Sau những phiên giao dịch trồi sụt thất thường với biên độ khá rộng, giá vàng đã khép lại tuần qua với mức tăng 2,5% - mức tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 9 đến nay, đồng thời cũng là tuần tăng thứ hai liên tiếp của kim loại quý.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần ngày 14/10 trên thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.678,8 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 tăng 14,5 USD lên 1.682,6 USD/ounce, sau khi đã có lúc trong phiên vọt lên tới 1.693 USD/ounce - mức cao nhất trong 2 tuần.
Theo đà tăng của giá vàng, các kim loại quý khác cũng đồng loạt đi lên, trong đó giá bạc tăng 1% lên 32,07 USD/ounce, bạch kim tăng 1,2% lên 1.545,48 USD/ounce - mức tăng tuần lớn nhất trong khoảng hai tháng trở lại đây đồng thời chấm dứt 5 tuần mất giá liên tiếp. Paladi cũng leo lên 615,50 USD/ounce, tăng khoảng 2% trong cả tuần và cũng là tuần tăng đầu tiên sau 5 tuần đi xuống liên tiếp.
Tâm lý lạc quan về kế hoạch “xử lý” vấn đề nợ công của khu vực Eurozone cùng sự mất giá của đồng USD đã khiến giới đầu tư quay trở lại với các tài sản rủi ro như cổ phiếu hay các loại hàng hóa công nghiệp khác như đồng, hay dầu mỏ, trong đó có cả vàng - mà với những biến động thất thường gần đây của nó, người ta đang tự hỏi rằng vàng có còn là tài sản an toàn nữa hay không? hay đã chuyển sang thành tài sản rủi ro?
Theo Sean McGillivray, lãnh đạo bộ phận định giá tài sản của Great Pacific Wealth Management, thì vàng và các tài sản rủi ro thời gian gần đây đang song hành cùng nhau và đang biến động tăng giảm theo cùng một chiều, cùng một chất xúc tác.
“Chất xúc tác” cho giá vàng trong phiên cuối tuần, ngoài cuộc họp G20 mà giới đầu tư đang đặt nhiều hy vọng, còn là những thông tin sáng sủa từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Theo đó, doanh số bán lẻ và lợi nhuận của các doanh nghiệp tại Mỹ đều cao hơn dự kiến, trong khi lạm phát tại Trung Quốc đã dịu đi, làm giảm bớt những lo ngại về khả năng thắt chặt tín dụng hơn nữa của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, khối lượng giao dịch trong phiên cuối tuần cũng như trong cả tuần qua vẫn tiếp tục khá thấp, và tính từ đầu tháng 10 tới nay, mức bình quân giao dịch của mỗi phiên chỉ đạt 17,5 triệu ounce, bằng một nửa so với trung bình tháng trước.
Theo giới phân tích, giao dịch thấp là do các nhà đầu tư vẫn chưa có tâm lý ổn định, vẫn còn nghe ngóng và trông chờ vào các giải pháp cụ thể và chắc chắn hơn trong việc giải quyết các vấn đề nợ công của châu Âu, cũng như vào triển vọng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là tại các nền và các khu vực kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu.
Phiên giao dịch cuối tuần qua còn là phiên đánh dấu mức giá đóng cửa lần đầu tiên trong 1 tháng qua đã ở trên đường trung bình của 20 ngày.
Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng, giá vàng có thể sẽ test lại hai mức giá đỉnh được lập vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9, trước khi có thể tăng bền vững lên trên 1.700 USD/ounce trong tuần tới.
Tại các thị trường khác như London, giá vàng khép lại tuần qua cũng tăng lên 1.678 USD/ounce so với 1.652 USD/ounce của tuần trước nữa. Tuy nhiên, giá bạc lại giảm nhẹ từ 31,98 USD/ounce xuống 31,82 USD/ounce.
Còn tại thị trường châu Á, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần 14/10 cũng tăng gần 6 USD lên 1.672,5 USD/ounce.
Nhận định về xu hướng giá vàng trong thời gian tới, Ngân hàng UBS mới đây nhất vừa đưa ra dự báo giảm giá vàng trung bình trong năm 2011 từ 1.665 USD/ounce xuống 1.615 USD/ounce do những biến động đi xuống của giá vàng thời gian gần đây trong bối cảnh đồng USD mạnh lên. Tuy nhiên, ngân hàng này vẫn giữ nguyên dự báo về mức giá vàng cho năm 2012 là 2.075 USD/ounce, với lý do được đưa ra là nền kinh tế toàn cầu còn tiếp tục yếu kém, cuộc khủng hoảng nợ châu Âu còn dai dẳng, hoạt động kinh doanh đi xuống và niềm tin của người tiêu dùng sụt giảm.
Ngoài ra, theo UBS, nhu cầu vàng vật chất ở châu Á, đặc biệt là tại Ấn Độ và Trung Quốc - hai quốc gia tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới, vẫn rất cao, kèm theo tình trạng lạm phát cao trong khu vực (dù đã hạ nhiệt phần nào), khiến các chính phủ khó có thể áp dụng sớm các chính sách nới lỏng tiền tệ để kích thích kinh tế. Những yếu tố đó sẽ hỗ trợ cho giá vàng trong dài hạn.
Trước đó, Ngân hàng BNP Paribas cũng đã hạ dự báo giá vàng từ năm 2011 đến 2013, theo đó giá vàng trung bình năm 2011 có thể giảm xuống còn 1.580 USD, so với 1.635 USD/ounce của dự báo trước đó; giá vàng năm 2012 và 2013 xuống lần lượt là 1.950 USD/ounce và 2.125 USD/ounce, so với các mức tương ứng là 2.080 USD/ounce và 2.200 USD/ounce được đưa ra cách đây 2 tháng.
Ngân hàng này cũng dự báo giá vàng trong 3 tháng cuối năm chỉ đạt trung bình 1.730 USD/ounce, thay vì 2.170 USD/ounce đưa ra hồi tháng 8.
Tuy nhiên, theo một khảo sát mới nhất của Bloomberg với 25 chuyên gia về xu hướng giá vàng tuần tới thì phần lớn đều cho rằng giá vàng sẽ đi lên. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 7, các chuyên gia có sự nhất trí cao như vậy về triển vọng lạc quan của giá vàng.
Theo họ, khủng hoảng nợ công châu Âu, kinh tế toàn cầu chững lại và thị trường chứng khoán bấp bênh sẽ cùng đẩy nhu cầu vàng tăng lên. Ngoài ra, việc các quỹ giao dịch vàng lớn không thay đổi nhiều lượng vàng nắm giữ trong thời gian qua cũng cho thấy khả năng nhu cầu đầu tư vào kim loại quý vẫn còn mạnh./.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần ngày 14/10 trên thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.678,8 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 tăng 14,5 USD lên 1.682,6 USD/ounce, sau khi đã có lúc trong phiên vọt lên tới 1.693 USD/ounce - mức cao nhất trong 2 tuần.
Theo đà tăng của giá vàng, các kim loại quý khác cũng đồng loạt đi lên, trong đó giá bạc tăng 1% lên 32,07 USD/ounce, bạch kim tăng 1,2% lên 1.545,48 USD/ounce - mức tăng tuần lớn nhất trong khoảng hai tháng trở lại đây đồng thời chấm dứt 5 tuần mất giá liên tiếp. Paladi cũng leo lên 615,50 USD/ounce, tăng khoảng 2% trong cả tuần và cũng là tuần tăng đầu tiên sau 5 tuần đi xuống liên tiếp.
Tâm lý lạc quan về kế hoạch “xử lý” vấn đề nợ công của khu vực Eurozone cùng sự mất giá của đồng USD đã khiến giới đầu tư quay trở lại với các tài sản rủi ro như cổ phiếu hay các loại hàng hóa công nghiệp khác như đồng, hay dầu mỏ, trong đó có cả vàng - mà với những biến động thất thường gần đây của nó, người ta đang tự hỏi rằng vàng có còn là tài sản an toàn nữa hay không? hay đã chuyển sang thành tài sản rủi ro?
Theo Sean McGillivray, lãnh đạo bộ phận định giá tài sản của Great Pacific Wealth Management, thì vàng và các tài sản rủi ro thời gian gần đây đang song hành cùng nhau và đang biến động tăng giảm theo cùng một chiều, cùng một chất xúc tác.
“Chất xúc tác” cho giá vàng trong phiên cuối tuần, ngoài cuộc họp G20 mà giới đầu tư đang đặt nhiều hy vọng, còn là những thông tin sáng sủa từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Theo đó, doanh số bán lẻ và lợi nhuận của các doanh nghiệp tại Mỹ đều cao hơn dự kiến, trong khi lạm phát tại Trung Quốc đã dịu đi, làm giảm bớt những lo ngại về khả năng thắt chặt tín dụng hơn nữa của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, khối lượng giao dịch trong phiên cuối tuần cũng như trong cả tuần qua vẫn tiếp tục khá thấp, và tính từ đầu tháng 10 tới nay, mức bình quân giao dịch của mỗi phiên chỉ đạt 17,5 triệu ounce, bằng một nửa so với trung bình tháng trước.
Theo giới phân tích, giao dịch thấp là do các nhà đầu tư vẫn chưa có tâm lý ổn định, vẫn còn nghe ngóng và trông chờ vào các giải pháp cụ thể và chắc chắn hơn trong việc giải quyết các vấn đề nợ công của châu Âu, cũng như vào triển vọng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là tại các nền và các khu vực kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu.
Phiên giao dịch cuối tuần qua còn là phiên đánh dấu mức giá đóng cửa lần đầu tiên trong 1 tháng qua đã ở trên đường trung bình của 20 ngày.
Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng, giá vàng có thể sẽ test lại hai mức giá đỉnh được lập vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9, trước khi có thể tăng bền vững lên trên 1.700 USD/ounce trong tuần tới.
Tại các thị trường khác như London, giá vàng khép lại tuần qua cũng tăng lên 1.678 USD/ounce so với 1.652 USD/ounce của tuần trước nữa. Tuy nhiên, giá bạc lại giảm nhẹ từ 31,98 USD/ounce xuống 31,82 USD/ounce.
Còn tại thị trường châu Á, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần 14/10 cũng tăng gần 6 USD lên 1.672,5 USD/ounce.
Nhận định về xu hướng giá vàng trong thời gian tới, Ngân hàng UBS mới đây nhất vừa đưa ra dự báo giảm giá vàng trung bình trong năm 2011 từ 1.665 USD/ounce xuống 1.615 USD/ounce do những biến động đi xuống của giá vàng thời gian gần đây trong bối cảnh đồng USD mạnh lên. Tuy nhiên, ngân hàng này vẫn giữ nguyên dự báo về mức giá vàng cho năm 2012 là 2.075 USD/ounce, với lý do được đưa ra là nền kinh tế toàn cầu còn tiếp tục yếu kém, cuộc khủng hoảng nợ châu Âu còn dai dẳng, hoạt động kinh doanh đi xuống và niềm tin của người tiêu dùng sụt giảm.
Ngoài ra, theo UBS, nhu cầu vàng vật chất ở châu Á, đặc biệt là tại Ấn Độ và Trung Quốc - hai quốc gia tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới, vẫn rất cao, kèm theo tình trạng lạm phát cao trong khu vực (dù đã hạ nhiệt phần nào), khiến các chính phủ khó có thể áp dụng sớm các chính sách nới lỏng tiền tệ để kích thích kinh tế. Những yếu tố đó sẽ hỗ trợ cho giá vàng trong dài hạn.
Trước đó, Ngân hàng BNP Paribas cũng đã hạ dự báo giá vàng từ năm 2011 đến 2013, theo đó giá vàng trung bình năm 2011 có thể giảm xuống còn 1.580 USD, so với 1.635 USD/ounce của dự báo trước đó; giá vàng năm 2012 và 2013 xuống lần lượt là 1.950 USD/ounce và 2.125 USD/ounce, so với các mức tương ứng là 2.080 USD/ounce và 2.200 USD/ounce được đưa ra cách đây 2 tháng.
Ngân hàng này cũng dự báo giá vàng trong 3 tháng cuối năm chỉ đạt trung bình 1.730 USD/ounce, thay vì 2.170 USD/ounce đưa ra hồi tháng 8.
Tuy nhiên, theo một khảo sát mới nhất của Bloomberg với 25 chuyên gia về xu hướng giá vàng tuần tới thì phần lớn đều cho rằng giá vàng sẽ đi lên. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 7, các chuyên gia có sự nhất trí cao như vậy về triển vọng lạc quan của giá vàng.
Theo họ, khủng hoảng nợ công châu Âu, kinh tế toàn cầu chững lại và thị trường chứng khoán bấp bênh sẽ cùng đẩy nhu cầu vàng tăng lên. Ngoài ra, việc các quỹ giao dịch vàng lớn không thay đổi nhiều lượng vàng nắm giữ trong thời gian qua cũng cho thấy khả năng nhu cầu đầu tư vào kim loại quý vẫn còn mạnh./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)