
Từ khu ổ chuột Guryong nhìn về khu Gangnam (Nguồn: AFP)
[Gangnam Style mở màn cho làn sóng kim chi mới] Những người lái taxi gặp khó khăn trong việc định vị Guryong, mặc dù nó chỉ cách Gangnam một con đường cao tốc 6 làn xe và bao phủ trên một khu vực rộng 30ha. “Ngôi làng của chúng tôi là khu ổ chuột lớn nhất của Seoul, nhưng nó sẽ không xuất hiện trên bất kỳ bản đồ nào,” Lee In, 59 tuổi, phó chủ tịch Hội đồng các cư dân Guryong cho biết. Một số lớn những cư dân đều ở độ tuổi 70 hoặc 80 tuổi và đang sống một mình, hầu hết trong số họ không nhận được bất kỳ trợ cấp nào của nhà nước. “Rất nhiều trong số họ tham gia vào các công việc nặng nhọc hoặc những việc lặt vặt để kiếm sống qua ngày,” Lee nói. “Trên thực tế họ không bị chết đói phần lớn nhờ sự giúp đỡ của các tình nguyện viên và các nhóm tôn giáo.” Một trong những khía cạnh đáng chú ý của Guryong là số những cây thánh giá gỗ có thể nhìn thấy được trên các mái nhà thấp, đánh dấu hàng chục nhà thờ đổ nát đang được phục vụ cho cộng đồng. Một điều khác nữa là mỗi mét vuông đất đai đều được biến thành những mảnh vườn nhỏ nơi các cư dân trồng rau để bổ sung cho chế độ ăn uống của mình. “Biểu trưng của sự bất bình đẳng” Nhà tại Guryong được xây dựng bất hợp pháp, và khí đốt cũng như điện gần như không được cung cấp, khiến khói than trở thành nguồn sưởi ấm chính trong suốt mùa đông giá lạnh của Seoul.

Cuộc sống hàng ngày của người dân Guryong (Nguồn: AFP)
[Tổng thư ký LHQ cũng thích nhảy Gangnam Style] Đầu năm nay, một nhà đầu tư đã đưa ra một kế hoạch để xây dựng nhà ở cho thuê giá rẻ dành cho các cư dân Guryong và đầu tư tại khu đất họ bỏ trống lại. Các nhà chức trách Seoul đã đề xuất một kế hoạch tương tự của riêng họ, và hai đề xuất đã đưa cộng đồng này vào giữa một cuộc tranh luận gay gắt về việc dự án nào có lợi hơn. “Chúng tôi không tin tưởng vào việc các chính trị gia có thể thực hiện lời hứa và không bao giờ lời nói của họ có thể trở thành hành động,” Kim Mi-Ran nói. Cưỡng chế là một phương án thay thế rõ ràng, nhưng các cơ quan chức năng rất cảnh giác với các hành động cực đoan. Một nỗ lực để buộc những người cư trú bất hợp pháp ra khỏi một tòa nhà để dành cho việc tái đầu tư tại một khu vực khác của Seoul năm 2009 đã dẫn đến một cuộc đụng độ khiến 5 người và một cảnh sát thiệt mạng. Park Won-Soon, một nhà hoạt động tự do trong một thời gian dài, người được bầu vào vị trí thị trưởng Seoul tháng Mười năm ngoái, đã nói rõ ràng rằng bất kỳ giải pháp nào dành cho Guryong sẽ phải phản ánh những quan điểm và lợi ích của cư dân nơi này.

Guryong là biểu tượng của bất bình đẳng ở Hàn Quốc (Nguồn: AFP)