Cách đây hơn mười năm, chẳng ai nghĩ viễn thông Việt Nam có thể trở thành một điểm sáng trên bản đồ thế giới và càng ít người hơn dám tính tới việc "mang chuông đi đánh xứ người," rồi trở thành người hùng. Thế nhưng, điều đó đã trở thành sự thật.
Thời điểm đó, khi so sánh giá cước và trình độ phát triển viễn thông của Việt Nam với các nước trong khu vực thì xếp hạng luôn nằm ở chót bảng nhưng đắt đỏ lại xếp hàng đầu. Nhiều chuyên gia cho rằng nếu mở cửa ngành viễn thông cho các công ty nước ngoài thì công ty trong nước sẽ không thể cạnh tranh nổi bởi đã quá quen với môi trường độc quyền.
Thế nhưng, sau hơn 10 năm mở cửa thị trường viễn thông, người ta đã thấy một bức tranh khác. Thay vì thấy sự xâm lấn của các công ty nước ngoài trong ngành viễn thông, người tiêu dùng vẫn thấy sự ngự trị tuyệt đối của các công ty trong nước như Viettel, MobiFone, VinaPhone.
Không dừng lại ở sự thay đổi với thị trường viễn thông trong nước, công ty Việt Nam còn tạo ra những kỳ tích cho ngành viễn thông ở nước ngoài. Chỉ sau hai năm gia nhập thị trường Campuchia và Lào, công ty con của Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) tại hai quốc gia này đã trở thành nhà cung cấp số một về mọi mặt: hạ tầng, thuê bao, doanh thu.
Viettel là công ty duy nhất trên toàn cầu đã làm một cuộc bứt phá ngoạn mục: từ lính mới trở thành số một về di động trong hai năm và chiếm tới gần 50% thị phần. Thêm vào đó, chỉ sau hai năm đầu tư, Viettel đã thu hồi vốn và năm thứ ba đã có lợi nhuận chuyển về nước. Năm 2011, lợi nhuận từ nước ngoài chuyển về khoảng 40 triệu USD và năm nay, con số dự kiến tăng gấp 2 lần.
Tuy nhiên, những con số về lợi nhuận chuyển về nước không nói hết được đóng góp mà công ty Việt Nam đã làm. Sau 4 năm đầu tư tại Campuchia, Viettel đóng góp 80% tổng hạ tầng mạng cáp quang, 41% tổng hạ tầng mạng di động - đưa mật độ hạ tầng viễn thông nước này cao hơn nhiều lần trung bình của thế giới. Riêng năm 2011, Metfone (công ty con của Viettel) đóng góp tới 52 triệu USD cho ngân sách Campuchia và là công ty đóng thuế lớn nhất nước này.
Tại Lào, công ty của Việt Nam cũng là những điều tương tự và trở một biểu tượng của sự thành công cho đầu tư nước ngoài ở quốc gia này.
Còn ở Haiti, công ty viễn thông Việt Nam đã tạo nên một kỳ tích khiến thế giới phải kinh ngạc. Sau hơn 1 năm triển khai, Natcom - công ty liên doanh giữa Viettel và chính phủ Haiti đã chính thức cung cấp dịch vụ, với gần 1.000 trạm BTS 2G và 3G - nhiều hơn 30% so với mạng di động lớn nhất Haiti (Digicel) đã triển khai trong 6 năm. 3.000km cáp quang được xây dựng mới, phủ đến cấp huyện và gấp 20 lần số cáp quang mà Haiti có trước tháng 9/2011.
Cho đến tháng 9/2011, Natcom là công ty duy nhất tại Haiti cung cấp đầy đủ dịch vụ viễn thông, và cũng là công ty duy nhất cung cấp công nghệ 3G... Sự xuất hiện của Natcom đã trực tiếp thúc đẩy giảm mặt bằng giá tới 20% so với trước đây. Sau hơn một năm kinh doanh, công ty liên doanh của Viettel đã trở thành mạng di động đứng thứ hai tại Haiti.
Trong buổi lễ khai trương mạng viễn thông Natcom, Tổng thống Haiti Michel Martelly phát biểu: “3.000km cáp quang mà Natcom đã xây dựng sẽ góp phần tạo nên cuộc cách mạng về lĩnh vực viễn thông ở đất nước này.”/.
Thời điểm đó, khi so sánh giá cước và trình độ phát triển viễn thông của Việt Nam với các nước trong khu vực thì xếp hạng luôn nằm ở chót bảng nhưng đắt đỏ lại xếp hàng đầu. Nhiều chuyên gia cho rằng nếu mở cửa ngành viễn thông cho các công ty nước ngoài thì công ty trong nước sẽ không thể cạnh tranh nổi bởi đã quá quen với môi trường độc quyền.
Thế nhưng, sau hơn 10 năm mở cửa thị trường viễn thông, người ta đã thấy một bức tranh khác. Thay vì thấy sự xâm lấn của các công ty nước ngoài trong ngành viễn thông, người tiêu dùng vẫn thấy sự ngự trị tuyệt đối của các công ty trong nước như Viettel, MobiFone, VinaPhone.
Không dừng lại ở sự thay đổi với thị trường viễn thông trong nước, công ty Việt Nam còn tạo ra những kỳ tích cho ngành viễn thông ở nước ngoài. Chỉ sau hai năm gia nhập thị trường Campuchia và Lào, công ty con của Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) tại hai quốc gia này đã trở thành nhà cung cấp số một về mọi mặt: hạ tầng, thuê bao, doanh thu.
Viettel là công ty duy nhất trên toàn cầu đã làm một cuộc bứt phá ngoạn mục: từ lính mới trở thành số một về di động trong hai năm và chiếm tới gần 50% thị phần. Thêm vào đó, chỉ sau hai năm đầu tư, Viettel đã thu hồi vốn và năm thứ ba đã có lợi nhuận chuyển về nước. Năm 2011, lợi nhuận từ nước ngoài chuyển về khoảng 40 triệu USD và năm nay, con số dự kiến tăng gấp 2 lần.
Tuy nhiên, những con số về lợi nhuận chuyển về nước không nói hết được đóng góp mà công ty Việt Nam đã làm. Sau 4 năm đầu tư tại Campuchia, Viettel đóng góp 80% tổng hạ tầng mạng cáp quang, 41% tổng hạ tầng mạng di động - đưa mật độ hạ tầng viễn thông nước này cao hơn nhiều lần trung bình của thế giới. Riêng năm 2011, Metfone (công ty con của Viettel) đóng góp tới 52 triệu USD cho ngân sách Campuchia và là công ty đóng thuế lớn nhất nước này.
Tại Lào, công ty của Việt Nam cũng là những điều tương tự và trở một biểu tượng của sự thành công cho đầu tư nước ngoài ở quốc gia này.
Còn ở Haiti, công ty viễn thông Việt Nam đã tạo nên một kỳ tích khiến thế giới phải kinh ngạc. Sau hơn 1 năm triển khai, Natcom - công ty liên doanh giữa Viettel và chính phủ Haiti đã chính thức cung cấp dịch vụ, với gần 1.000 trạm BTS 2G và 3G - nhiều hơn 30% so với mạng di động lớn nhất Haiti (Digicel) đã triển khai trong 6 năm. 3.000km cáp quang được xây dựng mới, phủ đến cấp huyện và gấp 20 lần số cáp quang mà Haiti có trước tháng 9/2011.
Cho đến tháng 9/2011, Natcom là công ty duy nhất tại Haiti cung cấp đầy đủ dịch vụ viễn thông, và cũng là công ty duy nhất cung cấp công nghệ 3G... Sự xuất hiện của Natcom đã trực tiếp thúc đẩy giảm mặt bằng giá tới 20% so với trước đây. Sau hơn một năm kinh doanh, công ty liên doanh của Viettel đã trở thành mạng di động đứng thứ hai tại Haiti.
Trong buổi lễ khai trương mạng viễn thông Natcom, Tổng thống Haiti Michel Martelly phát biểu: “3.000km cáp quang mà Natcom đã xây dựng sẽ góp phần tạo nên cuộc cách mạng về lĩnh vực viễn thông ở đất nước này.”/.
Lê Mai (Vietnam+)