Theo báo cáo từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện nay toàn tỉnh còn gần 10.000ha đất sản xuất nông nghiệp bị xâm mặn, trong đó tập trung ở các huyện Trần Văn Thời, U Minh và Thới Bình.
Nơi bị nhiễm mặn nặng nề nhất là vùng giáp ranh giữa vùng trồng lúa và nuôi tôm. Tình trạng xâm mặn theo tác động tự nhiên của thiên nhiên môi trường. Cụ thể như ven đê biển Tây có chiều dài gần 100km, bên ngoài là biển, bên trong đê là đất sản xuất nông nghiệp. Do lâu ngày nước mặn từ biển thấm qua đê hoặc có những đoạn đê bị sạt lở làm nước mặn tràn sâu vào trong gây nhiễm mặn.
Đáng chú ý nhất là vùng giáp ranh giữa nuôi tôm và trồng lúa, đây là vùng rất dễ nhiễm mặn, bởi vì vào mùa khô, triều cường trên sông thường hay lên cao, còn bên trong thì đất khô hạn. Những nơi đê đập không an toàn nước mặn tràn vào gây nhiễm mặn.
Tình trạng nhiễm mặn ở tỉnh Cà Mau rất khó xử lý do điều kiện tự nhiên của địa phương, là nơi có 3 bề là biển, là vùng có hệ sinh thái mặn, ngọt khác nhau nên xâm mặn dường như là chuyện của quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, xâm mặn không chỉ làm ô nhiễm môi trường, đồng thời xâm mặn còn rất có hại cho sản xuất nông nghiệp. Vì nơi nào có nước mặn thì ở đó chỉ có nuôi tôm chứ không thể trồng cây, con gì thuộc hệ sinh thái ngọt.
Trong thực tế những vùng đất bị xâm mặn nuôi tôm không hiệu quả, trồng lúa cũng chậm phát triển. Nuôi cá cũng không được nên đất đai khô cằn, hoang hóa.
Để ngăn chặn tình trạng xâm mặn, năm nào chính quyền địa phương cũng phải chi từ ngân sách hàng chục tỷ đồng để bồi trúc đê, đập, nhưng hiệu quả mang lại không nhiều.
Dự báo trong thời gian tới, do biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tình trạng xâm mặn ở tỉnh Cà Mau sẽ còn tiếp tục diễn biến xấu hơn./.
Nơi bị nhiễm mặn nặng nề nhất là vùng giáp ranh giữa vùng trồng lúa và nuôi tôm. Tình trạng xâm mặn theo tác động tự nhiên của thiên nhiên môi trường. Cụ thể như ven đê biển Tây có chiều dài gần 100km, bên ngoài là biển, bên trong đê là đất sản xuất nông nghiệp. Do lâu ngày nước mặn từ biển thấm qua đê hoặc có những đoạn đê bị sạt lở làm nước mặn tràn sâu vào trong gây nhiễm mặn.
Đáng chú ý nhất là vùng giáp ranh giữa nuôi tôm và trồng lúa, đây là vùng rất dễ nhiễm mặn, bởi vì vào mùa khô, triều cường trên sông thường hay lên cao, còn bên trong thì đất khô hạn. Những nơi đê đập không an toàn nước mặn tràn vào gây nhiễm mặn.
Tình trạng nhiễm mặn ở tỉnh Cà Mau rất khó xử lý do điều kiện tự nhiên của địa phương, là nơi có 3 bề là biển, là vùng có hệ sinh thái mặn, ngọt khác nhau nên xâm mặn dường như là chuyện của quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, xâm mặn không chỉ làm ô nhiễm môi trường, đồng thời xâm mặn còn rất có hại cho sản xuất nông nghiệp. Vì nơi nào có nước mặn thì ở đó chỉ có nuôi tôm chứ không thể trồng cây, con gì thuộc hệ sinh thái ngọt.
Trong thực tế những vùng đất bị xâm mặn nuôi tôm không hiệu quả, trồng lúa cũng chậm phát triển. Nuôi cá cũng không được nên đất đai khô cằn, hoang hóa.
Để ngăn chặn tình trạng xâm mặn, năm nào chính quyền địa phương cũng phải chi từ ngân sách hàng chục tỷ đồng để bồi trúc đê, đập, nhưng hiệu quả mang lại không nhiều.
Dự báo trong thời gian tới, do biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tình trạng xâm mặn ở tỉnh Cà Mau sẽ còn tiếp tục diễn biến xấu hơn./.
Trần Thành Nên (TTXVN)