Từ ngày 8/11, hơn 160 cổ vật của triều Nguyễn đã được đưa ra trưng bày tại Bảo tàng Cố cung quốc gia Hàn Quốc nằm ở trung tâm thủ đô Seoul.
Đây là hoạt động phối hợp giữa Bảo tàng Cố cung Hàn Quốc với Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế và Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc.
Phát biểu khai mạc triển lãm, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Trần Trọng Toàn cho rằng việc giới thiệu các báu vật thời Nguyễn tại đây sẽ giúp người dân xứ sở kim chi có cái nhìn khái quát về lịch sử triều Nguyễn, về đời sống cung đình, sinh hoạt hàng ngày, đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của người dân Việt dưới thời Nguyễn. Đại sứ nhấn mạnh đây là hoạt động hợp tác có ý nghĩa đặc biệt, tăng cường giao lưu hiểu biết giữa nhân dân hai nước nói chung và giới học giả nói riêng.
Ông Chang Jong-soo, Giám đốc Viện Bảo tàng cố cung quốc gia Hàn Quốc, đã nhấn mạnh đến ý nghĩa của sự giao lưu tìm hiểu các giá trị văn hóa giữa hai bên và các nét tương đồng văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam.
Ông cho rằng việc giới thiệu bộ sưu tập các cổ vật triều Nguyễn đến với người dân Seoul là một cơ hội hiếm có, giúp người dân Hàn Quốc hiểu hơn về đời sống cung đình và sinh hoạt của hoàng triều Việt xưa. Cuộc triển lãm là công sức nghiên cứu, phối hợp của các chuyên gia, các nhà khảo cổ của bảo tàng cố cung quốc gia với sự trợ giúp của Bảo tàng cổ vật cung đình Huế.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Seoul, ông Phùng Phú - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, nói rằng để có được cuộc triển lãm này, hai cơ quan đầu mối của Việt Nam và Hàn Quốc đã mất 5 năm chuẩn bị.
Từ khi Huế tồn tại với tư cách là kinh đô của cả nước vào thời Nguyễn, nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đã được thừa kế từ các triều đại trước, đồng thời các giá trị văn hóa mới cùng được sáng tạo thêm.
Bộ mặt của kinh đô Việt Nam vào giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20 đã được khẳng định với nhiều phức hệ kiến trúc bao gồm thành quách, đền đài, đình tạ, lầu các, miếu điện, lăng tẩm… song song tồn tại với các giá trị văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật diễn xướng, ngành nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực...
Từ Kinh thành, Hoàng thành đến Đàn Nam Giao, Văn Miếu, Võ Miếu đến các khu lăng tẩm của các vua, Chúa Nguyễn, những giá trị văn hóa vật thể của Huế đã được khẳng định rõ. Từ nhã nhạc đến tuồng cung đình, múa cung đình cũng như các lễ hội, các ngành nghề truyền thống, ẩm thực... đã khẳng định những giá trị văn hóa phi vật thể của Huế.
Với những giá trị nổi bật, năm 1993, Quần thể Di tích cố đô Huế đã được Tổ chức Giáo dục, văn hóa và khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới và đến năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế đã được công nhận là Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
Cuộc triển lãm lần này, với những báu vật đặc trưng của cung đình là cơ hội để người dân Hàn Quốc tìm hiểu về đời sống sinh hoạt của cung đình thời Nguyễn nói riêng và của người Việt nói chung.
Những cổ vật được lựa chọn trưng bày với nhiều chất liệu và những đặc trưng văn hóa, mỹ thuật cung đình cũng giúp người xem phần nào hình thành khái niệm cơ bản về đời sống vật chất, tinh thần, thẩm mỹ và nghệ thuật của các làng nghề truyền thống xưa ở kinh thành Huế.
Triển lãm "Báu vật triều Nguyễn" sẽ diễn ra tại Seoul đến hết ngày 16/2/2011 và tiếp đó, các cổ vật sẽ được chuyển tới cố đô Gyeongju để trưng bày từ ngày 28/2-15/5/2011./.
Đây là hoạt động phối hợp giữa Bảo tàng Cố cung Hàn Quốc với Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế và Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc.
Phát biểu khai mạc triển lãm, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Trần Trọng Toàn cho rằng việc giới thiệu các báu vật thời Nguyễn tại đây sẽ giúp người dân xứ sở kim chi có cái nhìn khái quát về lịch sử triều Nguyễn, về đời sống cung đình, sinh hoạt hàng ngày, đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của người dân Việt dưới thời Nguyễn. Đại sứ nhấn mạnh đây là hoạt động hợp tác có ý nghĩa đặc biệt, tăng cường giao lưu hiểu biết giữa nhân dân hai nước nói chung và giới học giả nói riêng.
Ông Chang Jong-soo, Giám đốc Viện Bảo tàng cố cung quốc gia Hàn Quốc, đã nhấn mạnh đến ý nghĩa của sự giao lưu tìm hiểu các giá trị văn hóa giữa hai bên và các nét tương đồng văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam.
Ông cho rằng việc giới thiệu bộ sưu tập các cổ vật triều Nguyễn đến với người dân Seoul là một cơ hội hiếm có, giúp người dân Hàn Quốc hiểu hơn về đời sống cung đình và sinh hoạt của hoàng triều Việt xưa. Cuộc triển lãm là công sức nghiên cứu, phối hợp của các chuyên gia, các nhà khảo cổ của bảo tàng cố cung quốc gia với sự trợ giúp của Bảo tàng cổ vật cung đình Huế.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Seoul, ông Phùng Phú - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, nói rằng để có được cuộc triển lãm này, hai cơ quan đầu mối của Việt Nam và Hàn Quốc đã mất 5 năm chuẩn bị.
Từ khi Huế tồn tại với tư cách là kinh đô của cả nước vào thời Nguyễn, nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đã được thừa kế từ các triều đại trước, đồng thời các giá trị văn hóa mới cùng được sáng tạo thêm.
Bộ mặt của kinh đô Việt Nam vào giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20 đã được khẳng định với nhiều phức hệ kiến trúc bao gồm thành quách, đền đài, đình tạ, lầu các, miếu điện, lăng tẩm… song song tồn tại với các giá trị văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật diễn xướng, ngành nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực...
Từ Kinh thành, Hoàng thành đến Đàn Nam Giao, Văn Miếu, Võ Miếu đến các khu lăng tẩm của các vua, Chúa Nguyễn, những giá trị văn hóa vật thể của Huế đã được khẳng định rõ. Từ nhã nhạc đến tuồng cung đình, múa cung đình cũng như các lễ hội, các ngành nghề truyền thống, ẩm thực... đã khẳng định những giá trị văn hóa phi vật thể của Huế.
Với những giá trị nổi bật, năm 1993, Quần thể Di tích cố đô Huế đã được Tổ chức Giáo dục, văn hóa và khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới và đến năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế đã được công nhận là Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
Cuộc triển lãm lần này, với những báu vật đặc trưng của cung đình là cơ hội để người dân Hàn Quốc tìm hiểu về đời sống sinh hoạt của cung đình thời Nguyễn nói riêng và của người Việt nói chung.
Những cổ vật được lựa chọn trưng bày với nhiều chất liệu và những đặc trưng văn hóa, mỹ thuật cung đình cũng giúp người xem phần nào hình thành khái niệm cơ bản về đời sống vật chất, tinh thần, thẩm mỹ và nghệ thuật của các làng nghề truyền thống xưa ở kinh thành Huế.
Triển lãm "Báu vật triều Nguyễn" sẽ diễn ra tại Seoul đến hết ngày 16/2/2011 và tiếp đó, các cổ vật sẽ được chuyển tới cố đô Gyeongju để trưng bày từ ngày 28/2-15/5/2011./.
(TTXVN/Vietnam+)