Bất chấp sự phục hồi mong manh của chứng khoán Mỹ trong phiên trước, hầu hết các chỉ số chứng khoán châu Á đều mất điểm trong phiên giao dịch ngày 18/6.
Nguyên nhân do giới đầu tư thận trọng chờ đợi diễn biến cuộc họp chính sách hai ngày (18 và 19/6) của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) để xem thể chế tài chính này sẽ thực hiện những thay đổi gì đối với các chương trình kích thích kinh tế hiện tại.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 25,84 điểm, tương đương 0,20%, xuống còn 13.007,28 điểm.
Tại thị trường Sydney của Australia, chỉ số S&P/ASX200 cũng hạ 11,5 điểm (0,24%), xuống 4.814,4 điểm.
Không nằm ngoài xu hướng trên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đồng loạt đỏ sàn.
Chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt giảm 3,07 điểm (0,14%) và 0,02 điểm, đóng cửa ở mức 2.159,29 điểm và 21.225,88 điểm.
Tuy nhiên, riêng chỉ số Kospi của Hàn Quốc lại đảo chiều tăng 17,52 điểm (0,93%), lên 1.900,62 điểm.
Các thị trường hàng hóa toàn cầu luôn ở trong xu hướng dao động trái chiều trong vài tuần gần đây, khi các nhà đầu tư đưa ra các dự đoán khác nhau về việc liệu Fed có rút lại chương trình mua trái phiếu trị giá tới 85 tỷ USD/tháng hay không.
Dù cho các báo cáo mới đây cho thấy thị trường nhà đất của Mỹ đang có dấu hiệu khởi sắc, song tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư về cuộc họp chính sách của Fed vẫn khiến thị trường chứng khoán đi xuống.
Đêm trước (17/6), Phố Wall khép lại phiên giao dịch đầu tuần trong "sắc xanh", chỉ một ngày trước khi Fed bước vào cuộc họp chính sách mới để xem xét việc điều chỉnh chính sách tiền tệ.
Nhiều nhà đầu tư dự đoán rằng sẽ không có thay đổi lớn nào đối với các gói kích thích kinh tế hiện hành của Mỹ sau cuộc họp của Fed.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 109,67 điểm, tương đương 0,73%, lên 15.179,85 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng ghi thêm 12,31 điểm (0,76%), lên mức 1.639,04 điểm.
Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tiến 28,57 điểm (0,83%), đóng cửa ở mức 3.452,13 điểm.
Mặc dù đã phục hồi sau đà giảm điểm phiên cuối tuần trước, song mức tăng của các chỉ số chứng khoán Mỹ trong phiên đầu tuần này vẫn còn hạn chế, do tâm lý đan xen trước cuộc họp chính sách của Fed và sự khan hiếm những thông tin kinh tế định hướng thị trường.
Sự đi lên của Phố Wall được hỗ trợ bởi báo cáo mới nhất từ Hiệp hội các nhà thầu xây dựng quốc gia Mỹ cho hay chỉ số thị trường nhà ở của nước này trong tháng 6/2013 đã vọt lên mức 52, so với mức tương ứng 44 của tháng trước đó, đánh dấu lần đầu tiên chỉ số này vượt ngưỡng 50 kể từ tháng 4/2006.
Giới phân tích cho rằng điều đó chứng tỏ các nhà thầu xây dựng đang nhận thấy các điều kiện trên thị trường nhà đất được cải thiện rõ rệt, giữa lúc nhu cầu mua nhà mới đang có xu hướng gia tăng.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu đồng loạt lên điểm, nhờ một số hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực viễn thông.
Tuy nhiên, các nhà kinh doanh cổ phiếu vẫn lo ngại rằng đà tăng của chứng khoán châu Âu sẽ sớm bị chặn đứng trong ngắn hạn do sự thiếu chắc chắn về chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,35%, lên 6.330,49 điểm.
Tại thị trường Paris, chỉ số CAC 4 của Pháp cũng tăng 1,54%, lên 3.863,66 điểm. Trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt, chỉ số DAX 30 của Đức cộng thêm 1,08%, đóng cửa ở mức 8.215,73 điểm./.
Nguyên nhân do giới đầu tư thận trọng chờ đợi diễn biến cuộc họp chính sách hai ngày (18 và 19/6) của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) để xem thể chế tài chính này sẽ thực hiện những thay đổi gì đối với các chương trình kích thích kinh tế hiện tại.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 25,84 điểm, tương đương 0,20%, xuống còn 13.007,28 điểm.
Tại thị trường Sydney của Australia, chỉ số S&P/ASX200 cũng hạ 11,5 điểm (0,24%), xuống 4.814,4 điểm.
Không nằm ngoài xu hướng trên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đồng loạt đỏ sàn.
Chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt giảm 3,07 điểm (0,14%) và 0,02 điểm, đóng cửa ở mức 2.159,29 điểm và 21.225,88 điểm.
Tuy nhiên, riêng chỉ số Kospi của Hàn Quốc lại đảo chiều tăng 17,52 điểm (0,93%), lên 1.900,62 điểm.
Các thị trường hàng hóa toàn cầu luôn ở trong xu hướng dao động trái chiều trong vài tuần gần đây, khi các nhà đầu tư đưa ra các dự đoán khác nhau về việc liệu Fed có rút lại chương trình mua trái phiếu trị giá tới 85 tỷ USD/tháng hay không.
Dù cho các báo cáo mới đây cho thấy thị trường nhà đất của Mỹ đang có dấu hiệu khởi sắc, song tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư về cuộc họp chính sách của Fed vẫn khiến thị trường chứng khoán đi xuống.
Đêm trước (17/6), Phố Wall khép lại phiên giao dịch đầu tuần trong "sắc xanh", chỉ một ngày trước khi Fed bước vào cuộc họp chính sách mới để xem xét việc điều chỉnh chính sách tiền tệ.
Nhiều nhà đầu tư dự đoán rằng sẽ không có thay đổi lớn nào đối với các gói kích thích kinh tế hiện hành của Mỹ sau cuộc họp của Fed.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 109,67 điểm, tương đương 0,73%, lên 15.179,85 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng ghi thêm 12,31 điểm (0,76%), lên mức 1.639,04 điểm.
Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tiến 28,57 điểm (0,83%), đóng cửa ở mức 3.452,13 điểm.
Mặc dù đã phục hồi sau đà giảm điểm phiên cuối tuần trước, song mức tăng của các chỉ số chứng khoán Mỹ trong phiên đầu tuần này vẫn còn hạn chế, do tâm lý đan xen trước cuộc họp chính sách của Fed và sự khan hiếm những thông tin kinh tế định hướng thị trường.
Sự đi lên của Phố Wall được hỗ trợ bởi báo cáo mới nhất từ Hiệp hội các nhà thầu xây dựng quốc gia Mỹ cho hay chỉ số thị trường nhà ở của nước này trong tháng 6/2013 đã vọt lên mức 52, so với mức tương ứng 44 của tháng trước đó, đánh dấu lần đầu tiên chỉ số này vượt ngưỡng 50 kể từ tháng 4/2006.
Giới phân tích cho rằng điều đó chứng tỏ các nhà thầu xây dựng đang nhận thấy các điều kiện trên thị trường nhà đất được cải thiện rõ rệt, giữa lúc nhu cầu mua nhà mới đang có xu hướng gia tăng.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu đồng loạt lên điểm, nhờ một số hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực viễn thông.
Tuy nhiên, các nhà kinh doanh cổ phiếu vẫn lo ngại rằng đà tăng của chứng khoán châu Âu sẽ sớm bị chặn đứng trong ngắn hạn do sự thiếu chắc chắn về chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,35%, lên 6.330,49 điểm.
Tại thị trường Paris, chỉ số CAC 4 của Pháp cũng tăng 1,54%, lên 3.863,66 điểm. Trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt, chỉ số DAX 30 của Đức cộng thêm 1,08%, đóng cửa ở mức 8.215,73 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)