Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam không được chuyển đổi mục đích nhập cảnh.
Đó là nét mới trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được nhiều đại biểu đề cập tại Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật này, do Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 2/10.
Ông Phạm Như Minh, đại diện Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an), thành viên Ban soạn thảo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam cho biết, so với Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung lần này được cụ thể hóa và khá chi tiết về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài vào Việt Nam. Trong đó, có một số nội dung được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Cụ thể, Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 quy định người nước ngoài sau khi nhập cảnh nếu có nhu cầu sẽ được xét cho chuyển đổi mục đích nhập cảnh. Tuy nhiên, lợi dụng quy định này, thời gian qua, nhiều người nước ngoài đã vào Việt Nam với danh nghĩa tham quan, du lịch, sau đó chuyển đổi để thực hiện các mục đích khác, đặc biệt xin chuyển đổi ở lại lao động, gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý cho các Bộ, ngành và địa phương.
Vì vậy, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung lần này quy định người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam không được chuyển đổi mục đích nhập cảnh, trừ một số trường hợp liên quan đến kết hôn và thân nhân của các nhân viên tại các cơ quan Nhà nước đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
Tương tự, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung cũng quy định đối với những người nước ngoài muốn lao động tại Việt Nam phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép sử dụng lao động bảo lãnh, cấp phép. Những trường hợp miễn thị thực phải cách 1 tháng, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Theo Điều 22, Luật Quốc tịch năm 2008 quy định đối với những trường hợp không phải người Việt Nam, nhưng không có giấy tờ chứng minh quốc tịch nước ngoài nếu sinh sống 20 năm trở lên tại Việt Nam thì được cấp quốc tịch.
Tuy nhiên, những trường hợp sinh sống tại Việt Nam chưa tới 20 năm quy định như thế nào thì Luật Quốc tịch năm 2008 chưa quy định. Trong khi đó, nhóm đối tượng này sinh sống khá nhiều ở dọc biên giới và tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Vì vậy, trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đã điều chỉnh bổ sung nhóm đối tượng này được đăng ký thường trú, để dễ quản lý và cấp quốc tịch về sau.
Theo Đại tá Đào Quốc Hoàng, Đội trưởng Đội thủ tục Biên phòng cửa khẩu cảng Thành phố Hồ Chí Minh, trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, nội dung về “quá cảnh” chỉ được nhắc tới rất ít ở Điều 19, Chương III về Nhập cảnh.
Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam đang hướng tới mở rộng phát triển cảng biển và cảng hàng không thì vấn đề “quá cảnh” là một vấn đề khá lớn, cần bổ sung thành một chương riêng. Đồng thời, cần có quy định cụ thể đối với đối tượng là “thuyền viên.”
Cũng trong Chương III, Điều 16 quy định về điều kiện nhập cảnh Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung còn thiếu quy định cho trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi.
Đại diện Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, luật sư Trương Thị Hòa cho rằng trong Điều 4, Giải thích từ ngữ, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung cần làm rõ 2 khái niệm về “buộc xuất cảnh” và “trục xuất.”
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đề xuất một số ý kiến về việc Luật sửa đổi, bổ sung quy định quá chi tiết về kí hiệu thị thực và cho rằng việc quy định chi tiết chỉ nên đưa vào các văn bản hướng dẫn. Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị bổ sung thêm phạm vi điều chỉnh cho đối tượng “người không quốc tịch” trong Điều 1./.
Đó là nét mới trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được nhiều đại biểu đề cập tại Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật này, do Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 2/10.
Ông Phạm Như Minh, đại diện Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an), thành viên Ban soạn thảo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam cho biết, so với Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung lần này được cụ thể hóa và khá chi tiết về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài vào Việt Nam. Trong đó, có một số nội dung được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Cụ thể, Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 quy định người nước ngoài sau khi nhập cảnh nếu có nhu cầu sẽ được xét cho chuyển đổi mục đích nhập cảnh. Tuy nhiên, lợi dụng quy định này, thời gian qua, nhiều người nước ngoài đã vào Việt Nam với danh nghĩa tham quan, du lịch, sau đó chuyển đổi để thực hiện các mục đích khác, đặc biệt xin chuyển đổi ở lại lao động, gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý cho các Bộ, ngành và địa phương.
Vì vậy, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung lần này quy định người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam không được chuyển đổi mục đích nhập cảnh, trừ một số trường hợp liên quan đến kết hôn và thân nhân của các nhân viên tại các cơ quan Nhà nước đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
Tương tự, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung cũng quy định đối với những người nước ngoài muốn lao động tại Việt Nam phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép sử dụng lao động bảo lãnh, cấp phép. Những trường hợp miễn thị thực phải cách 1 tháng, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Theo Điều 22, Luật Quốc tịch năm 2008 quy định đối với những trường hợp không phải người Việt Nam, nhưng không có giấy tờ chứng minh quốc tịch nước ngoài nếu sinh sống 20 năm trở lên tại Việt Nam thì được cấp quốc tịch.
Tuy nhiên, những trường hợp sinh sống tại Việt Nam chưa tới 20 năm quy định như thế nào thì Luật Quốc tịch năm 2008 chưa quy định. Trong khi đó, nhóm đối tượng này sinh sống khá nhiều ở dọc biên giới và tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Vì vậy, trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đã điều chỉnh bổ sung nhóm đối tượng này được đăng ký thường trú, để dễ quản lý và cấp quốc tịch về sau.
Theo Đại tá Đào Quốc Hoàng, Đội trưởng Đội thủ tục Biên phòng cửa khẩu cảng Thành phố Hồ Chí Minh, trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, nội dung về “quá cảnh” chỉ được nhắc tới rất ít ở Điều 19, Chương III về Nhập cảnh.
Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam đang hướng tới mở rộng phát triển cảng biển và cảng hàng không thì vấn đề “quá cảnh” là một vấn đề khá lớn, cần bổ sung thành một chương riêng. Đồng thời, cần có quy định cụ thể đối với đối tượng là “thuyền viên.”
Cũng trong Chương III, Điều 16 quy định về điều kiện nhập cảnh Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung còn thiếu quy định cho trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi.
Đại diện Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, luật sư Trương Thị Hòa cho rằng trong Điều 4, Giải thích từ ngữ, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung cần làm rõ 2 khái niệm về “buộc xuất cảnh” và “trục xuất.”
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đề xuất một số ý kiến về việc Luật sửa đổi, bổ sung quy định quá chi tiết về kí hiệu thị thực và cho rằng việc quy định chi tiết chỉ nên đưa vào các văn bản hướng dẫn. Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị bổ sung thêm phạm vi điều chỉnh cho đối tượng “người không quốc tịch” trong Điều 1./.
Hứa Chung (TTXVN)