Vừa qua, tại Nhà hát lớn Hà Nội, một chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội được thực hiện với sự tham gia của 150 nghệ sĩ của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (tăng cường ba quản).
Phần mở đầu gồm hợp xướng "Thăng Long ngày ấy" của La Thăng và concerto viết cho đàn nhị và dàn nhạc giao hưởng với tiêu đề "Thăng Long ngàn năm hội ngộ," sáng tác và chỉ huy nghệ sỹ ưu tú Thiếu Hoa, solo đàn nhị Nguyễn Thành Nhân.
Phần hai của đêm hòa nhạc là tác phẩm được trông đợi từ 10 năm nay của nhạc sỹ Doãn Nho: Tác phẩm thanh xướng kịch "Hoa Lư-Thăng Long: Bài ca dời đô," (chương 1 đã ra mắt khán giả Hà Nội năm 2001).
Tác phẩm được đạo diễn bởi Nghệ sỹ ưu tú Lê Chức, Chỉ huy dàn nhạc: Nhạc sỹ Doãn Nguyên, Biên đạo múa: Nghệ sỹ nhân dân Phạm Anh Phương, chỉ đạo chương trình: Nghệ sỹ ưu tú Mạnh Chung và họa sỹ Doãn Bằng.
"Hoa Lư-Thăng Long: Bài ca dời đô" gồm bốn chương: "Lý Thái Tổ xuống chiếu dời đô," "Dời bến Ghềnh Tháp," "Ngược dòng sông Hồng," "Cập bến Đại La" được viết theo thể thức oratorio.
Với những giọng ca hàng đầu của nghệ thuật thanh xướng kịch Việt Nam như Mạnh Chung, Mạnh Dũng, Kiều Thẩm, Bình Luận, Thanh Bình, Vành Khuyên, Thu Hương, Minh Dũng… "Hoa Lư-Thăng Long: Bài ca dời đô" đã đem đến cho công chúng âm nhạc Việt Nam một ấn tượng sâu đậm.
Khán giả cũng ấn tượng với sự phối hợp giữa phục trang của các nghệ sỹ và thiết kế sân khấu đã gợi nhớ về một thời Hoa Lư -Thăng Long.
Dưới sự chỉ huy của nhạc sỹ Doãn Nguyên, Giám đốc dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, con trai của nhạc sỹ Doãn Nho, dàn nhạc đã hòa tấu một cách xuất sắc khiến trong ngót một giờ (xuyên suốt và hoàn tất vở nhạc kịch) không một ai rời khỏi chỗ ngồi như trong một số buổi hòa nhạc cổ điển khác.
Câu chuyện dời đô của Lý Thái Tổ bằng âm nhạc dường như đã ăn sâu vào lòng người hơn mọi hình thức khác./.
Phần mở đầu gồm hợp xướng "Thăng Long ngày ấy" của La Thăng và concerto viết cho đàn nhị và dàn nhạc giao hưởng với tiêu đề "Thăng Long ngàn năm hội ngộ," sáng tác và chỉ huy nghệ sỹ ưu tú Thiếu Hoa, solo đàn nhị Nguyễn Thành Nhân.
Phần hai của đêm hòa nhạc là tác phẩm được trông đợi từ 10 năm nay của nhạc sỹ Doãn Nho: Tác phẩm thanh xướng kịch "Hoa Lư-Thăng Long: Bài ca dời đô," (chương 1 đã ra mắt khán giả Hà Nội năm 2001).
Tác phẩm được đạo diễn bởi Nghệ sỹ ưu tú Lê Chức, Chỉ huy dàn nhạc: Nhạc sỹ Doãn Nguyên, Biên đạo múa: Nghệ sỹ nhân dân Phạm Anh Phương, chỉ đạo chương trình: Nghệ sỹ ưu tú Mạnh Chung và họa sỹ Doãn Bằng.
"Hoa Lư-Thăng Long: Bài ca dời đô" gồm bốn chương: "Lý Thái Tổ xuống chiếu dời đô," "Dời bến Ghềnh Tháp," "Ngược dòng sông Hồng," "Cập bến Đại La" được viết theo thể thức oratorio.
Với những giọng ca hàng đầu của nghệ thuật thanh xướng kịch Việt Nam như Mạnh Chung, Mạnh Dũng, Kiều Thẩm, Bình Luận, Thanh Bình, Vành Khuyên, Thu Hương, Minh Dũng… "Hoa Lư-Thăng Long: Bài ca dời đô" đã đem đến cho công chúng âm nhạc Việt Nam một ấn tượng sâu đậm.
Khán giả cũng ấn tượng với sự phối hợp giữa phục trang của các nghệ sỹ và thiết kế sân khấu đã gợi nhớ về một thời Hoa Lư -Thăng Long.
Dưới sự chỉ huy của nhạc sỹ Doãn Nguyên, Giám đốc dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, con trai của nhạc sỹ Doãn Nho, dàn nhạc đã hòa tấu một cách xuất sắc khiến trong ngót một giờ (xuyên suốt và hoàn tất vở nhạc kịch) không một ai rời khỏi chỗ ngồi như trong một số buổi hòa nhạc cổ điển khác.
Câu chuyện dời đô của Lý Thái Tổ bằng âm nhạc dường như đã ăn sâu vào lòng người hơn mọi hình thức khác./.
Trần Thị Trường (Vietnam+)