Ngày 14/6, tại hội nghị đánh giá công tác thực hiện quy hoạch xây dựngnông thôn mới khu vực phía Bắc ở Thái Bình, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết mụctiêu của việc phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên cả nước có vai tròlà tiền đề, tạo điều kiện khai thác hợp lý đất đai, tài nguyên, phát huy đượcnhững tiềm năng, lợi thế đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, tạo sự liênkết vùng, phát triển một cách bền vững. Đồng thời từng bước nâng cao điều kiệnsống, dân trí của người dân, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại ở khuvực nông thôn.
Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng làm cơ sở để thực hiện mụctiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2020, đảm bảo đến năm2015 cả nước có 20% tổng số xã đạt tiêu chí nông thôn mới và đến năm 2020 có 50%số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới mà Chính phủ đề ra.
Sau hơn 3 năm đẩy nhanh công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới, các địaphương đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai, đôn đốc, chỉ đạo các cấp, cácngành thực hiện quy hoạch theo tiến độ đề ra; tổ chức thẩm định các đồ án quyhoạch xây dựng nông thôn mới đảm bảo theo quy định hiện hành...
Đến cuối năm 2012, cả nước có 74,6% số xã hoàn thành việc phê duyệt quy hoạchxã nông thôn mới; trong đó vùng đồng bằng sông Hồng đạt tỷ lệ cao nhất với93,4%; vùng ven biển miền Trung 75,2%; vùng trung du miền núi phía Bắc 66,2%...
Các tỉnh hoàn thành 100% công tác quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới là VĩnhPhúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An... Các tỉnh cótỷ lệ hoàn thành quy hoạch thấp gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên, Sơn La...
Về chất lượng, nhìn chung đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới bước đầu đãđi vào cuộc sống, tạo ra cảnh quan, môi trường sạch đẹp ở các vùng nông thôn,từng bước nâng chất lượng cuộc sống của người dân vùng nông thôn theo các mụctiêu của Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, một số địa phương còn chưa thực sự quan tâm đúng mức đối với công tácquy hoạch. Bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn, bất cập về kinh phí cho công táclập quy hoạch, năng lực và sự phối hợp giữa các cơ quan chính quyền địa phươngcác cấp ...
Vì vậy, đến nay số xã trên toàn quốc chưa hoàn thành công tác lập quy hoạchxây dựng nông thôn mới còn 25,4%, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra tại Quyếtđịnh 193 của Thủ tướng Chính phủ là đến năm 2011 cơ bản phủ kín quy hoạch xâydựng nông thôn mới trên địa bàn cả nước.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích, làm rõ nhữngnguyên nhân, kinh nghiệm và giải pháp khắc phục những tồn tại, vướng mắc nhằmđẩy nhanh tiến độ cũng như nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch xây dựng nôngthôn mới; tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp và mọi tầng lớp xã hộitham gia quy hoạch nông thôn mới.
Bộ Xây dựng cần nghiên cứu, hướng dẫn điều chỉnh một số tiêu chí quy hoạchphù hợp hơn (như khoảng cách nghĩa trang, bãi rác thải đến điểm dân cư, nhà vănhóa thôn); ban hành thiết kế mẫu nhà ở nông thôn phù hợp với bản sắc văn hóa dântộc vùng miền theo hướng văn minh, hiện đại; tiếp tục đào tạo nâng cao năng lựccủa địa phương trong công tác lập, thẩm định và quản lý quy hoạch xây dựng nôngthôn mới, đảm bảo 100% cán bộ, công chức các cấp có liên quan được bồi dưỡng,tập huấn về công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Các đại biểu cũng đề nghị, bên cạnh việc các địa phương chủ động nguồn lực tạichỗ, tiếp tục và quyết liệt trong việc chỉ đạo, thực hiện công tác quy hoạch,các Bộ, ngành liên quan cần phối hợp chặt chẽ trong việc xử lý, tháo gỡ cácvướng mắc cho các địa phương, nhất là với các địa phương có nhiều khó khăn cầnđược hỗ trợ (về cơ chế chính sách, nguồn kinh phí...) đáp ứng yêu cầu công tácquy xây dựng nông thôn mới nhằm đạt mục tiêu đề ra là hoàn thành xong quy hoạchtrong năm 2013./.