Trong một bước đi được mô tả là nhằm củng cố đà phục hồi của ngành công nghiệp hàng không vẫn đang phải sống dựa vào các khoản tiền bảo lãnh của liên bang, ngày 14/2, hãng hàng không dân dụng American Airlines (AMR) thông báo đã ký thỏa thuận sáp nhập với đối thủ cạnh tranh US Airways - hãng hàng không lớn thứ 5 của Mỹ - với mục tiêu trở thành hãng hàng không dân dụng lớn nhất thế giới.
Tổng Giám đốc điều hành AMR Thomas Horton cho biết thỏa thuận trên đã đạt được trong cuộc thương lượng vào phút chót đêm 13/2 giữa đại diện của hai hãng với các chủ nợ của AMR.
Theo thỏa thuận này, hãng hàng không mới vẫn mang tên American Airlines, nhưng êkíp quản lý là của US Airways do Tổng Giám đốc điều hành Doug Parker đảm nhận vai trò quản lý của hãng mới thành lập. Với việc nắm giữ tới 72% cổ phần trong công ty mới sáp nhập, các chủ nợ của AMR sẽ nắm vai trò chi phối và có 5 ghế trong Hội đồng Giám đốc, 4 ghế dành cho US Airways và 3 ghế dành cho AMR.
Với việc sáp nhập này, dựa theo con số của năm 2012, American-US Airways ước tính sẽ có tổng doanh thu hàng năm khoảng 39 tỷ USD, vượt qua United Conitnental với 37 tỷ USD, trở thành hãng hàng không lớn nhất thế giới cả về doanh thu hàng năm và quy mô hoạt động trên toàn cầu.
Đây là vụ sáp nhập mới nhất trong ngành công nghiệp hàng không Mỹ trong thập kỷ qua. Nếu được các cơ quan chức năng và Tòa án phá sản Mỹ chấp thuận, trên toàn bộ lãnh thổ Mỹ sẽ chỉ còn 4 hãng lớn cạnh tranh với nhau gồm American Airlines, Delta Airlines, United Continental và Southwest Airlines.
Tổng Giám đốc Horton khẳng định nếu được chấp thuận, đây sẽ là bước cải tổ thành công nhất trong lịch sử hàng không Mỹ, theo đó AMR sau khi sáp nhập sẽ có khoảng 94.000 nhân viên, hơn 900 máy bay các loại với hơn 6.700 chuyến bay mỗi ngày tới 336 địa điểm tại 56 quốc gia.
Trước vụ sáp nhập giữa AMR và US Airways, hồi năm 2010, Delta Airlines cũng đã sáp nhập với Northwest và Continental sáp nhập với United Continental. Năm 2011, Southwest Airlines cũng đã mua lại AirTran Holdings.
Tháng 11/2011, trước thực trạng kinh tế Mỹ vẫn còn khó khăn cộng với giá cả nhiên liệu liên tục tăng cao, AMR đã nộp đơn xin bảo lãnh phá sản để cải tổ sau gần 80 năm hoạt động. AMR buộc phải xin bảo lãnh phá sản vì suốt từ vụ khủng bố 11/9/2001 đến nay, mỗi năm hãng này bị thua lỗ trung bình 500 triệu USD.
Cho đến thời điểm xin bảo lãnh phá sản, AMR đang mắc nợ gần 30 tỷ USD./.
Tổng Giám đốc điều hành AMR Thomas Horton cho biết thỏa thuận trên đã đạt được trong cuộc thương lượng vào phút chót đêm 13/2 giữa đại diện của hai hãng với các chủ nợ của AMR.
Theo thỏa thuận này, hãng hàng không mới vẫn mang tên American Airlines, nhưng êkíp quản lý là của US Airways do Tổng Giám đốc điều hành Doug Parker đảm nhận vai trò quản lý của hãng mới thành lập. Với việc nắm giữ tới 72% cổ phần trong công ty mới sáp nhập, các chủ nợ của AMR sẽ nắm vai trò chi phối và có 5 ghế trong Hội đồng Giám đốc, 4 ghế dành cho US Airways và 3 ghế dành cho AMR.
Với việc sáp nhập này, dựa theo con số của năm 2012, American-US Airways ước tính sẽ có tổng doanh thu hàng năm khoảng 39 tỷ USD, vượt qua United Conitnental với 37 tỷ USD, trở thành hãng hàng không lớn nhất thế giới cả về doanh thu hàng năm và quy mô hoạt động trên toàn cầu.
Đây là vụ sáp nhập mới nhất trong ngành công nghiệp hàng không Mỹ trong thập kỷ qua. Nếu được các cơ quan chức năng và Tòa án phá sản Mỹ chấp thuận, trên toàn bộ lãnh thổ Mỹ sẽ chỉ còn 4 hãng lớn cạnh tranh với nhau gồm American Airlines, Delta Airlines, United Continental và Southwest Airlines.
Tổng Giám đốc Horton khẳng định nếu được chấp thuận, đây sẽ là bước cải tổ thành công nhất trong lịch sử hàng không Mỹ, theo đó AMR sau khi sáp nhập sẽ có khoảng 94.000 nhân viên, hơn 900 máy bay các loại với hơn 6.700 chuyến bay mỗi ngày tới 336 địa điểm tại 56 quốc gia.
Trước vụ sáp nhập giữa AMR và US Airways, hồi năm 2010, Delta Airlines cũng đã sáp nhập với Northwest và Continental sáp nhập với United Continental. Năm 2011, Southwest Airlines cũng đã mua lại AirTran Holdings.
Tháng 11/2011, trước thực trạng kinh tế Mỹ vẫn còn khó khăn cộng với giá cả nhiên liệu liên tục tăng cao, AMR đã nộp đơn xin bảo lãnh phá sản để cải tổ sau gần 80 năm hoạt động. AMR buộc phải xin bảo lãnh phá sản vì suốt từ vụ khủng bố 11/9/2001 đến nay, mỗi năm hãng này bị thua lỗ trung bình 500 triệu USD.
Cho đến thời điểm xin bảo lãnh phá sản, AMR đang mắc nợ gần 30 tỷ USD./.
(TTXVN)