Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 22/10, Quốc hội (Hạ viện) Đức đã họp phiên đầu tiên đúng một tháng sau cuộc tổng tuyển cử.
Phiên họp của cơ quan lập pháp Đức được tiến hành một ngày trước khi hai đảng lớn nhất Quốc hội là Liên minh Dân chủ/Xã hội cơ đốc giáo (CDU/CSU) và đảng Dân chủ Xã hội (SPD) tiến hành đàm phán chính thức về việc thành lập liên minh cầm quyền.
Nhiệm vụ chính của phiên họp Quốc hội lần này là tiến hành bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch mới và thông qua chương trình làm việc của Quốc hội. Dự kiến, ông Nobert Lammert sẽ vẫn được tái bầu làm Chủ tịch Quốc hội, vị trí ông nắm giữ từ năm 2005.
Theo truyền thống, trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội Đức, người cao tuổi nhất sẽ chủ trì cuộc họp khi Quốc hội chưa bầu được ban lãnh đạo mới. Như vậy, nghị sỹ Heinz Riesenhuber của đảng CDU, 77 tuổi, sẽ lần thứ hai chủ trì cuộc họp đầu tiên của Quốc hội. Trong số các Phó Chủ tịch mới của Quốc hội, mỗi đảng CDU và SPD sẽ có 2 ghế, đảng CSU, đảng Cánh tả và đảng Xanh lần lượt có một Phó Chủ tịch.
SPD mới đề cử một ứng viên Phó chủ tịch là bà Ulla Schmidt, trong khi đó ứng cử viên của đảng Xanh là cựu Chủ tịch đảng Claudia Roth, đảng CSU là ông Johannes Singhammer và đảng Cánh tả là bà Petra Pau.
Trong phiên họp Quốc hội đầu tiên, một trong những chủ đề gây tranh cãi được đảng Cánh tả và đảng Xanh đưa ra là yêu cầu sửa đổi Hiến pháp nhằm tăng quyền cho các đảng nhỏ trong Quốc hội nước này.
Theo Hiến pháp Đức hiện nay, các đảng đối lập chỉ có thể thành lập được các ủy ban giám sát hoạt động của chính phủ nếu đạt tối thiểu 25% ghế trong Quốc hội.
Trong khi đó, nếu chính phủ "đại liên minh" được hình thành, hai đảng CDU/CSU và SPD sẽ chiếm tới 80% số ghế trong Quốc hội mới. Lãnh đạo đảng Cánh tả và đảng Xanh cho rằng các đảng của họ sẽ gần như không có vai trò gì trong Quốc hội nếu khả năng này xảy ra, do vậy cần phải sửa đổi Hiến pháp. Tuy nhiên, các nghị sỹ của CDU/CSU và SPD cho rằng những sửa đổi này là chưa cần thiết.
Cùng ngày, nhiệm kỳ Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel sẽ mãn hạn, song nội các của bà Merkel sẽ vẫn cầm quyền với tư cách chính phủ lâm thời cho tới khi thành lập được chính phủ liên minh mới.
Quốc hội mới ở Đức gồm 631 ghế, trong đó CDU/CSU nắm giữ 311 ghế, SPD nắm 193 ghế, đảng Cánh tả 64 ghế và đảng Xanh 63 ghế./.
Phiên họp của cơ quan lập pháp Đức được tiến hành một ngày trước khi hai đảng lớn nhất Quốc hội là Liên minh Dân chủ/Xã hội cơ đốc giáo (CDU/CSU) và đảng Dân chủ Xã hội (SPD) tiến hành đàm phán chính thức về việc thành lập liên minh cầm quyền.
Nhiệm vụ chính của phiên họp Quốc hội lần này là tiến hành bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch mới và thông qua chương trình làm việc của Quốc hội. Dự kiến, ông Nobert Lammert sẽ vẫn được tái bầu làm Chủ tịch Quốc hội, vị trí ông nắm giữ từ năm 2005.
Theo truyền thống, trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội Đức, người cao tuổi nhất sẽ chủ trì cuộc họp khi Quốc hội chưa bầu được ban lãnh đạo mới. Như vậy, nghị sỹ Heinz Riesenhuber của đảng CDU, 77 tuổi, sẽ lần thứ hai chủ trì cuộc họp đầu tiên của Quốc hội. Trong số các Phó Chủ tịch mới của Quốc hội, mỗi đảng CDU và SPD sẽ có 2 ghế, đảng CSU, đảng Cánh tả và đảng Xanh lần lượt có một Phó Chủ tịch.
SPD mới đề cử một ứng viên Phó chủ tịch là bà Ulla Schmidt, trong khi đó ứng cử viên của đảng Xanh là cựu Chủ tịch đảng Claudia Roth, đảng CSU là ông Johannes Singhammer và đảng Cánh tả là bà Petra Pau.
Trong phiên họp Quốc hội đầu tiên, một trong những chủ đề gây tranh cãi được đảng Cánh tả và đảng Xanh đưa ra là yêu cầu sửa đổi Hiến pháp nhằm tăng quyền cho các đảng nhỏ trong Quốc hội nước này.
Theo Hiến pháp Đức hiện nay, các đảng đối lập chỉ có thể thành lập được các ủy ban giám sát hoạt động của chính phủ nếu đạt tối thiểu 25% ghế trong Quốc hội.
Trong khi đó, nếu chính phủ "đại liên minh" được hình thành, hai đảng CDU/CSU và SPD sẽ chiếm tới 80% số ghế trong Quốc hội mới. Lãnh đạo đảng Cánh tả và đảng Xanh cho rằng các đảng của họ sẽ gần như không có vai trò gì trong Quốc hội nếu khả năng này xảy ra, do vậy cần phải sửa đổi Hiến pháp. Tuy nhiên, các nghị sỹ của CDU/CSU và SPD cho rằng những sửa đổi này là chưa cần thiết.
Cùng ngày, nhiệm kỳ Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel sẽ mãn hạn, song nội các của bà Merkel sẽ vẫn cầm quyền với tư cách chính phủ lâm thời cho tới khi thành lập được chính phủ liên minh mới.
Quốc hội mới ở Đức gồm 631 ghế, trong đó CDU/CSU nắm giữ 311 ghế, SPD nắm 193 ghế, đảng Cánh tả 64 ghế và đảng Xanh 63 ghế./.
(TTXVN)