''Vaccine Pfizer làm tăng nguy cơ với người mắc bệnh máu hiếm gặp''

Các nhà nghiên cứu Israel phát hiện sự liên quan giữa việc tiêm chủng vaccine COVID-19 của hãng dược Pfizer/BioNTech với sự gia tăng các ca bệnh về máu ở nước này vốn chỉ 2-3 ca/năm lên 4 ca/tháng.
Vaccine phòng COVID-19 do công ty Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) bào chế, tại trung tâm y tế ở Cardiff, South Wales, ngày 8/12/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Vaccine phòng COVID-19 do công ty Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) bào chế, tại trung tâm y tế ở Cardiff, South Wales, ngày 8/12/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Trung tâm Y tế Shamir ngày 21/6 cho biết các nhà nghiên cứu của Israel vừa phát hiện ra rằng vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Pfizer/BioNTech làm tăng khả năng phát triển bệnh máu hiếm gặp do chứng xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP).

TTP là một bệnh lý miễn dịch hiếm gặp, nguyên nhân là sự hình thành các cục máu đông trong một vài cơ quan nội tạng người.

Các triệu chứng thường gặp là cảm thấy suy nhược, mệt mỏi, rối loạn thần kinh, xuất huyết và đau ở ngực.

Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể gia tăng cơ hội phục hồi cho bệnh nhân lên tới 80% so với chỉ 10% trong quá khứ.

[Hàn Quốc xác nhận ca tử vong sau khi tiêm vaccine AstraZeneca]

Mối lo ngại về sự liên quan giữa vaccine ngừa COVID-19 với bệnh TTP đã tăng lên sau khi gia tăng các ca bệnh về máu ở Israel, vốn chỉ 2-3 ca/năm lên 4 ca/tháng.

Theo Trung tâm Y tế Shamir, các nhà nghiên cứu sau đó đã phát hiện sự liên quan theo thời gian giữa việc tiêm chủng với sự bùng phát các triệu chứng của căn bệnh.

Trung tâm Shamir kêu gọi những bệnh nhân đã phục hồi sau điều trị bệnh TTP chỉ được tiêm vaccine phòng COVID-19 theo chỉ định y tế đặc biệt và cần được theo dõi chặt chẽ về lâm sàng tại cơ sở y tế sau khi tiêm chủng.

Trung tâm Shamir cũng khuyến nghị những người khỏe mạnh duy trì cảnh giác sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng của bệnh TTP./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.