Kể từ 1/1/2013, thủ tục hải quan điện tử sẽ được bổ sung những quy định mới, trong đó, nhiều khâu trong việc xử lý tờ khai sẽ được tự động hoá nhằm đảm bảo nhanh chóng, minh bạch.
Đây là một trong những thay đổi của thông tư 196 quy định thủ tục hải quan điện tử với hàng hoá xuất, nhập khẩu thương mại vừa được Bộ Tài chính thông báo.
Theo đó, Thông tư cho phép các khâu tiếp nhận, kiểm tra, cấp số đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan điện tử được tự động hóa thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Như vậy, so với giai đoạn thí điểm, thủ tục hải quan điện tử sẽ được tự động hóa thêm các khâu là cấp số đăng ký và phân luồng tờ khai.
Thực tế, trong thời gian thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử theo Thông tư trước đây, những khâu này được công chức hải quan thực hiện thủ công thông qua các nghiệp vụ “kiểm tra sơ bộ” và “kiểm tra phân luồng”.
Tuy nhiên, theo phản ánh, điều này không đảm bảo “thủ tục hải quan điện tử” mà chỉ là “khai báo điện tử”. Ngoài ra, cách làm như vậy đã phát sinh không ít bất cập, không đảm bảo tính minh bạch trong việc thực hiện thủ tục hành chính giữa cơ quan hải quan và người khai hải quan.
Ngoài ra, văn bản mới cũng quy định cụ thể về việc sử dụng chữ ký số trong thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Quy định về việc sử dụng chữ ký số khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử đã được quy định tại Thông tư 222/2009/TT-BTC, tuy nhiên chưa nêu cụ thể thế nào là chữ ký số hợp lệ, phạm vi hiệu lực của chữ ký số đã đăng ký với cơ quan hải quan… Để khắc phục những hạn chế đó, Thông tư mới quy định, khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan phải sử dụng chữ ký số hợp lệ - nghĩa là đã được đăng ký với cơ quan Hải quan trước khi sử dụng.
Cụ thể hơn, văn bản còn nói rõ, không quá 2 phút kể từ thời điểm kết thúc việc đăng ký, thông qua cổng thông tin điện tử, cơ quan Hải quan trả lời chấp nhận hoặc từ chối (có nêu rõ lý do) chữ ký số của người khai hải quan. Chữ ký này sẽ được sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử trên phạm vi toàn quốc
Ngoài ra, những quy định mới cũng cho phép cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Việc áp dụng quản lý rủi ro này để giảm thời gian thông quan mà vẫn đảm bảo quản lý Hải quan, thực hiện chính sách từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
Đặc biệt, so với văn bản trước đó, thông tư mới của Bộ Tài chính quy định rõ trách nhiệm cung cấp, trao đổi thông tin của các bên liên quan với cơ quan Hải quan.
Quy định mới này hy vọng giúp chuẩn hóa danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành, tăng tính tự động hóa của Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, giảm thiểu các thủ tục hành chính và các thao tác thủ công.
Đây là một trong những thay đổi của thông tư 196 quy định thủ tục hải quan điện tử với hàng hoá xuất, nhập khẩu thương mại vừa được Bộ Tài chính thông báo.
Theo đó, Thông tư cho phép các khâu tiếp nhận, kiểm tra, cấp số đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan điện tử được tự động hóa thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Như vậy, so với giai đoạn thí điểm, thủ tục hải quan điện tử sẽ được tự động hóa thêm các khâu là cấp số đăng ký và phân luồng tờ khai.
Thực tế, trong thời gian thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử theo Thông tư trước đây, những khâu này được công chức hải quan thực hiện thủ công thông qua các nghiệp vụ “kiểm tra sơ bộ” và “kiểm tra phân luồng”.
Tuy nhiên, theo phản ánh, điều này không đảm bảo “thủ tục hải quan điện tử” mà chỉ là “khai báo điện tử”. Ngoài ra, cách làm như vậy đã phát sinh không ít bất cập, không đảm bảo tính minh bạch trong việc thực hiện thủ tục hành chính giữa cơ quan hải quan và người khai hải quan.
Ngoài ra, văn bản mới cũng quy định cụ thể về việc sử dụng chữ ký số trong thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Quy định về việc sử dụng chữ ký số khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử đã được quy định tại Thông tư 222/2009/TT-BTC, tuy nhiên chưa nêu cụ thể thế nào là chữ ký số hợp lệ, phạm vi hiệu lực của chữ ký số đã đăng ký với cơ quan hải quan… Để khắc phục những hạn chế đó, Thông tư mới quy định, khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan phải sử dụng chữ ký số hợp lệ - nghĩa là đã được đăng ký với cơ quan Hải quan trước khi sử dụng.
Cụ thể hơn, văn bản còn nói rõ, không quá 2 phút kể từ thời điểm kết thúc việc đăng ký, thông qua cổng thông tin điện tử, cơ quan Hải quan trả lời chấp nhận hoặc từ chối (có nêu rõ lý do) chữ ký số của người khai hải quan. Chữ ký này sẽ được sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử trên phạm vi toàn quốc
Ngoài ra, những quy định mới cũng cho phép cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Việc áp dụng quản lý rủi ro này để giảm thời gian thông quan mà vẫn đảm bảo quản lý Hải quan, thực hiện chính sách từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
Đặc biệt, so với văn bản trước đó, thông tư mới của Bộ Tài chính quy định rõ trách nhiệm cung cấp, trao đổi thông tin của các bên liên quan với cơ quan Hải quan.
Quy định mới này hy vọng giúp chuẩn hóa danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành, tăng tính tự động hóa của Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, giảm thiểu các thủ tục hành chính và các thao tác thủ công.
Thủ tục hải quan điện tử đã được thực hiện thí điểm từ năm 2005 theo Quyết định 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 và tiếp tục mở rộng thí điểm theo Quyết định 103/2009/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, ngành Hải quan đã triển khai thủ tục hải quan điện tử tại 21/34 cục hải quan với 100/167 chi cục thực hiện; thu hút trên 50.000 DN tham gia./. |
Xuân Dũng (Vietnam+)