Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thành viên Công ty Quản lý tài sản Quốc gia, vừa cho biết hiện nay có rất nhiều hồ sơ gửi đến Công ty Quản lý tài sản Quốc gia và cơ quan này phải sắp xếp theo tuần để đảm bảo tiến độ.
Ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết: “Sau khi mua nợ xấu từ các tổ chức tín dụng, chúng tôi sẽ rà soát khoản nợ xấu này để xem xét, cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp. Những trường hợp không thể hỗ trợ cho doanh nghiệp được sẽ bàn đến việc phát mãi tài sản. Tuy nhiên không thể làm ngay trong lúc này mà dự kiến trong năm 2014 bắt đầu chúng tôi tiến hành.”
Từ nay tới cuối tháng Mười, Công ty Quản lý tài sản Quốc gia dự kiến sẽ mua 10.00 tỷ đồng nợ xấu, đến cuối năm dự kiến sẽ mua tối thiểu khoảng 30.000 tỷ đồng nợ xấu.
Nhiều quan điểm trước đó đã cho rằng khi Công ty Quản lý tài sản Quốc gia đi vào hoạt động, các tổ chức tín dụng sẽ không muốn bán nợ cho công ty này.
Tuy nhiên, ngay sau khi công ty này hoàn thiện các quy định hoạt động, đến nay Công ty Quản lý tài sản Quốc gia đã mua tổng tổng cộng 3.850 tỷ đồng nợ xấu từ bốn ngân hàng Agribank, SCB, SHB, PGbank.
Theo lãnh đạo Công ty Quản lý tài sản Quốc gia, điều đó thể hiện các thông tư, quy định, quy chế hoạt động của Công ty và đặc biệt Nghị đinh 53 của Chính phủ đã đi vào cuộc sống.
“Chúng tôi cho rằng đây là động thái tốt và các tổ chức tín dụng cũng nhận thấy được họ cần phải cơ cấu lại chính mình và họ chủ động bán lại nợ cho Công ty Quản lý tài sản Quốc gia,” ông Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh.
Mục tiêu hướng tới ở những giai đoạn sau là hoạt động cơ cấu lại nợ để lành mạnh hóa tài chính tại các tổ chức tín dụng, các công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động vay vốn tại các tổ chức tín dụng để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình đó, Công ty Quản lý tài sản Quốc gia kỳ vọng, với sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng, các cơ quan, ban ngành liên quan, Công ty sẽ nhanh chóng đóng góp quan trọng trong việc xử lý nhanh nợ xấu và là nhân tố tích cực đóng góp vào quá trình phục hồi hoạt động của các doanh nghiệp, qua đó góp phần tạo ra tăng trưởng trở lại của nền kinh tế./.
Ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết: “Sau khi mua nợ xấu từ các tổ chức tín dụng, chúng tôi sẽ rà soát khoản nợ xấu này để xem xét, cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp. Những trường hợp không thể hỗ trợ cho doanh nghiệp được sẽ bàn đến việc phát mãi tài sản. Tuy nhiên không thể làm ngay trong lúc này mà dự kiến trong năm 2014 bắt đầu chúng tôi tiến hành.”
Từ nay tới cuối tháng Mười, Công ty Quản lý tài sản Quốc gia dự kiến sẽ mua 10.00 tỷ đồng nợ xấu, đến cuối năm dự kiến sẽ mua tối thiểu khoảng 30.000 tỷ đồng nợ xấu.
Nhiều quan điểm trước đó đã cho rằng khi Công ty Quản lý tài sản Quốc gia đi vào hoạt động, các tổ chức tín dụng sẽ không muốn bán nợ cho công ty này.
Tuy nhiên, ngay sau khi công ty này hoàn thiện các quy định hoạt động, đến nay Công ty Quản lý tài sản Quốc gia đã mua tổng tổng cộng 3.850 tỷ đồng nợ xấu từ bốn ngân hàng Agribank, SCB, SHB, PGbank.
Theo lãnh đạo Công ty Quản lý tài sản Quốc gia, điều đó thể hiện các thông tư, quy định, quy chế hoạt động của Công ty và đặc biệt Nghị đinh 53 của Chính phủ đã đi vào cuộc sống.
“Chúng tôi cho rằng đây là động thái tốt và các tổ chức tín dụng cũng nhận thấy được họ cần phải cơ cấu lại chính mình và họ chủ động bán lại nợ cho Công ty Quản lý tài sản Quốc gia,” ông Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh.
Mục tiêu hướng tới ở những giai đoạn sau là hoạt động cơ cấu lại nợ để lành mạnh hóa tài chính tại các tổ chức tín dụng, các công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động vay vốn tại các tổ chức tín dụng để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình đó, Công ty Quản lý tài sản Quốc gia kỳ vọng, với sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng, các cơ quan, ban ngành liên quan, Công ty sẽ nhanh chóng đóng góp quan trọng trong việc xử lý nhanh nợ xấu và là nhân tố tích cực đóng góp vào quá trình phục hồi hoạt động của các doanh nghiệp, qua đó góp phần tạo ra tăng trưởng trở lại của nền kinh tế./.
Đỗ Huyền (TTXVN)