Malaysia, nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai ở khu vực Đông Nam Á, sẽ tăng sản lượng nhiên liệu của nước này trong năm 2012 sau khi nâng cấp các cơ sở sản xuất và đưa các giếng dầu mới vào khai thác.
Trong báo cáo kinh tế 2011-2012 công bố cuối tuần qua, Chính phủ Malaysia cho biết, sản lượng dầu thô của nước này có thể sẽ tăng 3,3%, lên 620.000 thùng/ngày trong năm 2012, sau khi giảm 6% trong năm nay do đóng cửa một số cơ sở để sửa chữa và mở rộng.
Sản lượng khí đốt cũng có thể tăng 2,6%, đạt 2.220 tỷ m3 trong năm nay và tiếp tục tăng thêm trong năm tới.
Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Petronas đã tạm thời đóng cửa một số cơ sở trong năm nay để mở rộng năng lực sản xuất dầu thô của mình, do vậy sản lượng dầu thô đã giảm 12% trong bảy tháng đầu năm nay.
Ngoài ra, xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) được dự báo sẽ tăng, nhờ nhu cầu từ Nhật Bản gia tăng sau khi Tokyo có kế hoạch giảm phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân và đóng cửa một vài nhà máy điện nguyên tử.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã thông báo một số biện pháp khuyến khích, trong đó có việc miễn thuế, khuyến khích thăm dò các giếng dầu kém sinh lợi nhằm tăng trữ lượng dầu thô.
Petronas đã cùng các đối tác trong nước và nước ngoài tăng cường thăm dò các giếng dầu ngoài khơi để gia tăng nguồn dự trữ.
Bốn giếng dầu và một mỏ khí đốt đã được phát hiện trong năm nay. Trữ lượng dầu thô qua kiểm chứng của Malaysia đã tăng 1%, lên 5,86 tỷ thùng vào ngày 1/1/2011, với thời gian khai thác kéo dài trong 24 năm. Trữ lượng khí đốt cũng tăng 0,3%, lên 88.900 tỷ m3, đủ khai thác trong 39 năm, nhiều hơn dự đoán trước đây một năm.
Nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô của Malaysia có thể giảm 1,8%, xuống khoảng 30,2 tỷ ringgit (9,6 tỷ USD) trong năm nay, dù Malaysia đã bán thêm 29% lượng dầu của mình. Dầu Tapis sẽ có mức giá trung bình 108 USD/thùng năm 2011, từ mức 83,84 USD/thùng năm 2010.
Theo Bộ Tài chính Malaysia, giá dầu thô sẽ giảm hơn, do triển vọng tăng trưởng ảm đạm của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và tình hình bất ổn của nền kinh tế toàn cầu trong nửa cuối năm 2011.
Báo cáo trên cũng cho biết, sản xuất dầu cọ và cao su của Malaysia cũng sẽ tăng trong năm tới, do sản lượng tăng và diện tích canh tác được mở rộng. Sản lượng dầu cọ của nước sản xuất lớn thứ hai thế giới này có thể tăng 2,2%, lên khoảng 18,7 triệu tấn trong năm 2011.
Trong báo cáo kinh tế 2011-2012 công bố cuối tuần qua, Chính phủ Malaysia cho biết, sản lượng dầu thô của nước này có thể sẽ tăng 3,3%, lên 620.000 thùng/ngày trong năm 2012, sau khi giảm 6% trong năm nay do đóng cửa một số cơ sở để sửa chữa và mở rộng.
Sản lượng khí đốt cũng có thể tăng 2,6%, đạt 2.220 tỷ m3 trong năm nay và tiếp tục tăng thêm trong năm tới.
Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Petronas đã tạm thời đóng cửa một số cơ sở trong năm nay để mở rộng năng lực sản xuất dầu thô của mình, do vậy sản lượng dầu thô đã giảm 12% trong bảy tháng đầu năm nay.
Ngoài ra, xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) được dự báo sẽ tăng, nhờ nhu cầu từ Nhật Bản gia tăng sau khi Tokyo có kế hoạch giảm phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân và đóng cửa một vài nhà máy điện nguyên tử.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã thông báo một số biện pháp khuyến khích, trong đó có việc miễn thuế, khuyến khích thăm dò các giếng dầu kém sinh lợi nhằm tăng trữ lượng dầu thô.
Petronas đã cùng các đối tác trong nước và nước ngoài tăng cường thăm dò các giếng dầu ngoài khơi để gia tăng nguồn dự trữ.
Bốn giếng dầu và một mỏ khí đốt đã được phát hiện trong năm nay. Trữ lượng dầu thô qua kiểm chứng của Malaysia đã tăng 1%, lên 5,86 tỷ thùng vào ngày 1/1/2011, với thời gian khai thác kéo dài trong 24 năm. Trữ lượng khí đốt cũng tăng 0,3%, lên 88.900 tỷ m3, đủ khai thác trong 39 năm, nhiều hơn dự đoán trước đây một năm.
Nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô của Malaysia có thể giảm 1,8%, xuống khoảng 30,2 tỷ ringgit (9,6 tỷ USD) trong năm nay, dù Malaysia đã bán thêm 29% lượng dầu của mình. Dầu Tapis sẽ có mức giá trung bình 108 USD/thùng năm 2011, từ mức 83,84 USD/thùng năm 2010.
Theo Bộ Tài chính Malaysia, giá dầu thô sẽ giảm hơn, do triển vọng tăng trưởng ảm đạm của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và tình hình bất ổn của nền kinh tế toàn cầu trong nửa cuối năm 2011.
Báo cáo trên cũng cho biết, sản xuất dầu cọ và cao su của Malaysia cũng sẽ tăng trong năm tới, do sản lượng tăng và diện tích canh tác được mở rộng. Sản lượng dầu cọ của nước sản xuất lớn thứ hai thế giới này có thể tăng 2,2%, lên khoảng 18,7 triệu tấn trong năm 2011.
Trong tám tháng đầu năm nay, Malaysia đã sản xuất 12 triệu tấn dầu cọ./.
Thanh Thuỷ (TTXVN/Vietnam+)