Phở Hà Nội: Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Phở Hà Nội có cái ngọt chân chất của xương ninh, cái thơm của thịt vừa chín đến độ dẻo mà không dai, nước phở màu trong, bánh phở mỏng và mềm...

vna_potal_pho_ha_noi_di_san_van_hoa_phi_vat_the_quoc_gia.jpg

Mặc dù nhiều địa phương trong cả nước có món phở, nhưng phở gắn bó lâu đời với cuộc sống người dân Hà Nội, trở thành thức quà phổ biến, gắn với tập quán, văn hóa ẩm thực của Hà Nội.

Mới đây, phở Hà Nội đã được ghi vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể quốc gia: Tri thức dân gian.

Theo số liệu thống kê của Phòng Quản lý Di sản, Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội, tại 30/30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đều có hàng phở.

Tính đến năm 2023, Hà Nội có gần 700 cửa hàng phở, những cửa hàng tập trung chủ yếu trên địa bàn các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Long Biên.

Nguồn gốc món phở Hà Nội cho tới nay còn nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên nhiều sử liệu ghi chép lại món “phở” tại Hà Nội được ra đời vào đầu thế kỷ XX. Từ năm 1907 đến 1910, phở vốn là một loại quà rong, được gánh đi rong và rao bán khắp phố phường Hà Nội...

Phở Hà Nội có cái ngọt chân chất của xương ninh, cái thơm của thịt vừa chín đến độ dẻo mà không dai, nước phở màu trong, bánh phở mỏng và mềm, được trang trí bằng các cọng hành, rau thơm bắt mắt, phản ánh chất sành điệu, kỹ càng trong ăn uống của người Hà Nội./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục