Hiện nay các loại hàng đồ gỗ cao cấp như salon, giường gỗ, giường nệm, bàn ghế… đã có mặt từ thành thị đến nông thôn. Thế nên những người thợ mộc ở ấp 11 A, xã Đông Hưng B, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang, vẫn miệt mài bào, cưa, đóng…. như cha ông họ đã làm cách đây vài chục năm trước.
Ngày trước, người làm nghề mộc ở huyện An Minh có nhiều, nhưng giờ chỉ còn khoảng 45 hộ ở ấp 11 A là “trụ” lại được. Bởi vì, trước năm 2006, thời điểm mà cây tràm có giá cho các công trình xây dựng hay nhà ở, người dân ở đây bán hết chứ không để lại nên thiếu gỗ cho nghề mộc.
Từ khi cây tràm có giá, muốn mua được tràm để xẻ rất khó, vì cây đến 4-5 năm khi bán được là họ bán chứ không để cây làm gỗ như trước 6-7 năm nên người thợ ở đây phải bàn tính đến phương án mua cây tràm bông vàng về thay thế, nhưng cũng phải mất nhiều năm mới tạo được nguồn nguyên liệu.
Anh Ngô Văn Thừa, Tổ trưởng tổ hợp tác nghề mộc ấp 11 A bộc bạch: “Gia đình tôi có cả chục người làm mộc từ cha, cậu, anh em từ lâu đời, vì vậy khi thấy “biến cố” từ cây tràm lên xuống giá bất thường, hơn nữa để tránh tình trạng tốn hao chi phí cho bà con địa phương, năm 2006, huyện Đoàn An Minh quyết định cho thành lập tổ hợp tác nghề mộc ở đây, vì lúc đó tôi làm Chi hội trưởng thanh niên của ấp.”
Theo anh Thừa, vào tổ hợp tác bà con có nhiều cái lợi như đi mua chung xuồng, chung xe, chung chủ; đầu ra cũng vậy nên giảm một phần chi phí đáng kể. Bên cạnh đó còn được tập huấn kỹ thuật nâng cao tay nghề, làm những đồ mộc cao cấp hơn, như đóng salon, giường ngủ theo đơn đặt hàng; được hỗ trợ vay vốn mua máy cưa… Cái lợi lớn nhất là đã tập hợp một số lượng lớn thanh niên địa phương khoảng 50 người vào tổ hợp tác, tạo công ăn việc làm cho họ, nên tình hình nhậu nhẹt gây rối ở địa phương ít xảy ra.
Bình quân mỗi ngày, một người đóng hoàn thành một chiếc giường, với giá thương lái đến mua tận nhà là 320.000 đồng, trừ chi phí còn lãi 100.000 đồng. Tính chung, tổ hợp tác trung bình 5 ngày xuất bán ra 200 chiếc giường ngủ; một năm, mỗi hộ xuất bán 400 chiếc giường. Như vậy, tổ hợp tác mộc của ấp 11 A mỗi năm xuất bán 18.000 chiếc giường, thu về 6 tỷ đồng, chia ra mỗi hộ gia đình có thu nhập 40 triệu đồng.
Cái hay của tổ hợp tác mộc ở đây, trong gia đình từ 10 tuổi trở lên ai cũng làm được. Anh Trần Thanh Phong ở tổ 6, năm nay 33 tuổi, nhưng đã có “thâm niên” 20 năm làm nghề mộc. Anh cho biết hồi nhỏ cứ lẽo đẽo theo cha học làm, đến 13 tuổi tôi có thể đóng được một bộ bàn ghế hay chiếc giường ngủ. Nhờ vậy, bây giờ lập gia đình ra ở riêng, tôi cũng bám theo nghề này, chứ không thể cho mai một được.
Hiện nay, bà con không phải lo nguồn nguyên liệu như trước nữa, vì xã đã quy hoạch cho bà con trồng 500ha tràm bông vàng và năm 2012 này bắt đầu đến kỳ thu hoạch. Thế nhưng, để nghề mộc của bà con không mai một, trước hết các cấp, các ngành cần hỗ trợ địa phương về vốn, về điện, giúp bà con các ấp lân cận tiếp tục mở rộng và duy trì nghề, để từ tổ hợp tác có thể phát triển thành làng nghề mộc.
Nếu không có giải pháp hợp lý thì không thể tiêu thụ hết gỗ ở diện tích 500ha tràm bông vàng đang trồng khi đến kỳ thu hoạch (thường là 4-5 năm), sẽ gây thiệt hại kinh tế cho người trồng. Bên cạnh đó, cũng cần có hình thức quảng bá sản phẩm để đầu ra của người làm mộc được ổn định./.
Ngày trước, người làm nghề mộc ở huyện An Minh có nhiều, nhưng giờ chỉ còn khoảng 45 hộ ở ấp 11 A là “trụ” lại được. Bởi vì, trước năm 2006, thời điểm mà cây tràm có giá cho các công trình xây dựng hay nhà ở, người dân ở đây bán hết chứ không để lại nên thiếu gỗ cho nghề mộc.
Từ khi cây tràm có giá, muốn mua được tràm để xẻ rất khó, vì cây đến 4-5 năm khi bán được là họ bán chứ không để cây làm gỗ như trước 6-7 năm nên người thợ ở đây phải bàn tính đến phương án mua cây tràm bông vàng về thay thế, nhưng cũng phải mất nhiều năm mới tạo được nguồn nguyên liệu.
Anh Ngô Văn Thừa, Tổ trưởng tổ hợp tác nghề mộc ấp 11 A bộc bạch: “Gia đình tôi có cả chục người làm mộc từ cha, cậu, anh em từ lâu đời, vì vậy khi thấy “biến cố” từ cây tràm lên xuống giá bất thường, hơn nữa để tránh tình trạng tốn hao chi phí cho bà con địa phương, năm 2006, huyện Đoàn An Minh quyết định cho thành lập tổ hợp tác nghề mộc ở đây, vì lúc đó tôi làm Chi hội trưởng thanh niên của ấp.”
Theo anh Thừa, vào tổ hợp tác bà con có nhiều cái lợi như đi mua chung xuồng, chung xe, chung chủ; đầu ra cũng vậy nên giảm một phần chi phí đáng kể. Bên cạnh đó còn được tập huấn kỹ thuật nâng cao tay nghề, làm những đồ mộc cao cấp hơn, như đóng salon, giường ngủ theo đơn đặt hàng; được hỗ trợ vay vốn mua máy cưa… Cái lợi lớn nhất là đã tập hợp một số lượng lớn thanh niên địa phương khoảng 50 người vào tổ hợp tác, tạo công ăn việc làm cho họ, nên tình hình nhậu nhẹt gây rối ở địa phương ít xảy ra.
Bình quân mỗi ngày, một người đóng hoàn thành một chiếc giường, với giá thương lái đến mua tận nhà là 320.000 đồng, trừ chi phí còn lãi 100.000 đồng. Tính chung, tổ hợp tác trung bình 5 ngày xuất bán ra 200 chiếc giường ngủ; một năm, mỗi hộ xuất bán 400 chiếc giường. Như vậy, tổ hợp tác mộc của ấp 11 A mỗi năm xuất bán 18.000 chiếc giường, thu về 6 tỷ đồng, chia ra mỗi hộ gia đình có thu nhập 40 triệu đồng.
Cái hay của tổ hợp tác mộc ở đây, trong gia đình từ 10 tuổi trở lên ai cũng làm được. Anh Trần Thanh Phong ở tổ 6, năm nay 33 tuổi, nhưng đã có “thâm niên” 20 năm làm nghề mộc. Anh cho biết hồi nhỏ cứ lẽo đẽo theo cha học làm, đến 13 tuổi tôi có thể đóng được một bộ bàn ghế hay chiếc giường ngủ. Nhờ vậy, bây giờ lập gia đình ra ở riêng, tôi cũng bám theo nghề này, chứ không thể cho mai một được.
Hiện nay, bà con không phải lo nguồn nguyên liệu như trước nữa, vì xã đã quy hoạch cho bà con trồng 500ha tràm bông vàng và năm 2012 này bắt đầu đến kỳ thu hoạch. Thế nhưng, để nghề mộc của bà con không mai một, trước hết các cấp, các ngành cần hỗ trợ địa phương về vốn, về điện, giúp bà con các ấp lân cận tiếp tục mở rộng và duy trì nghề, để từ tổ hợp tác có thể phát triển thành làng nghề mộc.
Nếu không có giải pháp hợp lý thì không thể tiêu thụ hết gỗ ở diện tích 500ha tràm bông vàng đang trồng khi đến kỳ thu hoạch (thường là 4-5 năm), sẽ gây thiệt hại kinh tế cho người trồng. Bên cạnh đó, cũng cần có hình thức quảng bá sản phẩm để đầu ra của người làm mộc được ổn định./.
Lê Sen (TTXVN/Vietnam+)