Bé Tú ở Khương Đình, Hà Nội cầm chùm bóng bay chạy giữa nhà. Chốc chốc cháu lại đến bên xem chị gái trang trí cành đào. Khuôn mặt bé thể hiện sự hớn hở chờ đón năm mới.
Thời nay, chất lượng cuộc sống Tết không còn cách xa ngày thường như thuở xưa. Mặc dù vậy, Tết ở Việt Nam vẫn hấp dẫn sự háo hức của trẻ bằng những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Tết nào cũng… mới
Ngày thường, bé Lan sáu tuổi, ở Tây Sơn, Hà Nội, không được tiêu, thậm chí là cầm tiền vì bố mẹ cháu cho rằng, nên tránh để trẻ con sử dụng tiền sớm. Nhưng Tết đến, Lan được tung tăng cầm tiền mừng tuổi trên tay mà không sợ bị ai quát mắng.
“Tiền mừng tuổi của cháu, cháu sẽ mua bóng bay, còn mua cả cho anh Bi nữa,” Lan sung sướng khoe tập phong bao lì xì và “kế hoạch” chi tiêu của mình.
Khác với Lan, Thủy là một bé gái mười tuổi ở Giảng Võ, Hà Nội, thi thoảng bé vẫn được ông bà, các bác cho tiền. Mặc dù vậy, Thủy vẫn ngóng Tết vì cháu nhớ rất rõ rằng những ngày này mình sẽ được tiền mừng tuổi. Thủy hiểu rằng, đó là món quà mang đến điều tốt đẹp cho mình.
“Được mừng tuổi cháu sẽ ngoan và học giỏi hơn,” Thủy thích thú nói.
Mẹ Thủy kể lại, khi chị mua phong bao lì xì về, cháu cứ nằng nặc xin bằng được một chiếc. Gạn hỏi, chị hết sức bất ngờ khi bé trả lời: “Chị Tũn [chị họ mới sinh của Thủy - PV] là em bé con phải lì xì để chị còn chóng lớn chứ!”
Tục mừng tuổi là một nét văn hóa mang tính chúc phúc đến người thân. Không phải bé nào cũng hiểu được ý nghĩa sâu xa đó nhưng hầu hết những đứa trẻ đều háo hức chờ đợi.
Không chỉ vậy, trẻ mong mỏi năm mới để chúng được trưng diện và tung tẩy khoe nhau những bộ đồ đẹp nhất.
Tết năm nay mẹ mua cho Bống [tên gọi ở nhà của bé Trang, Hoàng Quốc Việt, Hà Nội - PV] chiếc váy xòe như váy của nàng Bạch Tuyết. Bống háo hức chờ đến phút giao thừa để đươc diện. “Chị Hồng không có váy như con nhưng chị cũng có áo dài đẹp lắm mẹ ạ. Tết chúng con sẽ cùng mặc,” Bống hãnh diện khoe.
Ngoài những đứa trẻ chờ Tết để được mừng tuổi và có đồ mới đẹp, ước mơ của một số trẻ lại thật… “người lớn”.
Bé Hùng mười tuổi ở Thanh Liệt, Hà Nội, tủm tỉm nghĩ về ước mơ ngày Tết của mình: “Cháu mong Tết để tặng quà cho bạn Hiền vì Tết này cũng là ngày lễ tình yêu nữa!!!”
Sum họp sưởi ấm trái tim trẻ
Sum họp là nét đẹp tiêu biểu của Tết. Người Việt Nam dù đi trăm ngả thì họ cũng luôn cố gắng để ngày này được về đoàn tụ cùng gia đình. Có lẽ, hơn ai hết, những đứa trẻ phải xa bố mẹ mong mỏi đến Tết để được ở bên và nũng nịu người sinh ra mình.
Cháu Thương bẩy tuổi, quê ở Nghệ An là một ví dụ. Từ lúc lên năm cháu đã phải sống với ông bà để bố mẹ ra Hà Nội làm kinh tế. Do hoàn cảnh riêng, mỗi năm bố mẹ chỉ về thăm cháu vài ba lần mà lần nào cũng vội vã trong một đến hai ngày. Chỉ dịp Tết là thời gian dài nhất cháu được sưởi ấm giữa vòng tay bố mẹ.
Mẹ Thương kể rằng, dù ngày thường cháu rất “bám” ông nhưng mỗi khi bố mẹ về thì nó chỉ quấn không rời anh chị. Đối với Thương, những ngày sum họp đó thật vui và nó muốn niềm vui này được kéo dài. “Con muốn Tết thật nhiều để bố mẹ ở với con nhiều hơn,” Thương nói hồn nhiên.
Bên cạnh đó, những đứa trẻ may mắn được sống cùng bố mẹ thì đầu năm cũng là dịp để đến chơi nhà anh em, họ hàng mà ngày thường chúng ít được lui tới. “Cháu được bố mẹ đưa đến chơi nhà nhiều bác. Cháu thích,” bé Quyên ở Đông Anh, Hà Nội vừa chạy vừa khoe.
Với một số đứa trẻ, chỉ việc ngồi quây quần với gia đình xem gói bánh trưng cũng khiến chúng thích thú và chờ đợi.
Cháu Tùng ở Từ Liêm, Hà Nội khoe “chiến công” của mình: “Cháu thức đến gần 12 giờ đêm để xem bố và anh gói bánh. Lớn lên cháu cũng sẽ gói được. Nhà bạn Hưng không gói nên bạn hay sang nhà cháu để xem!”
Năm mới qua lăng kính mắt trẻ thật vui tươi và ấm áp. Ngày nay, trong lúc một số người lớn thờ ơ với những phong tục truyền thống tốt đẹp này thì Tết vẫn náo nức trong cả giấc mơ của nhiều đứa trẻ.
Thời nay, chất lượng cuộc sống Tết không còn cách xa ngày thường như thuở xưa. Mặc dù vậy, Tết ở Việt Nam vẫn hấp dẫn sự háo hức của trẻ bằng những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Tết nào cũng… mới
Ngày thường, bé Lan sáu tuổi, ở Tây Sơn, Hà Nội, không được tiêu, thậm chí là cầm tiền vì bố mẹ cháu cho rằng, nên tránh để trẻ con sử dụng tiền sớm. Nhưng Tết đến, Lan được tung tăng cầm tiền mừng tuổi trên tay mà không sợ bị ai quát mắng.
“Tiền mừng tuổi của cháu, cháu sẽ mua bóng bay, còn mua cả cho anh Bi nữa,” Lan sung sướng khoe tập phong bao lì xì và “kế hoạch” chi tiêu của mình.
Khác với Lan, Thủy là một bé gái mười tuổi ở Giảng Võ, Hà Nội, thi thoảng bé vẫn được ông bà, các bác cho tiền. Mặc dù vậy, Thủy vẫn ngóng Tết vì cháu nhớ rất rõ rằng những ngày này mình sẽ được tiền mừng tuổi. Thủy hiểu rằng, đó là món quà mang đến điều tốt đẹp cho mình.
“Được mừng tuổi cháu sẽ ngoan và học giỏi hơn,” Thủy thích thú nói.
Mẹ Thủy kể lại, khi chị mua phong bao lì xì về, cháu cứ nằng nặc xin bằng được một chiếc. Gạn hỏi, chị hết sức bất ngờ khi bé trả lời: “Chị Tũn [chị họ mới sinh của Thủy - PV] là em bé con phải lì xì để chị còn chóng lớn chứ!”
Tục mừng tuổi là một nét văn hóa mang tính chúc phúc đến người thân. Không phải bé nào cũng hiểu được ý nghĩa sâu xa đó nhưng hầu hết những đứa trẻ đều háo hức chờ đợi.
Không chỉ vậy, trẻ mong mỏi năm mới để chúng được trưng diện và tung tẩy khoe nhau những bộ đồ đẹp nhất.
Tết năm nay mẹ mua cho Bống [tên gọi ở nhà của bé Trang, Hoàng Quốc Việt, Hà Nội - PV] chiếc váy xòe như váy của nàng Bạch Tuyết. Bống háo hức chờ đến phút giao thừa để đươc diện. “Chị Hồng không có váy như con nhưng chị cũng có áo dài đẹp lắm mẹ ạ. Tết chúng con sẽ cùng mặc,” Bống hãnh diện khoe.
Ngoài những đứa trẻ chờ Tết để được mừng tuổi và có đồ mới đẹp, ước mơ của một số trẻ lại thật… “người lớn”.
Bé Hùng mười tuổi ở Thanh Liệt, Hà Nội, tủm tỉm nghĩ về ước mơ ngày Tết của mình: “Cháu mong Tết để tặng quà cho bạn Hiền vì Tết này cũng là ngày lễ tình yêu nữa!!!”
Sum họp sưởi ấm trái tim trẻ
Sum họp là nét đẹp tiêu biểu của Tết. Người Việt Nam dù đi trăm ngả thì họ cũng luôn cố gắng để ngày này được về đoàn tụ cùng gia đình. Có lẽ, hơn ai hết, những đứa trẻ phải xa bố mẹ mong mỏi đến Tết để được ở bên và nũng nịu người sinh ra mình.
Cháu Thương bẩy tuổi, quê ở Nghệ An là một ví dụ. Từ lúc lên năm cháu đã phải sống với ông bà để bố mẹ ra Hà Nội làm kinh tế. Do hoàn cảnh riêng, mỗi năm bố mẹ chỉ về thăm cháu vài ba lần mà lần nào cũng vội vã trong một đến hai ngày. Chỉ dịp Tết là thời gian dài nhất cháu được sưởi ấm giữa vòng tay bố mẹ.
Mẹ Thương kể rằng, dù ngày thường cháu rất “bám” ông nhưng mỗi khi bố mẹ về thì nó chỉ quấn không rời anh chị. Đối với Thương, những ngày sum họp đó thật vui và nó muốn niềm vui này được kéo dài. “Con muốn Tết thật nhiều để bố mẹ ở với con nhiều hơn,” Thương nói hồn nhiên.
Bên cạnh đó, những đứa trẻ may mắn được sống cùng bố mẹ thì đầu năm cũng là dịp để đến chơi nhà anh em, họ hàng mà ngày thường chúng ít được lui tới. “Cháu được bố mẹ đưa đến chơi nhà nhiều bác. Cháu thích,” bé Quyên ở Đông Anh, Hà Nội vừa chạy vừa khoe.
Với một số đứa trẻ, chỉ việc ngồi quây quần với gia đình xem gói bánh trưng cũng khiến chúng thích thú và chờ đợi.
Cháu Tùng ở Từ Liêm, Hà Nội khoe “chiến công” của mình: “Cháu thức đến gần 12 giờ đêm để xem bố và anh gói bánh. Lớn lên cháu cũng sẽ gói được. Nhà bạn Hưng không gói nên bạn hay sang nhà cháu để xem!”
Năm mới qua lăng kính mắt trẻ thật vui tươi và ấm áp. Ngày nay, trong lúc một số người lớn thờ ơ với những phong tục truyền thống tốt đẹp này thì Tết vẫn náo nức trong cả giấc mơ của nhiều đứa trẻ.
Thiên Linh (Vietnam+)