Phát biểu chỉ đạo hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2012 của Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) diễn ra ngày 5/1, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, nhận định rằng năm 2012, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn.
Do đó, VNSteel cần chú trọng nghiên cứu và phát triển vào các sản phẩm mới như thép cán nguội, tôn mạ màu; nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm sau cán thép; liên kết các doanh nghiệp trong tổng công ty, tạo nên sức mạnh trên thị trường.
Bên cạnh đó, VNSteel cũng cần phát triển hơn nữa hệ thống phân phối sản phẩm; phối hợp với Hiệp hội Thép Việt Nam, Bộ Công Thương để có giải pháp điều hành chỉ đạo, phân công trong họat động sản xuất kinh doanh tốt hơn. Đặc biệt, đối với những dự án đầu tư không hiệu quả, VNSteel cần kiên quyết xem xét lại, thậm chí dừng dự án để tập trung vào dự án khác có hiệu quả hơn.
Theo Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, năm 2012, Chính phủ vẫn tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11, kiên quyết thắt chặt tín dụng, ưu tiên tín dụng cho các mặt hàng sản xuất phục vụ cho tiêu dùng, các mặt hàng phi sản xuất, phi tiêu dùng vẫn chưa được nới lỏng; thị trường bất động sản tiếp tục khó khăn... điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành thép.
Trong khi đó, với việc hội nhập sâu, hàng rào thuế quan của Việt Nam phải giảm dần theo lộ trình cam kết WTO và AFTA, thép nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước trong khu vực ASEAN với ưu thế giá rẻ sẽ càng tạo thêm áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thép trong nước. Do đó, ngành thép cần đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tích cực tìm kiếm thị trường xuất khẩu tiềm năng trong khu vực cũng như trên thế giới để tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.
Bộ Công Thương đề nghị ngành thép cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án thép lớn, trọng điểm như dự án cải tạo gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, dự án nhà máy gang thép Lào Cai, nhà máy thép Thạch Khê công suất 2 triệu tấn/năm. Đồng thời, Bộ cũng chỉ đạo các địa phương rà soát và quản lý chặt chẽ việc cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án thép tại địa phương mình; rà soát và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của các dự án không đủ điều kiện triển khai, tránh cấp phép tràn lan gây nên tình trạng dư thừa công suất đối với một số sản phẩm thép.
Dự báo về thị trường năm 2012, Phó Tổng VNSteel Vũ Bá Ổn, cho biết thị trường thép trong nước được dự báo có tăng trưởng, nhưng xu hướng chững và ảm đạm ít nhất đến hết quý 1 và dần dần phục hồi kể từ quý 2 tới. Bên cạnh đó, mặt bằng giá cả trong nước vẫn phụ thuộc chủ yếu vào xu hướng tăng-giảm giá trên thị trường thép thế giới.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn trong việc tự điều tiết thị trường thép xây dựng do có sự mất cân đối về tương quan cung-cầu. Chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm chính sách tài khóa, tiền tệ và tín dụng, mặc dù đã nới lỏng ở một số ngành, lĩnh vực, nhưng nhìn chung vẫn tiếp tục được duy trì theo hướng hạn chế đầu tư công, kiểm soát chặt thị trường tiền tệ tín dụng; năng lực sản xuất thép vượt xa nhu cầu của thị trường nội địa nên các nhà máy phải sản xuất cầm chừng; thị trường thép nội địa tuy có nhu cầu lớn nhưng lại không ổn định và thường xuyên chịu áp lực từ thép nhập khẩu có giá cạnh tranh; nguy cơ thiếu điện có thể tái diễn như mùa khô năm 2010... sẽ ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch sản xuất và kinh doanh của ngành thép Việt Nam 2012.
Về phương hướng năm 2012, ông Vũ Bá Ổn cũng cho hay cùng với các giải pháp của mình, VNSteel đề nghị Chính phủ có giải pháp ổn định kinh tế tế vĩ mô, giữ ổn định đồng tiền nội địa, từng bước giảm lãi suất huy động và cho vay; ổn định tỷ giá ngoại tệ (USD), đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ với mục đích nhập khẩu nguyên vật tư để sản xuất; hạn chế nhập khẩu cho nhu cầu tiêu dùng xa xỉ; có chính sách hạn chế cho vay ngoại tệ để nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước đã sản xuất được và đáp ứng đủ nhu cầu như thép xây dựng, thép tấm cán nguội dạng cuộn, tôn mạ kẽm, tôn mạ màu, ống thép các loại, thép kết cấu mạ…
Bên cạnh đó, VNSteel cũng đề nghị Chính phủ bảo lãnh để được vay vốn từ các nguồn vay nước ngoài nhằm sớm triển khai đầu tư dự án nhà máy thép tấm cán nóng công suất 2 triệu tấn/năm; các ngân hàng có cơ chế ưu tiên thu xếp vốn để các chủ đầu tư sớm triển khai, đảm bảo tiến độ của các dự án nhà máy đi vào hoạt động theo kế hoạch.
Ngoài ra, VNSteel cũng đề nghị Bộ Công Thương ưu tiên cung cấp điện ổn định và liên tục cho các đơn vị sản xuất phôi thép; tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong và ngoài nước, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, tìm kiếm mở rộng thị trương, liên kết, hợp tác, đầu tư để giúp ngành thép đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu sản phẩm.
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh tại hội nghị, ông Vũ Bá Ổn cũng chia sẻ, tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong năm qua đạt gần 12.000 tỷ đồng, giảm 4,2% so với năm 2010.
Theo ông Ổn, một trong những nguyên nhân khiến tăng trưởng của ngành thép giảm một phần do tác động từ các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết 11 của Chính phủ, nhiều công trình xây dựng đã đình, hoãn, giãn tiến độ; thị trường bất động sản ảm đạm; lãi suất cho vay luôn đứng ở mức quá cao khiến việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và việc tăng cao của tỷ giá ngoại tệ USD/VND, giá điện, xăng, dầu, than… đã làm cho chi phí đầu vào của sản xuất thép tăng, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng theo.
Để tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp buộc phải tăng chiết khấu bán hàng, áp dụng chế độ hỗ trợ vận chuyển đến tận chân công trình, trợ giá đối với các công trình lớn. Tuy nhiên, sức tiêu thụ không được cải thiện, lượng tồn kho lớn khiến ngành thép càng thêm khó khăn…/.
Do đó, VNSteel cần chú trọng nghiên cứu và phát triển vào các sản phẩm mới như thép cán nguội, tôn mạ màu; nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm sau cán thép; liên kết các doanh nghiệp trong tổng công ty, tạo nên sức mạnh trên thị trường.
Bên cạnh đó, VNSteel cũng cần phát triển hơn nữa hệ thống phân phối sản phẩm; phối hợp với Hiệp hội Thép Việt Nam, Bộ Công Thương để có giải pháp điều hành chỉ đạo, phân công trong họat động sản xuất kinh doanh tốt hơn. Đặc biệt, đối với những dự án đầu tư không hiệu quả, VNSteel cần kiên quyết xem xét lại, thậm chí dừng dự án để tập trung vào dự án khác có hiệu quả hơn.
Theo Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, năm 2012, Chính phủ vẫn tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11, kiên quyết thắt chặt tín dụng, ưu tiên tín dụng cho các mặt hàng sản xuất phục vụ cho tiêu dùng, các mặt hàng phi sản xuất, phi tiêu dùng vẫn chưa được nới lỏng; thị trường bất động sản tiếp tục khó khăn... điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành thép.
Trong khi đó, với việc hội nhập sâu, hàng rào thuế quan của Việt Nam phải giảm dần theo lộ trình cam kết WTO và AFTA, thép nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước trong khu vực ASEAN với ưu thế giá rẻ sẽ càng tạo thêm áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thép trong nước. Do đó, ngành thép cần đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tích cực tìm kiếm thị trường xuất khẩu tiềm năng trong khu vực cũng như trên thế giới để tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.
Bộ Công Thương đề nghị ngành thép cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án thép lớn, trọng điểm như dự án cải tạo gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, dự án nhà máy gang thép Lào Cai, nhà máy thép Thạch Khê công suất 2 triệu tấn/năm. Đồng thời, Bộ cũng chỉ đạo các địa phương rà soát và quản lý chặt chẽ việc cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án thép tại địa phương mình; rà soát và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của các dự án không đủ điều kiện triển khai, tránh cấp phép tràn lan gây nên tình trạng dư thừa công suất đối với một số sản phẩm thép.
Dự báo về thị trường năm 2012, Phó Tổng VNSteel Vũ Bá Ổn, cho biết thị trường thép trong nước được dự báo có tăng trưởng, nhưng xu hướng chững và ảm đạm ít nhất đến hết quý 1 và dần dần phục hồi kể từ quý 2 tới. Bên cạnh đó, mặt bằng giá cả trong nước vẫn phụ thuộc chủ yếu vào xu hướng tăng-giảm giá trên thị trường thép thế giới.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn trong việc tự điều tiết thị trường thép xây dựng do có sự mất cân đối về tương quan cung-cầu. Chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm chính sách tài khóa, tiền tệ và tín dụng, mặc dù đã nới lỏng ở một số ngành, lĩnh vực, nhưng nhìn chung vẫn tiếp tục được duy trì theo hướng hạn chế đầu tư công, kiểm soát chặt thị trường tiền tệ tín dụng; năng lực sản xuất thép vượt xa nhu cầu của thị trường nội địa nên các nhà máy phải sản xuất cầm chừng; thị trường thép nội địa tuy có nhu cầu lớn nhưng lại không ổn định và thường xuyên chịu áp lực từ thép nhập khẩu có giá cạnh tranh; nguy cơ thiếu điện có thể tái diễn như mùa khô năm 2010... sẽ ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch sản xuất và kinh doanh của ngành thép Việt Nam 2012.
Về phương hướng năm 2012, ông Vũ Bá Ổn cũng cho hay cùng với các giải pháp của mình, VNSteel đề nghị Chính phủ có giải pháp ổn định kinh tế tế vĩ mô, giữ ổn định đồng tiền nội địa, từng bước giảm lãi suất huy động và cho vay; ổn định tỷ giá ngoại tệ (USD), đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ với mục đích nhập khẩu nguyên vật tư để sản xuất; hạn chế nhập khẩu cho nhu cầu tiêu dùng xa xỉ; có chính sách hạn chế cho vay ngoại tệ để nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước đã sản xuất được và đáp ứng đủ nhu cầu như thép xây dựng, thép tấm cán nguội dạng cuộn, tôn mạ kẽm, tôn mạ màu, ống thép các loại, thép kết cấu mạ…
Bên cạnh đó, VNSteel cũng đề nghị Chính phủ bảo lãnh để được vay vốn từ các nguồn vay nước ngoài nhằm sớm triển khai đầu tư dự án nhà máy thép tấm cán nóng công suất 2 triệu tấn/năm; các ngân hàng có cơ chế ưu tiên thu xếp vốn để các chủ đầu tư sớm triển khai, đảm bảo tiến độ của các dự án nhà máy đi vào hoạt động theo kế hoạch.
Ngoài ra, VNSteel cũng đề nghị Bộ Công Thương ưu tiên cung cấp điện ổn định và liên tục cho các đơn vị sản xuất phôi thép; tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong và ngoài nước, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, tìm kiếm mở rộng thị trương, liên kết, hợp tác, đầu tư để giúp ngành thép đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu sản phẩm.
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh tại hội nghị, ông Vũ Bá Ổn cũng chia sẻ, tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong năm qua đạt gần 12.000 tỷ đồng, giảm 4,2% so với năm 2010.
Theo ông Ổn, một trong những nguyên nhân khiến tăng trưởng của ngành thép giảm một phần do tác động từ các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết 11 của Chính phủ, nhiều công trình xây dựng đã đình, hoãn, giãn tiến độ; thị trường bất động sản ảm đạm; lãi suất cho vay luôn đứng ở mức quá cao khiến việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và việc tăng cao của tỷ giá ngoại tệ USD/VND, giá điện, xăng, dầu, than… đã làm cho chi phí đầu vào của sản xuất thép tăng, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng theo.
Để tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp buộc phải tăng chiết khấu bán hàng, áp dụng chế độ hỗ trợ vận chuyển đến tận chân công trình, trợ giá đối với các công trình lớn. Tuy nhiên, sức tiêu thụ không được cải thiện, lượng tồn kho lớn khiến ngành thép càng thêm khó khăn…/.
Văn Xuyên (TTXVN/Vietnam+)