Thảm họa hạt nhân Fukushima sẽ là đề tài cho ba bộ phim tham dự Liên hoan phim Berlin đang diễn ra ở thủ đô nước Đức, một trong những liên hoan phim lớn nhất thế giới.
Trong cuộc trò chuyện với AFP, Atsushi Funahashi, đạo diễn phim "Nuclear Nation" (Quốc gia hạt nhân)“ cho biết: "Tôi rất hạnh phúc được có mặt ở đây vì Berlinale là một liên hoan có lịch sử chiếu các phim có ý nghĩa nhận thức về mặt chính trị và xã hội.”
Ông giải thích cho việc chọn chủ đề hạt nhân là việc gia đình ông đã bị ảnh hưởng bởi hai quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Nhật Bản năm 1945. Ban đầu, ông không rõ phải phản ánh sự kiện Fukushima ra sao.
“Ban đầu, tôi không biết với tư cách một nhà làm phim mình có thể làm gì, nhưng tôi biết mình phải làm gì đó”, ông nói và giải thích thêm rằng ý tưởng của ông là từ sự khác biệt trong số liệu giữa các quan chức Nhật Bản và quốc tế. Ông cũng tập trung vào những người dân phải sơ tán ở Futaba, nơi đặt nhà máy hạt nhân gặp sự cố nghiêm trọng nhất, Fukushima Daiichi, cũng như một trường cấp ba bị bỏ hoang cách đó 250 km, trụ sở của một thị trưởng mà thành phố của ông không còn tồn tại.
[Lộ trình giải quyết khủng hoảng hạt nhân Fukushima]
Trong khi đó, phim "No Man's Zone" (Vùng không người) của Toshi Fujiwara phản ánh khu vực giới nghiêm 20 km xung quanh nhà máy và những vùng phụ cận với những câu chuyện về cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng ra sao.
Bộ phim cuối cùng là "Friends After 3.11" (Những người bạn sau ngày 11-3) của đạo diễn Iwai Shunji nói về tình trạng chính trị, xã hội và kinh tế của đất nước với những người bạn mới của ông, bao gồm các chuyên gia hạt nhân, ngân hàng, nhà báo./.
Trong cuộc trò chuyện với AFP, Atsushi Funahashi, đạo diễn phim "Nuclear Nation" (Quốc gia hạt nhân)“ cho biết: "Tôi rất hạnh phúc được có mặt ở đây vì Berlinale là một liên hoan có lịch sử chiếu các phim có ý nghĩa nhận thức về mặt chính trị và xã hội.”
Ông giải thích cho việc chọn chủ đề hạt nhân là việc gia đình ông đã bị ảnh hưởng bởi hai quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Nhật Bản năm 1945. Ban đầu, ông không rõ phải phản ánh sự kiện Fukushima ra sao.
“Ban đầu, tôi không biết với tư cách một nhà làm phim mình có thể làm gì, nhưng tôi biết mình phải làm gì đó”, ông nói và giải thích thêm rằng ý tưởng của ông là từ sự khác biệt trong số liệu giữa các quan chức Nhật Bản và quốc tế. Ông cũng tập trung vào những người dân phải sơ tán ở Futaba, nơi đặt nhà máy hạt nhân gặp sự cố nghiêm trọng nhất, Fukushima Daiichi, cũng như một trường cấp ba bị bỏ hoang cách đó 250 km, trụ sở của một thị trưởng mà thành phố của ông không còn tồn tại.
[Lộ trình giải quyết khủng hoảng hạt nhân Fukushima]
Trong khi đó, phim "No Man's Zone" (Vùng không người) của Toshi Fujiwara phản ánh khu vực giới nghiêm 20 km xung quanh nhà máy và những vùng phụ cận với những câu chuyện về cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng ra sao.
Bộ phim cuối cùng là "Friends After 3.11" (Những người bạn sau ngày 11-3) của đạo diễn Iwai Shunji nói về tình trạng chính trị, xã hội và kinh tế của đất nước với những người bạn mới của ông, bao gồm các chuyên gia hạt nhân, ngân hàng, nhà báo./.
Trần Trọng (Vietnam+)