Phát biểu trên được đưa ra tại Hội thảo toàn cầu về “Tăng trưởng kinh tếvà bảo vệ xã hội ở châu Á: Những bài học cần được trao đổi giữa châu Á và thếgiới” được tổ chức tại thành phố Salzburg của Áo, ngày 15/11.
Bà Heyzer cho rằng khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm nổi bật nhu cầu khẩncấp đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương phải thu hẹp khoảng cách phát triểnhiện đang giãn rộng giữa các nước và ngay trong mỗi nước.
Châu Á và thế giới cần chia sẻ kinh nghiệm phát triển các hệ thống bảo vệxã hội hiệu quả, trong đó tăng trưởng kinh tế và bảo vệ xã hội được tiếp cận nhưlà một thể thống nhất trong chương trình nghị sự phát triển cố kết và chínhthống.
Bà Heyzer nhấn mạnh, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở châu Á-Thái BìnhDương làm giảm nhanh số người sống cùng khổ từ 1,6 tỷ người năm 1990 xuống 0,9tỷ người năm 2008, nhưng bất chấp các thành quả phát triển, đa số phụ nữ vẫn phụthuộc vào những việc làm nhất thời và dễ bị tổn thương; 1,8 tỷ người châu Á vẫnchưa được tiếp cận những điều kiện vệ sinh thích hợp.
Châu Á-Thái Bình Dương vẫn có tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh caokhông thể chấp nhận. Vì vậy, khu vực này cần phải tư duy lại mô hình phát triểnvà định hướng lại các chính sách phát triển quốc gia hướng tới tăng trưởng kinhtế cân bằng và phổ quát hơn với trọng tâm là tăng cường bảo vệ xã hội. Bao quátxã hội và thu hẹp khoảng cách phát triển phải trở thành động lực mới thúc đẩytăng trưởng kinh tế.
Cũng theo bà Heyzer, thiết lập các hệ thống bảo vệ xã hội mạnh hơn và hiệulực hơn cần được coi là đầu tư vào tăng trưởng vì nhờ đó nhiều người nghèo thoátnghèo và không còn dễ bị tổn thương, mở ra cho họ cơ hội và sự tự tin.
Đây là nhân tố có ý nghĩa sống còn đối với một khu vực đang phải đối mặtvới những khoảng cách phát triển cũng như bất bình đẳng kinh tế xã hội khôngngừng giãn rộng và đa dạng. Nền tảng cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai củakhu vực cần được tăng cường bởi sự bình đẳng và tính phổ quát trong pháttriển./.