Báo cáo mới nhất vừa do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố cho biết tăng trưởng kinh tế của Israel có thể sẽ tiếp tục chậm lại trong năm 2014, khi nước này lên kế hoạch thực hiện những biện pháp “thắt lưng buộc bụng” trong ngân sách 2013-2014.
Báo cáo với tựa đề “Triển vọng kinh tế Thế giới” dự đoán chính sách thắt chặt tài chính mới, được thiết kế nhằm giải quyết khoản thâm hụt 11 tỷ USD, sẽ tác động tới xuất khẩu của Israel.
Dự báo, nhịp độ tăng trưởng của Israel sẽ giảm xuống còn 3,4% trong năm 2014, so với mức ước tăng 3,9% trong năm nay.
Mỏ khí đốt Tamar, được phát hiện năm 2009 ở ngoài khơi Israel tại vùng biển Địa Trung Hải, được cho là góp phần rất lớn giúp kinh tế nước này tăng trưởng (có thể giúp tăng thêm 1% năm nay và 0,7% vào năm 2014).
Theo OECD, những cam kết về chi tiêu công và các khoản thu thấp hơn sẽ khiến thâm hụt ngân sách năm 2012 của nước này cao hơn nhiều so kế hoạch ban đầu và dự kiến ở mức 4,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Vì thế, Chính phủ Israel đã phải điều chỉnh mục tiêu thâm hụt ngân sách năm 2013 từ 3% GDP lên 4,65% GDP.
Tăng thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp là một trong số các biện pháp Israel nỗ lực thực hiện để giảm thâm hụt ngân sách. Nhưng các nguy cơ về địa chính trị và sự sa sút của kinh tế thế giới đang là mối đe doạ lớn nhất đối với triển vọng tăng trưởng của kinh tế nước này.
Tuy nhiên, OECD cho biết hiện vẫn còn nhiều vấn đề "không chắc chắn" như tính hiệu quả của các biện pháp mà Chính phủ Israel đưa ra nhằm đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách.
Theo báo cáo của OECD, tỷ lệ thất nghiệp dự kiến tăng từ 6,9% trong năm 2012 lên 7,2% năm nay. Ngân hàng Trung ương Israel có thể sẽ cần phải thay đổi chính sách tiền tệ ngay trong năm tới./.
Báo cáo với tựa đề “Triển vọng kinh tế Thế giới” dự đoán chính sách thắt chặt tài chính mới, được thiết kế nhằm giải quyết khoản thâm hụt 11 tỷ USD, sẽ tác động tới xuất khẩu của Israel.
Dự báo, nhịp độ tăng trưởng của Israel sẽ giảm xuống còn 3,4% trong năm 2014, so với mức ước tăng 3,9% trong năm nay.
Mỏ khí đốt Tamar, được phát hiện năm 2009 ở ngoài khơi Israel tại vùng biển Địa Trung Hải, được cho là góp phần rất lớn giúp kinh tế nước này tăng trưởng (có thể giúp tăng thêm 1% năm nay và 0,7% vào năm 2014).
Theo OECD, những cam kết về chi tiêu công và các khoản thu thấp hơn sẽ khiến thâm hụt ngân sách năm 2012 của nước này cao hơn nhiều so kế hoạch ban đầu và dự kiến ở mức 4,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Vì thế, Chính phủ Israel đã phải điều chỉnh mục tiêu thâm hụt ngân sách năm 2013 từ 3% GDP lên 4,65% GDP.
Tăng thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp là một trong số các biện pháp Israel nỗ lực thực hiện để giảm thâm hụt ngân sách. Nhưng các nguy cơ về địa chính trị và sự sa sút của kinh tế thế giới đang là mối đe doạ lớn nhất đối với triển vọng tăng trưởng của kinh tế nước này.
Tuy nhiên, OECD cho biết hiện vẫn còn nhiều vấn đề "không chắc chắn" như tính hiệu quả của các biện pháp mà Chính phủ Israel đưa ra nhằm đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách.
Theo báo cáo của OECD, tỷ lệ thất nghiệp dự kiến tăng từ 6,9% trong năm 2012 lên 7,2% năm nay. Ngân hàng Trung ương Israel có thể sẽ cần phải thay đổi chính sách tiền tệ ngay trong năm tới./.
Minh Hằng (TTXVN)