Cuộc sống dần trở lại

Ai Cập: Cuộc sống dần trở lại bình thường tại Cairo

Thủ đô Cairo đang trở lại nhịp sống ồn ào và hỗn độn như trước khi xảy ra các vụ đụng độ đẫm máu giữa người biểu tình và cảnh sát.
Thủ đô Cairo của Ai Cập đang trở lại với nhịp sống ồn ào và hỗn độn như trước.Tại các phố trung tâm, xe kéo thản nhiên giữa đường, người đưa bánh mỳ Arậptruyền thống, lái xe đạp một tay, lượn lách như các diễn viên xiếc.

Hầu hết cáccửa hàng, cửa hiệu ở thành phố 20 triệu dân này đã mở cửa lại vào Chủ Nhật(25/8), ngày đầu tiên trong tuần của nhiều nước Hồi giáo. Các đường phố lại đôngđúc sau những ngày vắng lặng khi các lực lượng an ninh giải tán các lều lán trạitại hai địa điểm biểu tình ngồi của người Hồi giáo ủng hộ Tổng thống bị lật đổMohamed Morsi, gây nên một làn sóng bạo lực hiếm thấy.

Tại các điểm dừng xe buýt và taxi, khá đông người lao động và nhân viên công sởchờ xe như thường lệ. Các cư dân của Thủ đô đã trở lại với cuộc sống thường ngàyvào thứ Hai.

Anh Mohmaed, một người chờ xe đi vào trung tâm thủ đô Cairo chobiết: "Tôi không dám đi làm trong một tuần qua vì sợ bạo lực." Trong khi một phụnữ đứng bên Mohmaed góp chuyện: "Tình hình bây giờ tốt hơn, giao thông công cộngtrở lại và tôi cảm thấy an toàn hơn."

Quảng trường Tahrir, mang tính biểu tượng của người Ai Cập trong các cuộc nổidậy quần chúng cũng đã mở cho xe cộ đi lại sau khi đóng trước ngày 14/8.

Dường như, cuộc sống bình thường ở Cairo biến mất trong hơn một tuần lễ xảy racác cuộc đụng độ đẫm máu giữa những người biểu tình có vũ trang của phe Hồi giáovới cảnh sát tại Quảng trường Rabea Al-Adawiya, quận Nars City, ở phía Bắc thủđô và bên ngoài Thánh đường Hồi giáo al-Fath, quận Ramse, trung tâm thủ đô.

Chính phủ lâm thời Ai Cập sáng 14/8, đã ban bố tình trạng khẩn cấp và lệnh giới nghiêm trong một tháng từ 19 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau(theo giờ địa phương) tại Cairo và 13 tỉnh thành khác. Bầu không khí nặng nề baotrùm khắp Cairo. Thậm chí, nhiều người nước ngoài không dám bày tỏ chính kiếnkhi họ bị chặn đường hỏi ủng hộ ai, Tổng thống bị lật đổ Morsi hay Tướng "đảochính" Sisi? Nhìn ánh mắt đỏ rực hận thù của những thanh niên Hồi giáo tuổi đôimươi, không rõ thuộc phe nào, người ta rất lo ngại. Đành phải trả lời "không cóý kiến" cho lành...

Sau khi các lán trại của phe Hồi giáo bị giải tán, nhiều lãnh đạo cao cấp củaAnh em Hồi giáo bị bắt giữ, Ai Cập rơi vào một vòng xoáy bạo lực. Hơn 1.000người thiệt mạng, chủ yếu là những người ủng hộ ông Morsi, trong các vụ đụng độtồi tệ nhất trong lịch sử gần đây của nước này. Mặc dù phương Tây cho rằng chínhquyền Cairo không được mạnh tay trấn áp Anh em Hồi giáo và phải hòa giải với họ,nhưng đa số người Ai Cập nói rằng họ cảm thấy "an toàn" kể từ khi quân đội bắtgiữ các nhà lãnh đạo của Anh em Hồi giáo, trong đó có lãnh tụ tinh thần tối caoMohamed Badie.

Các đường phố chính của Cairo lại có tiếng còi xe inh ỏi và tái diễn nạn tắcđường dài hàng km. Xe tăng quân đội và bọc thép cảnh sát án ngữ tại các trụcđường chính và nhiều cây cầu bắc qua sông Nile đã được rút đi, chỉ có cảnh sátgiao thông làm nhiệm vụ. Các ngân hàng chào đón khách hàng theo giờ thường lệ từ8 giờ sáng đến 15 giờ chiều.

Trên một đại lộ buôn bán sầm uất ở ngoại ô Mohandissine, nơi diễn ra sự cố chếtngười hai tuần trước đây, cửa sổ của các cửa hàng vẫn còn được bảo vệ bởi nhữngthanh sắt. Sau khi giao thông bị đình chỉ trong khoảng 10 ngày, đại lộ này lạiđông nghịt với hàng trăm xe ôtô.

Một nhân viên bán hàng cho biết:"Tuần vừa qua là một thảm họa, nhưng bây giờchúng tôi trở lại gần như bình thường."

Một số chủ nhà hàng ăn uống nói rằng họ đã không có khách kể từ khi bắt đầu cácsự kiện đẫm máu ở nước này. Tuy nhiên, ban đêm, Cairo trở thành một thành phố mangay sau khi lệnh giới nghiêm bắt đầu. Dù lệnh giới nghiêm rút ngắn 2 giờ vàothứ Bảy, bắt đầu lúc 21 giờ, đêm ở Cairo vẫn chìm vào im lặng./.

Hoàng Chiến/Cairo (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục