Phát biểu khai mạc Hội nghị các chuyên gia tại Geneva, Thụy Sĩ về những thách thức phát triển đối với các nước nghèo nhất thế giới (LDC), Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) Supachai Panitchpakdi nhấn mạnh đa dang hóa nền kinh tế có tầm quan trọng sống còn nếu LDC muốn thoát khỏi cảnh khốn cùng.
Ông Supachai nêu rõ LDC cần phải học hỏi kinh nghiệm một số nước đã thành công trong đa dạng hóa nền kinh tế để tạo thêm việc làm và nâng cao trình độ quản lý kinh tế của chính phủ.
Sự hỗ trợ quốc tế cũng cần tập trung vào việc giúp đỡ các nước nghèo đa dạng hóa nền kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên liệu hoặc các nông sản như gạo, cà phê…
Thêm vào đó, tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế sẽ giúp các nước nghèo phát triển bền vững và ít bị tổn thương trước các cơn sốc kinh tế từ bên ngoài.
Tổng Thư ký Supachai lưu ý rằng kể từ khi Liên hợp quốc xếp loại các nước thuộc LDC năm 1971 cho đến nay, số nước này đã tăng gần gấp đôi lên 49 nước. Chỉ có 2 nước ra khỏi danh sách này là Botswana (năm 1994) và Cape Verde (năm 2007).
UNCTAD kêu gọi những ý tưởng mới, đường lối mới và các giải pháp mới, đặc biệt là cách thức để các nước LDC hoàn tất thay đổi cơ cấu kinh tế cũng như thực hiện đường lối chiến lược thúc đẩy phát triển bền vững./.
Ông Supachai nêu rõ LDC cần phải học hỏi kinh nghiệm một số nước đã thành công trong đa dạng hóa nền kinh tế để tạo thêm việc làm và nâng cao trình độ quản lý kinh tế của chính phủ.
Sự hỗ trợ quốc tế cũng cần tập trung vào việc giúp đỡ các nước nghèo đa dạng hóa nền kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên liệu hoặc các nông sản như gạo, cà phê…
Thêm vào đó, tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế sẽ giúp các nước nghèo phát triển bền vững và ít bị tổn thương trước các cơn sốc kinh tế từ bên ngoài.
Tổng Thư ký Supachai lưu ý rằng kể từ khi Liên hợp quốc xếp loại các nước thuộc LDC năm 1971 cho đến nay, số nước này đã tăng gần gấp đôi lên 49 nước. Chỉ có 2 nước ra khỏi danh sách này là Botswana (năm 1994) và Cape Verde (năm 2007).
UNCTAD kêu gọi những ý tưởng mới, đường lối mới và các giải pháp mới, đặc biệt là cách thức để các nước LDC hoàn tất thay đổi cơ cấu kinh tế cũng như thực hiện đường lối chiến lược thúc đẩy phát triển bền vững./.
(TTXVN/Vietnam+)