Lâu nay, nạn đua xe trái phép luôn gây nhức nhối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội đã trở thành điều “khổ lắm nói mãi” trong các ngày lễ, nhất là ở các giải đấu bóng đá có sự tham dự của đội tuyển Việt Nam.
Để phòng ngừa, đấu tranh chống hiện tượng đua xe và cổ vũ đua xe trái phép trong mùa giải bóng đá AFF Suzuki Cup 2010 đang diễn ra cũng như tại các dịp lễ Noel, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán... trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, giám đốc Công an Hà Nội đã giao nhiệm vụ chủ công cho Trung đoàn Cảnh sát cơ động: “Kiên quyết phát hiện, xử lý bằng hình sự, công bố công khai các đối tượng có hành vi đua xe, cổ vũ đua xe trái phép và gây rối trật tự công cộng.”
Ngày đầu ra quân của Đợt cao điểm phòng chống tội phạm đua xe sẽ được diễn ra từ tối 15/12 - thời điểm trận bán kết Việt Nam-Malaysia và sẽ diễn ra hàng ngày, từ 20h tối hôm trước đến 8h sáng hôm sau.
Huy động lực lượng và phương tiện ở mức cao nhất
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, Đại tá Phạm Văn Hưng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động-Công an Thành phố Hà Nội cho biết: Trung đoàn Cảnh sát cơ động phối hợp với Phòng Cảnh sát đấu tranh tội phạm về trật tự xã hội và các đơn vị chức năng khác của Công an Thành phố tập trung lực lượng và phương tiện ở mức cao nhất, chủ động bố trí lực lượng trên các tuyến phố trọng điểm.
Riêng với mùa giải AFF Suzuki Cup 2010, ngay từ đầu tháng 12, Trung đoàn cảnh sát cơ động đã triển trai kế hoạch ra quân, huy động toàn bộ lực lượng phối hợp với phòng Cảnh sát hình sự, công an các địa bàn trong điểm.
Ông Hưng cho biết: Lực lượng được huy động ở mức cao nhất, luôn có hơn 100 chiến sĩ ở 3 ca trực mỗi ngày. 14 tuyến đường trọng điểm như Hùng Vương, Kim Mã, Nguyễn Chí Thanh, đường quanh hồ Hoàn Kiếm, đường Hai Bà Trưng, Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải...
Không đợi "chuông reo mới bắn!"
Theo ông Hưng, hiện nay, các đối tượng đua xe trái phép ngày càng manh động, liều lĩnh, thay vì tụ tập hàng trăm xe, đua ở một địa điểm nhất định như trước đây, các đối tượng phân tán thành các nhóm và đua bất cứ con đường nào vắng vẻ trong thành phố.
Mặt khác, các trận bóng đá được tường thuật chiều tối, do đó các fan sẽ có thời gian tập trung, chuẩn bị xe, cờ, trống. Sau khi trận bóng kết thúc, thắng thua hay hòa thì các đối tượng cũng sẽ hò nhau ăn nhậu say sưa... rồi ra đường đua xe vào đêm.
Trước những đặc điểm vi phạm mới của các đối tượng, trong đợt ra quân lần này, tránh tình trạng bị động “chuông reo mới bắn,” chỉ khi đối tượng tụ tập đua, cảnh sát mới rượt đuổi truy bắt, gây nguy hiểm cho nhân dân, đối tượng và lực lượng cảnh sát, Trung đoàn đã triển khai hai mũi gồm lực lượng truy bắt công khai và lực lượng cải trang theo dõi, bám sát đối tượng cầm đầu, quá khích.
Với những đối tượng cầm đầu, lực lượng cải trang sẽ có nhiệm vụ theo dõi, bám sát trong một thời gian dài, chờ điều kiện phù hợp sẽ phối hợp với lực lượng công khai tiến hành kiểm tra, bắt quả tang, lập biên bản. Những đối tượng tỏ ra chống đối, lì lợm sẽ được chuyển tới công an điều tra hình sự, xét hỏi, thu thập chứng cứ, lần manh mối để vây bắt đồng bọn, kiên quyết khởi tố hình sự.
Bên cạnh đó, công an các địa bàn sẽ phối hợp, hỗ trợ trong việc cấm các hàng quán kinh doanh trên vỉa hè, nơi các đối tượng đua xe thường tự tập từ sau 24h.
Ngoài ra, nhờ hỗ trợ của camera và máy ảnh có chức năng quay phim, chụp ảnh ban đêm để ghi hình các đối tượng cầm đầu, kích động đua xe, cổ vũ đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng, củng cố chứng cứ lập chuyên án đấu tranh để bắt giữ, truy tố và xử án điểm nhằm làm gương cho kẻ khác."
Chủ động kéo gia đình, địa phương tham gia
Để răn đe hiệu quả hơn các đối tượng cầm đầu, quá khích, công an sẽ gửi hồ sơ vi phạm của đối tượng về địa bàn cư trú, tại gia đình, nhà trường, cơ quan để yêu cầu kiểm điểm, kỷ luật công khai. Sau đó, phản hồi những văn bản này lại cho cơ quan điều tra.
Dẫn chứng một số hợp vi phạm mà khi cảnh sát thông báo về gia đình, lúc đó bố mẹ đối tượng vi phạm mới "tá hỏa" hay rằng đứa con “quý tử” đã trốn ra ngoài bằng sợi dây dù buộc vào lan can ròng ra ngoài vườn, tụ tập đua xe.
Lường trước những khó khăn này, Trung đoàn cơ động đã sử dụng các biện pháp mạnh như giữ xe, khung phạt cao, cho lăn tay, lưu hồ sơ để theo dõi các đối tượng có tiền sử đua xe. Với những đối tượng cầm đầu, sẽ kiên quyết phối hợp với cảnh sát hình sự để khởi tố, bắt giam.
Với cách làm này, ông Hưng lạc quan như "mũi tên trúng hai đích", vừa kéo được các đoàn thể, xã hội chung tay vào phòng chống nạn đua xe, lại khiến các đối tượng “sợ hơn cả việc bị bắt và phạt nộp tiền.”
Kiên quyết, mạnh tay trong xử lý
Trong các đêm 13 và 20/11/2010, Trung đoàn Cảnh sát cơ động đã kiên quyết bắt giữ, lập biên bản xử lý 52 trường hợp vi phạm các lỗi phóng nhanh, lạng lách, đánh võng. Đặc biệt, lập hồ sơ, chuyển giao 22 đối tượng cùng với 15 phương tiện vi phạm tới Cơ quan điều tra Công an Thành phố Hà Nội để điều tra, xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nhờ những phối hợp phòng ngừa kịp thời, và những biện pháp mạnh tay của lực lượng cảnh sát từ đầu tháng 12, trên địa bàn Hà Nội đã thưa bóng các “quái xế” tụ tập và cũng chưa để xảy ra một cuộc “bay đêm” nào từ đầu mua giải AFF Suzuki Cup 2010./.
Để phòng ngừa, đấu tranh chống hiện tượng đua xe và cổ vũ đua xe trái phép trong mùa giải bóng đá AFF Suzuki Cup 2010 đang diễn ra cũng như tại các dịp lễ Noel, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán... trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, giám đốc Công an Hà Nội đã giao nhiệm vụ chủ công cho Trung đoàn Cảnh sát cơ động: “Kiên quyết phát hiện, xử lý bằng hình sự, công bố công khai các đối tượng có hành vi đua xe, cổ vũ đua xe trái phép và gây rối trật tự công cộng.”
Ngày đầu ra quân của Đợt cao điểm phòng chống tội phạm đua xe sẽ được diễn ra từ tối 15/12 - thời điểm trận bán kết Việt Nam-Malaysia và sẽ diễn ra hàng ngày, từ 20h tối hôm trước đến 8h sáng hôm sau.
Huy động lực lượng và phương tiện ở mức cao nhất
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, Đại tá Phạm Văn Hưng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động-Công an Thành phố Hà Nội cho biết: Trung đoàn Cảnh sát cơ động phối hợp với Phòng Cảnh sát đấu tranh tội phạm về trật tự xã hội và các đơn vị chức năng khác của Công an Thành phố tập trung lực lượng và phương tiện ở mức cao nhất, chủ động bố trí lực lượng trên các tuyến phố trọng điểm.
Riêng với mùa giải AFF Suzuki Cup 2010, ngay từ đầu tháng 12, Trung đoàn cảnh sát cơ động đã triển trai kế hoạch ra quân, huy động toàn bộ lực lượng phối hợp với phòng Cảnh sát hình sự, công an các địa bàn trong điểm.
Ông Hưng cho biết: Lực lượng được huy động ở mức cao nhất, luôn có hơn 100 chiến sĩ ở 3 ca trực mỗi ngày. 14 tuyến đường trọng điểm như Hùng Vương, Kim Mã, Nguyễn Chí Thanh, đường quanh hồ Hoàn Kiếm, đường Hai Bà Trưng, Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải...
Không đợi "chuông reo mới bắn!"
Theo ông Hưng, hiện nay, các đối tượng đua xe trái phép ngày càng manh động, liều lĩnh, thay vì tụ tập hàng trăm xe, đua ở một địa điểm nhất định như trước đây, các đối tượng phân tán thành các nhóm và đua bất cứ con đường nào vắng vẻ trong thành phố.
Mặt khác, các trận bóng đá được tường thuật chiều tối, do đó các fan sẽ có thời gian tập trung, chuẩn bị xe, cờ, trống. Sau khi trận bóng kết thúc, thắng thua hay hòa thì các đối tượng cũng sẽ hò nhau ăn nhậu say sưa... rồi ra đường đua xe vào đêm.
Trước những đặc điểm vi phạm mới của các đối tượng, trong đợt ra quân lần này, tránh tình trạng bị động “chuông reo mới bắn,” chỉ khi đối tượng tụ tập đua, cảnh sát mới rượt đuổi truy bắt, gây nguy hiểm cho nhân dân, đối tượng và lực lượng cảnh sát, Trung đoàn đã triển khai hai mũi gồm lực lượng truy bắt công khai và lực lượng cải trang theo dõi, bám sát đối tượng cầm đầu, quá khích.
Với những đối tượng cầm đầu, lực lượng cải trang sẽ có nhiệm vụ theo dõi, bám sát trong một thời gian dài, chờ điều kiện phù hợp sẽ phối hợp với lực lượng công khai tiến hành kiểm tra, bắt quả tang, lập biên bản. Những đối tượng tỏ ra chống đối, lì lợm sẽ được chuyển tới công an điều tra hình sự, xét hỏi, thu thập chứng cứ, lần manh mối để vây bắt đồng bọn, kiên quyết khởi tố hình sự.
Bên cạnh đó, công an các địa bàn sẽ phối hợp, hỗ trợ trong việc cấm các hàng quán kinh doanh trên vỉa hè, nơi các đối tượng đua xe thường tự tập từ sau 24h.
Ngoài ra, nhờ hỗ trợ của camera và máy ảnh có chức năng quay phim, chụp ảnh ban đêm để ghi hình các đối tượng cầm đầu, kích động đua xe, cổ vũ đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng, củng cố chứng cứ lập chuyên án đấu tranh để bắt giữ, truy tố và xử án điểm nhằm làm gương cho kẻ khác."
Chủ động kéo gia đình, địa phương tham gia
Để răn đe hiệu quả hơn các đối tượng cầm đầu, quá khích, công an sẽ gửi hồ sơ vi phạm của đối tượng về địa bàn cư trú, tại gia đình, nhà trường, cơ quan để yêu cầu kiểm điểm, kỷ luật công khai. Sau đó, phản hồi những văn bản này lại cho cơ quan điều tra.
Dẫn chứng một số hợp vi phạm mà khi cảnh sát thông báo về gia đình, lúc đó bố mẹ đối tượng vi phạm mới "tá hỏa" hay rằng đứa con “quý tử” đã trốn ra ngoài bằng sợi dây dù buộc vào lan can ròng ra ngoài vườn, tụ tập đua xe.
Lường trước những khó khăn này, Trung đoàn cơ động đã sử dụng các biện pháp mạnh như giữ xe, khung phạt cao, cho lăn tay, lưu hồ sơ để theo dõi các đối tượng có tiền sử đua xe. Với những đối tượng cầm đầu, sẽ kiên quyết phối hợp với cảnh sát hình sự để khởi tố, bắt giam.
Với cách làm này, ông Hưng lạc quan như "mũi tên trúng hai đích", vừa kéo được các đoàn thể, xã hội chung tay vào phòng chống nạn đua xe, lại khiến các đối tượng “sợ hơn cả việc bị bắt và phạt nộp tiền.”
Kiên quyết, mạnh tay trong xử lý
Trong các đêm 13 và 20/11/2010, Trung đoàn Cảnh sát cơ động đã kiên quyết bắt giữ, lập biên bản xử lý 52 trường hợp vi phạm các lỗi phóng nhanh, lạng lách, đánh võng. Đặc biệt, lập hồ sơ, chuyển giao 22 đối tượng cùng với 15 phương tiện vi phạm tới Cơ quan điều tra Công an Thành phố Hà Nội để điều tra, xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nhờ những phối hợp phòng ngừa kịp thời, và những biện pháp mạnh tay của lực lượng cảnh sát từ đầu tháng 12, trên địa bàn Hà Nội đã thưa bóng các “quái xế” tụ tập và cũng chưa để xảy ra một cuộc “bay đêm” nào từ đầu mua giải AFF Suzuki Cup 2010./.
Cẩm Thơ (Vietnam+)