Các tờ báo lớn của Mỹ số ra ngày 12/3 đều đưa tin khá nổi bật về vụ xả súng bừabãi ngày 11/3 với nhận xét chung cho rằng vụ này lại thêm một cú sốc cho chiếnlược rút quân của chính quyền Tổng thống Obama.
Theo Washington Post, vụ thảm sát dân thường đẫm máu nhất này của một lính Mỹcho thấy tuy cuộc chiến đã kéo dài 10 năm qua nhưng Mỹ và phương Tây vẫn chưalường hết được những khó khăn bất ngờ, không phát sinh từ thực tế chiến trườngmà từ chính những binh lính của họ.
Các hành động cố ý này cũng cho thấy Mỹ và các đồng minh đã không cân nhắc thậntrọng mọi góc độ khi lập thời gian biểu cho việc rút quân. Nó cũng đặt ra nhiềunghi vấn sâu sắc xung quanh ý định của Mỹ, sau khi rút hết lính chiến, sẽ bố trícác cố vấn trong các đơn vị quân đội và an ninh bản địa.
Tổng thống Hamid Karzai ngay trong ngày 11/3 đã tức giận nói rằng việc lính Mỹcố tình sát hại người dân thường Afghanistan là "một hành động khủng bố, khôngthể tha thứ được."
Lời cáo buộc này của người đứng đầu Chính phủ Afghanistan cộng với làn sóng biểutình rầm rộ của người dân rất có thể sẽ gây khó dễ cho phương án của Mỹ muốnthương lượng và ký kết một hiệp định an ninh lầu dài với Afghanistan.
Mối quan hệ căng thẳng hơn giữa Mỹ với Afghanistan do các vụ việc đau lòng nàygây ra làm không ít người hoài nghi về một trong cái gọi là "những thành tựungoại giao" mà Nhà Trắng đang ra sức tuyên truyền trong chiến dịch tái vận độngtranh cử của ông Obama.
Một số ứng cử viên Cộng hòa đã không ít lần công kích kế hoạch rút quân của NhàTrắng ra khỏi Irắc và Afghanistan, cho rằng các quyết định này chỉ phục vụ mụctiêu chính trị năm bầu cử và về lâu dài có nguy cơ gây tổn hại cho an ninh củaMỹ.
Theo các chuyên gia, các hành động bừa bãi trên đây của binh lính Mỹ càng gâykhó khăn hơn cho Nhà Trắng, nhất là trong bối cảnh các báo cáo tình báo mật hồitháng 1/2012 của Mỹ nói rằng các tay súng Taliban sẽ kiên trì chờ cho tới khilính Mỹ và NATO rút đi sẽ gia tăng hoạt động để chiếm lại các phần lãnh thổ củaquốc gia Nam Á này.
Ông Michael O’Hanlon, Giám đốc nghiên cứu về chính sách đối ngoại Viện Brookingscó trụ sở tại thủ đô Washington, cho rằng vụ thảm sát vừa xảy ra chắc chắn sẽgây khó khăn cho cuộc đàm phán về quan hệ đối tác chiến lược lâu dài giữa Mỹ vàAfghanistan.
Vụ này cũng sẽ buộc ông Obama phải thay đổi ý định sử dụng hội nghịthượng đỉnh NATO vào tháng 5 tới tại thành phố Chicago để kêu gọi các đồng minhhợp tác với Mỹ để bảo đảm lợi ích an ninh lâu dài, sau khi rút quân khỏi quốcgia Nam Á này.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Mỹ Obama ngày 12/3 nói vụ xả súng nàysẽ không dẫn tới việc rút ngay lập tức quân Mỹ khỏi Afghanistan.
Trong bài trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình WFTV tại Orlando, bang Florida,ông Obama nói rằng vụ việc cho thấy tầm quan trọng của việc chuyển giao theođúng kế hoạch đã định.
Trong một cuộc phỏng vấn khác, ông Obama cũng nói rằng điều quan trọng là Mỹmuốn đảm bảo một sự rút đi có trách nhiệm chứ không vội vàng.
Vụ lính Mỹ thảm sát người dân Afghanistan xảy ra trong bối cảnh bạo lực đã leothang nhằm vào lực lượng nước ngoài ở quốc gia Nam Á này sau khi binh lính Mỹđốt Kinh Koran tại căn cứ không quân Bagram.
Các cuộc biểu tình liên tiếp và những hành động bạo lực đã cướp đi sinh mạng củahơn 40 người, bất chấp các quan chức cao cấp nhất của Mỹ, trong đó có Tổng thốngObama, đã lên tiếng xin lỗi.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, binh sỹ gây ra vụ xả súng thuộc Lữ đoàn Stryker số 3,có căn cứ ở bang Washington.
Binh sỹ 38 tuổi này đã từng được luân chuyển 3 lần tới chiến trường Iraq và đâylà lần đầu tiên phục vụ ở Afghanistan.
Giới chức quốc phòng Mỹ cũng tin rằng binh sỹ nói trên đã hành động một mình./.