Một nhóm gồm 47 nhân vật có ảnh hưởng ở Bồ Đào Nha, bao gồm ba cựu tổng thống và một số chủ doanh nghiệp lớn, đang hối thúc các chính đảng ở nước này thống nhất kế hoạch hành động, để nhanh chóng đưa Bồ Đào Nha thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế-chính trị hiện nay.
Trong bức thư bỏ ngỏ do tuần báo Expresso công bố ngày 9/4, nhóm này cho rằng tổng thống, chính phủ tạm quyền và các chính đảng lớn ở Bồ Đào Nha cần thỏa hiệp, nhằm đảm bảo khả năng thực thi kế hoạch hành động nhanh chóng giúp khôi phục lòng tin của cộng đồng quốc tế.
Nhóm trên nhấn mạnh bất đồng trong đối thoại giữa các nhà lãnh đạo chính trị và tranh cãi gia tăng trong dân chúng trước ngày phát động chiến dịch tranh cử, có nguy cơ làm trệch hướng tiến trình tìm kiếm giải pháp cho những khó khăn hiện nay.
Bức thư hối thúc các chính đảng đảm bảo để chính phủ mới giành được sự ủng hộ hoàn toàn của Quốc hội đối với kế hoạch củng cố ngân sách nhà nước.
Expresso công bố bức thư trên sau khi các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro tại cuộc họp vừa kết thúc ở Hungary đề nghị Bồ Đào Nha cắt giảm thâm hụt ngân sách mạnh hơn nữa và thực hiện một số cải cách, để đổi lấy gói cứu trợ trị giá 80 tỷ euro từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Tháng trước, Bồ Đào Nha đã rơi vào khủng hoảng chính trị sau khi Thủ tướng lúc đó Jose Socrates từ chức do bị phe đối lập chiếm đa số trong quốc hội bác kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" để cắt giảm thâm hụt ngân sách và nợ công.
Động thái của ông Socrates buộc tổng thống nước này phải giải tán quốc hội và ấn định tổng tuyển cử trước thời hạn vào đầu tháng Sáu. Chi phí vay mượn gia tăng lại đẩy Bồ Đào Nha vào khủng hoảng nợ, khiến chính phủ tạm quyền của ông Socrates ngày 6/4 vừa qua phải tuyên bố xin bảo lãnh vỡ nợ từ EU.
Hiện tại, đảng đối lập chính ủng hộ đề nghị xin cứu trợ vỡ nợ. Tuy nhiên, các nhà phân tích dự đoán các cuộc thương lượng giữa phe cầm quyền và phe đối lập về chương trình điều chỉnh đường hướng phát triển kinh tế, điều kiện tiên quyết để nhận cứu trợ, sẽ rất khó khăn, đòi hỏi sự đồng tâm hiệp lực từ phía tất cả các chính đảng.
Cùng ngày, Ủy ban châu Âu (EC) khẳng định không cho phép Hy Lạp cơ cấu lại nợ công, hiện lên đến 340 tỷ euro (485 tỷ USD).
Phát biểu với báo giới sau khi kết thúc cuộc họp kéo dài hai ngày của các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro ở Hungary, Ủy viên EU phụ trách các vấn đề tài chính Olli Rehn cho biết EU có kế hoạch rõ ràng, dựa trên việc phân tích kỹ lưỡng khả năng thanh toán nợ của các nước thành viên, vì thế sẽ theo đuổi kế hoạch này và loại trừ mọi khả năng tái cơ cấu nợ.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet có mặt tại cuộc họp báo đã nhắc lại các tuyên bố này của ông Rehn.
Chính phủ Hy Lạp cũng nhiều lần bác bỏ tin nước này tìm cách cơ cấu lại khối lượng và thời gian thanh toán nợ. Theo Bộ trưởng Tài chính George Papaconstantinou, cơ cấu lại nợ không phải là một sự lựa chọn đối với Athens vì việc này rất tốn kém, trong khi lợi nhuận không đủ để trang trải chi phí.
Vấn đề nợ của Hy Lạp nổi lên sau khi tạp chí Tấm gương của Đức ra ngày 4/9, đưa tin trong các cuộc điện đàm hai ngày trước đó, các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro đã thảo luận với ông Rehn và ông Trichet về kịch bản Hy Lạp phải cơ cấu lại nợ do lo ngại Hy Lạp không thể thanh toán nợ đúng hạn vào đầu năm 2012.
Trong khi đó, sau một năm thực hiện chương trình "thắt lưng buộc bụng," Athens đang đối mặt với sức ép ngày càng gia tăng đòi tìm kiếm cách thức hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề nợ công./.
Trong bức thư bỏ ngỏ do tuần báo Expresso công bố ngày 9/4, nhóm này cho rằng tổng thống, chính phủ tạm quyền và các chính đảng lớn ở Bồ Đào Nha cần thỏa hiệp, nhằm đảm bảo khả năng thực thi kế hoạch hành động nhanh chóng giúp khôi phục lòng tin của cộng đồng quốc tế.
Nhóm trên nhấn mạnh bất đồng trong đối thoại giữa các nhà lãnh đạo chính trị và tranh cãi gia tăng trong dân chúng trước ngày phát động chiến dịch tranh cử, có nguy cơ làm trệch hướng tiến trình tìm kiếm giải pháp cho những khó khăn hiện nay.
Bức thư hối thúc các chính đảng đảm bảo để chính phủ mới giành được sự ủng hộ hoàn toàn của Quốc hội đối với kế hoạch củng cố ngân sách nhà nước.
Expresso công bố bức thư trên sau khi các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro tại cuộc họp vừa kết thúc ở Hungary đề nghị Bồ Đào Nha cắt giảm thâm hụt ngân sách mạnh hơn nữa và thực hiện một số cải cách, để đổi lấy gói cứu trợ trị giá 80 tỷ euro từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Tháng trước, Bồ Đào Nha đã rơi vào khủng hoảng chính trị sau khi Thủ tướng lúc đó Jose Socrates từ chức do bị phe đối lập chiếm đa số trong quốc hội bác kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" để cắt giảm thâm hụt ngân sách và nợ công.
Động thái của ông Socrates buộc tổng thống nước này phải giải tán quốc hội và ấn định tổng tuyển cử trước thời hạn vào đầu tháng Sáu. Chi phí vay mượn gia tăng lại đẩy Bồ Đào Nha vào khủng hoảng nợ, khiến chính phủ tạm quyền của ông Socrates ngày 6/4 vừa qua phải tuyên bố xin bảo lãnh vỡ nợ từ EU.
Hiện tại, đảng đối lập chính ủng hộ đề nghị xin cứu trợ vỡ nợ. Tuy nhiên, các nhà phân tích dự đoán các cuộc thương lượng giữa phe cầm quyền và phe đối lập về chương trình điều chỉnh đường hướng phát triển kinh tế, điều kiện tiên quyết để nhận cứu trợ, sẽ rất khó khăn, đòi hỏi sự đồng tâm hiệp lực từ phía tất cả các chính đảng.
Cùng ngày, Ủy ban châu Âu (EC) khẳng định không cho phép Hy Lạp cơ cấu lại nợ công, hiện lên đến 340 tỷ euro (485 tỷ USD).
Phát biểu với báo giới sau khi kết thúc cuộc họp kéo dài hai ngày của các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro ở Hungary, Ủy viên EU phụ trách các vấn đề tài chính Olli Rehn cho biết EU có kế hoạch rõ ràng, dựa trên việc phân tích kỹ lưỡng khả năng thanh toán nợ của các nước thành viên, vì thế sẽ theo đuổi kế hoạch này và loại trừ mọi khả năng tái cơ cấu nợ.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet có mặt tại cuộc họp báo đã nhắc lại các tuyên bố này của ông Rehn.
Chính phủ Hy Lạp cũng nhiều lần bác bỏ tin nước này tìm cách cơ cấu lại khối lượng và thời gian thanh toán nợ. Theo Bộ trưởng Tài chính George Papaconstantinou, cơ cấu lại nợ không phải là một sự lựa chọn đối với Athens vì việc này rất tốn kém, trong khi lợi nhuận không đủ để trang trải chi phí.
Vấn đề nợ của Hy Lạp nổi lên sau khi tạp chí Tấm gương của Đức ra ngày 4/9, đưa tin trong các cuộc điện đàm hai ngày trước đó, các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro đã thảo luận với ông Rehn và ông Trichet về kịch bản Hy Lạp phải cơ cấu lại nợ do lo ngại Hy Lạp không thể thanh toán nợ đúng hạn vào đầu năm 2012.
Trong khi đó, sau một năm thực hiện chương trình "thắt lưng buộc bụng," Athens đang đối mặt với sức ép ngày càng gia tăng đòi tìm kiếm cách thức hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề nợ công./.
(TTXVN/Vietnam+)