Từ ngày 10-14/10, Ủy ban về các vấn đề Văn hóa, Xã hội và Nhân đạo của Liên hợp quốc đã thảo luận các đề mục “Thúc đẩy quyền phụ nữ” và “Quyền trẻ em.”
Trong thảo luận đề mục “Thúc đẩy quyền phụ nữ,” các bên đã nhấn mạnh đến vai trò của phụ nữ như là một “nhân tố của sự thay đổi” đối với sự phát triển bền vững và an ninh quốc tế.
Các nước cũng đánh giá cao những tiến bộ đã đạt được trong việc trao quyền cho phụ nữ, đưa vấn đề quyền của phụ nữ vào các chương trình nghị sự quốc gia cũng như quốc tế, thông qua việc lồng ghép vấn đề giới vào các chính sách quốc gia và việc thành lập Cơ quan Phụ nữ Liên hợp quốc (UN Women). Tuy nhiên, các nước tiếp tục bày tỏ quan ngại về việc phụ nữ vẫn bị phân biệt đối xử và là nạn nhân của bạo lực cũng như nạn buôn người.
Tại phiên thảo luận, Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc khẳng định các nước thành viên và Liên hợp quốc đã đạt nhiều thành tựu trong thời gian qua. Tuy nhiên, Việt Nam cũng chia sẻ những quan ngại của các nước, ủng hộ việc đầu tư nhiều hơn cho phụ nữ, tăng cường vị trí, sự tham gia của phụ nữ và tiếp tục lồng ghép vấn đề giới vào các chính sách và chương trình quốc gia.
Ngoài ra, Việt Nam chia sẻ một số kinh nghiệm và thành tựu trong đảm bảo các quyền của phụ nữ như việc xây dựng khung pháp lý và cơ chế trong các lĩnh vực cụ thể để phụ nữ tham gia bình đẳng vào đời sống chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế.
Trong phiên thảo luận đề mục “Quyền trẻ em,” các đại biểu đã nghe các báo cáo của Ủy ban về quyền trẻ em; các Đặc phái viên của Tổng Thư ký về bạo lực với trẻ em, buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em, trẻ em và vũ trang; và của Tổng thư ký về tình hình thực hiện Công ước quyền trẻ em.
Đại diện các nước tiếp tục bày tỏ lo ngại rằng còn nhiều trẻ em trên thế giới vẫn đang là nạn nhân của bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, bóc lột sức lao động và bị sử dụng làm lính đánh thuê.
Các nước cũng cho rằng các cơ chế bảo vệ và giám sát quyền trẻ em hiện nay chưa giải quyết hiệu quả những thách thức đặt ra đối với việc thực hiện quyền của trẻ em gái, trẻ em khuyết tật và trẻ em bị cô lập và sống trong nghèo đói.
Trong phát biểu của mình, Phái đoàn Việt Nam đã thể hiện sự quan ngại khi mỗi năm thế giới có khoảng 8,1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi và hơn 350.000 trẻ sơ sinh tử vong, hàng triệu trẻ em không được đi học, là nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang, buôn bán và bạo hành. Do đó, Việt Nam kêu gọi đẩy mạnh việc lồng ghép các quyền trẻ em vào thành một phần trong các chính sách và chương trình không chỉ của các nước thành viên mà của cả Liên hợp quốc. Đồng thời, các cơ quan, tổ chức liên quan đến quyền trẻ em của Liên hợp quốc cũng cần tăng cường hợp tác với nhau trong lĩnh vực này.
Phái đoàn Việt Nam cũng giới thiệu các biện pháp và kết quả Việt Nam đã đạt được trong vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em thông qua việc thực hiện “Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” và “Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015”./.
Trong thảo luận đề mục “Thúc đẩy quyền phụ nữ,” các bên đã nhấn mạnh đến vai trò của phụ nữ như là một “nhân tố của sự thay đổi” đối với sự phát triển bền vững và an ninh quốc tế.
Các nước cũng đánh giá cao những tiến bộ đã đạt được trong việc trao quyền cho phụ nữ, đưa vấn đề quyền của phụ nữ vào các chương trình nghị sự quốc gia cũng như quốc tế, thông qua việc lồng ghép vấn đề giới vào các chính sách quốc gia và việc thành lập Cơ quan Phụ nữ Liên hợp quốc (UN Women). Tuy nhiên, các nước tiếp tục bày tỏ quan ngại về việc phụ nữ vẫn bị phân biệt đối xử và là nạn nhân của bạo lực cũng như nạn buôn người.
Tại phiên thảo luận, Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc khẳng định các nước thành viên và Liên hợp quốc đã đạt nhiều thành tựu trong thời gian qua. Tuy nhiên, Việt Nam cũng chia sẻ những quan ngại của các nước, ủng hộ việc đầu tư nhiều hơn cho phụ nữ, tăng cường vị trí, sự tham gia của phụ nữ và tiếp tục lồng ghép vấn đề giới vào các chính sách và chương trình quốc gia.
Ngoài ra, Việt Nam chia sẻ một số kinh nghiệm và thành tựu trong đảm bảo các quyền của phụ nữ như việc xây dựng khung pháp lý và cơ chế trong các lĩnh vực cụ thể để phụ nữ tham gia bình đẳng vào đời sống chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế.
Trong phiên thảo luận đề mục “Quyền trẻ em,” các đại biểu đã nghe các báo cáo của Ủy ban về quyền trẻ em; các Đặc phái viên của Tổng Thư ký về bạo lực với trẻ em, buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em, trẻ em và vũ trang; và của Tổng thư ký về tình hình thực hiện Công ước quyền trẻ em.
Đại diện các nước tiếp tục bày tỏ lo ngại rằng còn nhiều trẻ em trên thế giới vẫn đang là nạn nhân của bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, bóc lột sức lao động và bị sử dụng làm lính đánh thuê.
Các nước cũng cho rằng các cơ chế bảo vệ và giám sát quyền trẻ em hiện nay chưa giải quyết hiệu quả những thách thức đặt ra đối với việc thực hiện quyền của trẻ em gái, trẻ em khuyết tật và trẻ em bị cô lập và sống trong nghèo đói.
Trong phát biểu của mình, Phái đoàn Việt Nam đã thể hiện sự quan ngại khi mỗi năm thế giới có khoảng 8,1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi và hơn 350.000 trẻ sơ sinh tử vong, hàng triệu trẻ em không được đi học, là nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang, buôn bán và bạo hành. Do đó, Việt Nam kêu gọi đẩy mạnh việc lồng ghép các quyền trẻ em vào thành một phần trong các chính sách và chương trình không chỉ của các nước thành viên mà của cả Liên hợp quốc. Đồng thời, các cơ quan, tổ chức liên quan đến quyền trẻ em của Liên hợp quốc cũng cần tăng cường hợp tác với nhau trong lĩnh vực này.
Phái đoàn Việt Nam cũng giới thiệu các biện pháp và kết quả Việt Nam đã đạt được trong vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em thông qua việc thực hiện “Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” và “Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015”./.
(TTXVN/Vietnam+)