Lần điều chỉnh gần đây nhất, ngày 22/8 là một minh chứng rõ nhất cho sựchia sẻ lợi ích giữa Nhà nước - người dân và doanh nghiệp.
Liên Bộ Tài chính -Công thương cho biết, tại thời điểm điều hành tăng ngày 17/7, nếu tính đầyđủ các yếu tố cấu thành giá cơ sở theo quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP thìphải điều chỉnh tăng giá tối đa 988 đồng/lít.
Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêubình ổn giá, Liên Bộ đã yêu cầu các doanh nghiệp chỉ tính 100 đồng/lít lợi nhuậnđịnh mức thay vì mức 300 đồng/lít theo quy định và sử dụng quỹ bình ổn giá 300đồng/lít; do vậy mức điều chỉnh tăng giá tối đa đối với mặt hàng này chỉ ở mức468 đồng/lít (thực tế điều chỉnh giá của doanh nghiệp ở mức 460 đồng/lít.)
[Giá xăng giảm 300 đồng mỗi lít từ 20 giờ hôm nay]
Đến ngày giảm giá 22/8, tính bình quân 30 ngày (từ ngày 23/7 đến ngày21/8) mặc dù giá xăng trên thị trường thế giới có giảm song mức chênh lệchgiữa giá cơ sở tính theo đúng quy định và giá bán hiện hành của mặt hàng xăngchỉ đủ để khôi phục lại lợi nhuận định mức theo quy định và ngừng sử dụng quỹ bình ổn giá (mức giá các chủng loại xăng dầu trên thế giới là trong 30 ngày qualà: giá xăng RON 92: 114,53 USD/thùng; dầu diezen 0,05S: 123,49 USD/thùng; dầuhỏa: 123,27 USD/thùng, dầu ma-dút 180 3,5S: 604,53 USD/tấn...)
Tuy nhiên, đểgóp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, cơ quan điều hành vẫn yêu cầucác doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối điều chỉnh giảm giá bán xăng tốithiểu 300 đồng mỗi lít và tiếp tục được sử dụng quỹ bình ổn giá 300 đồng mỗilít.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu được điều chỉnh tám lần,trong đó có bốn lần giảm và bốn lần tăng. Tuy số lần tăng giảm bằng nhau nhưng chấtlượng sau bốn lần tăng giảm lại hoàn toàn khác nhau.
Mặt hàng xăng dầu giảm giálần lượt vào các thời điểm: ngày 9/4 giảm 500 đồng/lít; ngày 18/4 giảm 410đồng/lít; ngày 26/6 giảm 310 đồng/lít. Sau lần giảm lần thứ tư vào ngày 22/8 với300 đồng/lít, tổng mức giảm là 1520 đồng/lít.
Trong khi đó, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng bốn lần: ngày 28/3 tăng sốcvới 1430 đồng, ngày 14/6 tăng tối đa 426 đồng/lít, ngày 28/6 tăng 367 đồng/lít,ngày 17/7 giá xăng tăng tối đa 468 đồng/lít, tổng số tiền tăng thêm cho mỗi lítlà khoảng 2.640 đồng.
Có thể thấy khác với những lần điều chỉnh vào năm 2012 vàlần điều chỉnh ngày 28/3 khi kiềm giá khá lâu để lúc tăng thường tăng cao (đến1.400 đồng/lít xăng) gây ảnh hưởng ngay lập tức đến thị trường và CPI, thì nhữnglần điều chỉnh gần đây chỉ tăng từ 300-400 đồng/lít xăng dầu nên không gây sốccho thị trường.
Đây cũng là hướng đi được Liên Bộ Tài chính- Công Thương lựachọn.
Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng giá xăng dầu trong vòng hơn một tháng (từ14/6 đến 17/7) đã tăng ba lần, tổng cộng 1.240 đồng/lít xăng gây ra những tácđộng đến mặt bằng giá cả chung. Nhưng Liên Bộ cho rằng đã tính toán các thông sốgiá cơ sở các mặt hàng xăng dầu theo quy định hiện hành, bình quân trong 30 ngàygần nhất thời điểm tăng giá, để tránh những tác động tiêu cực lên thị trường giácả.
Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết việc điều hành giá xăng dầu đượcthực hiện hoàn toàn nghiêm túc, hợp lý và bám sát với giá thế giới. Lộ trìnhtăng giá hoàn toàn phù hợp với Nghị định 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ về kinhdoanh xăng dầu.
Theo Nghị định 84, doanh nghiệp được phép tăng giá tối thiểu 10ngày một lần và chu kỳ tính giá là bình quân 30 ngày. Như vậy, trong điều kiệngiá thế giới liên tục tăng cao thì giá xăng có thể được điều chỉnh tăng giá balần trong một tháng.
Đối với điều chỉnh giá giảm, doanh nghiệp có thể được phépgiảm bất kỳ lúc nào, nhưng nếu tối thiểu trong 10 ngày doanh nghiệp không giảmthì cơ quan chức năng sẽ yêu cầu phải giảm giá.
Theo Bộ Tài chính, trong những tháng cuối năm phải kiên định mục tiêu điềuhành giá xăng dầu theo lộ trình. Tuy nhiên, Cục Quản lý giá nhận định, nhữngtháng cuối năm, việc điều hành giá sẽ được cân nhắc hết sức thận trọng, bởi vừaphải điều hành để tiến sát với giá thị trường nhưng cũng cần hết sức linh hoạt,bởi áp lực tăng giá dồn vào cuối năm sẽ ảnh hưởng tới các mục tiêu đề ra./.