệ và đẩy mạnh sản xuất sản phẩm công nghệ cao để đến năm 2020 đáp ứng khoảng 45% nhu cầu sản phẩm công nghệ cao thiết yếu trong nước. Công nghiệp phụ trợ đáp ứng mục tiêu nội địa hóa khoảng 50% về giá trị trong các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao sản xuất trong nước.
Để thực hiện các nhiệm vụ của chương trình, nhà nước sẽ bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao trình độ chuyên môn cho 500 lãnh đạo chủ chốt của các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao, 10.000 kỹ sư và những người làm công tác nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu của các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
Bên cạnh đó, nhà nước cũng sẽ huy động 500 chuyên gia tình nguyện nước ngoài, 1.000 chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động công nghệ cao tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và sản xuất sản phẩm công nghệ cao của Việt Nam./.
(TTXVN/Vietnam+)