Mùa nước nổi là mùa mưu sinh của hàng ngàn người dânnghèo song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông thường thủy khiphần lớn phương tiện chưa được đăng ký đăng kiểm, tình trạng chở quátải, quá khổ vẫn diễn ra.
“Né” đăng ký, đăng kiểm
Theo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hậu Giang, thời gian qua địa phươngrất nỗ lực nhưng số lượng phương tiện thủy nội địa đăng ký, đăng kiểmcòn rất hạn chế. Phần lớn phương tiện này có công suất từ 5 đến 20CV (mãlực), trọng tải toàn phần từ 1 đến dưới 15 tấn, sức chở dưới 12 người.
Với người dân vùng sông nước, đây là phương tiện rấtquan trọng trong việc đi lại, vận chuyển, trao đổi, mua bán hàng hóa.Hầu hết mỗi hộ dân đều trang bị một phương tiện loại này, cá biệt có hộcó đến 3-4 phương tiện. Theo quy định, tất cả các phương tiện hoạt độngtrên sông phải đăng ký, đăng kiểm.
Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưanhận thức được tầm quan trọng này, cố tình né tránh với nhiều lý do khácnhau. Anh Lê Văn Giỏi (ấp 7 A, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, tỉnh HậuGiang) biện minh, vì phương tiện chỉ phục vụ đi lại nội tỉnh, không kinhdoanh mua bán gì nên dù được chính quyền địa phương tuyên truyền, thôngbáo đi đăng ký, đăng kiểm, học thi bằng chứng chỉ chuyên môn nhưng thấykhông cần thiết nên anh vẫn chưa làm.
Theo Ban Antoàn giao thông tỉnh Hậu Giang, từ khi Luật Giao thông đường thủy nộiđịa có hiệu lực năm 2004, tỉnh đã ban hành nhiều quyết định phân cấpquản lý, cấp phép mở bến khách, đăng ký, đăng kiểm, học lái, chứng chỉhành nghề.
Hàng năm, tỉnh chỉ đạo các địa phương, ngành chức năng, đoànthể đẩy mạnh việc tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân, học sinh,sinh viên; hướng dẫn, vận động người dân thực hiện, chấp hành nghiêmLuật Giao thông đường thủy.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 4.800/5.740phương tiện thuộc Sở Giao thông vận tải quản lý đã đăng ký, đăng kiểm(đạt 85%); 1.025/11.806 phương tiện thuộc diện quản lý huyện, thị xã,thành phố đã đăng ký (tỉ lệ đăng kiểm đạt gần 9%). Riêng hơn 6.000 tàicông thuộc diện phải có chứng chỉ hành nghề, mới có khoảng 1.700 ngườiđược cấp chứng chỉ.
Chở quá tải, quá khổ
Hậu Giang nẳm ở vị trí giáp nhiều tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằngsông Cửu Long; trong đó, một số tuyến sông chính với loại hình giaothông thủy đóng vai trò chủ lực nối với các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, CàMau, Kiên Giang, thành phố Cần Thơ…
Tuyến kênh xáng Xà No, Quản lộ -Phụng Hiệp, Cái Lớn, Lái Hiếu… do Trung ương quản lý có lưu lượng giaothông lớn, mỗi ngày có hàng ngàn lượt phương tiện qua lại, phần lớn làtàu ghe chở hàng hóa nông thủy sản, gia súc gia cầm, vận tải khách, sàlan chở cát đá, vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, qua tuần tra, kiểm soát,ngành chức năng đã phát hiện số phương tiện chở quá tải, quá khổ diễn raphổ biến, nhất là các sà lan chở cát đá, tàu ghe mua bán nông sản.
Điều đáng nói là phần lớn các trường hợp bị phát hiện đều biết rõ mứcđộ nguy hiểm của việc chở quá tải, quá khổ nhưng chủ các phương tiện vẫncố tình vi phạm. Nhiều chủ phương tiện cho rằng, mỗi chuyến đi một khónên chở càng nhiều hàng càng tốt, lợi nhuận nhiều, nếu không may bị pháthiện cũng chỉ xử phạt hành chính là cùng.
Ông Võ Văn Phó - chủ sà lanchở cát ở thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) phân trần: Dù biết chở quá tảilà nguy hiểm nhưng giá nhiên liệu tăng cao, chi phí nhân công lao động,giá vật tư đều tăng, nếu chở đúng tải không có lãi nên chúng tôi làmliều.
Thượng úy Nguyễn Trung Nghĩa, Phòng Cảnh sát giaothông đường thủy Hậu Giang cho biết: Từ năm 2005 đến nay trên địa bànxảy ra 26 vụ tai nạn giao thông đường thủy, làm chết 23 người, bị thương5 người, thiệt hại tài sản hơn 350 triệu đồng. Riêng 7 tháng đầu nămnay, tuy chưa xảy ra vụ tai nạn nào nhưng qua các cuộc tuần tra, kiểmsóat, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý hơn 600 trường hợp viphạm, trong đó nhiều trường hợp chở quá tải, quá khổ.
Kiên quyết lập lại trật tự giao thông đường thủy
Tỉnh Hậu Giang có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với tổngchiều dài gần 700km. Trong đó, cấp Trung ương quản lý 6 tuyến, với chiềudài hơn 95km đạt tiêu chuẩn sông cấp 2, cấp 3; cấp địa phương quản lý41 tuyến, với chiều dài 585km, trong đó 11 tuyến cấp tỉnh, chiều dài233km, còn lại là cấp huỵên, thành phố. Ngoài ra, tỉnh có 3 bến tàukhách, hàng trăm bến khách ngang sông, bến thủy nội địa, với hơn 17.500phương tiện hoạt động mỗi ngày.
Theo ông Nguyễn VănTuấn, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hậu Giang: Nhận thức được tầmquan trọng của giao thông đường thủy, tỉnh đã ban hành nhiều văn bảnhướng dẫn thi hành; thường xuyên tuyên truyền, giáo dục về Luật Giaothông đường thủy nội địa; phổ biến Nghị quyết 21/2005/NĐ-CP của Chínhphủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Giao thông đường thủy nộiđịa; Thông tư số 15 của Bộ Giao thông vận tải quy định về trang bị sửdụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trên phương tiện tảikhách ngang sông…
Tuy nhiên, công tác tuyêntruyền, giáo dục pháp luật được triển khai thực hiện nhưng chưa thật sựkhoa học, thiếu chiều sâu, tẻ nhạt về hình thức. Nhiều địa phương cònxem nhẹ khâu phân cấp quản lý, công tác đào tạo, cấp bằng, chứng chỉchuyên môn chưa tạo sự chuyển biến lớn về nhận thức đối với người thamgia giao thông đường thủy. Còn nhiều phương tiện chưa đăng ký, đăngkiểm, chưa có bằng, chứng chỉ chuyên môn, nhất là phương tiện thủy nộiđịa.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang Nguyễn ThànhNhơn nhấn mạnh, tuy còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh kiên quyết lập lạitrật tự giao thông đường thủy, để bảo đảm an toàn cho người và phươngtiện giao thông thủy, mang lại bình yên cho vùng sông nước Hậu Giang./.