Một trong những đóng góp tích cực vào sự lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam thời gian qua phải kể đến thành tích của ngành dầu khí. Tính trong năm 2010, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã đạt doanh thu trên 4.800 tỷ đồng, tương đương 24 tỷ USD và chiếm 20% GDP của Việt Nam.
Sự lớn mạnh này cũng thu hút rất nhiều đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội hợp tác, triển khai các dự án trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí trong nước cũng như bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Tại buổi Hội thảo giới thiệu "Cơ hội phát triển của ngành dầu khí Việt Nam" với các doanh nghiệp Hà Lan, do Bộ Công Thương tổ chức sáng 29/3 tại Hà Nội, ông Trần Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ năng lượng Bộ Công Thương cho biết, trong chiến lược và quy hoạch phát triển của ngành dầu khí từ nay đến năm 2020 thì tiềm năng của các dự án dầu khí và lĩnh vực năng lượng của Việt Nam vẫn còn rất lớn.
Điều này đồng nghĩa với việc phải thu hút được sự đầu tư thích đáng về công nghệ, đặc biệt là công nghệ về tăng hệ số khai thác, tăng hệ số về thu hồi dầu, là một trong những công nghệ lớn mà hiện nay cũng như thời gian tới cần phải thúc đẩy.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực chế biến khí nhằm tăng giá trị gia tăng của các mỏ khí cũng cần sự hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là những công nghệ có bản quyền, là vấn đề then chốt cho hiệu quả kinh tế của các nhà máy khi đi vào hoạt động.
Theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), năm 2010 dự trữ dầu thô của Việt Nam ước khoảng 4,4 tỷ thùng và sản lượng khai thác dầu trong năm 2010 đạt 15,1 triệu tấn dầu thô và 9,4 tỷ mét khối khí.
Tuy nhiên, hoạt động thăm dò, khai thác khí đốt, đặc biệt ở khu vực thềm lục địa phía Nam, vẫn đang ở trong giai đoạn khởi đầu. Trữ lượng khí đốt của Việt Nam vào khoảng 682 tỷ khối (cubic metre) và trữ lượng thăm dò ước tính có thể lên trên 690 tỷ khối vào cuối 2011. Nhiều đánh giá cho rằng trữ lượng khí đốt của Việt Nam có thể có tiềm năng lớn hơn cả dầu mỏ.
Ông Tùng cho rằng, trong sự khủng hoảng chung của thế giới, để thu hút đầu tư vào ngành dầu khí, Chính phủ Việt Nam cũng giành nhiều ưu đãi để thúc đẩy các hoạt động này. Đơn cử là nhà nước tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể cùng liên doanh liên kết theo những hình thức đầu tư khác nhau để phát triển các dự án phục vụ cho việc phát triển của ngành dầu khí...
Ngoài ra, trong các chính sách phát triển cũng được qui định cụ thể tại các luật đầu tư và luật dầu khí, "Các luật này đều đã thỏa mãn được nhu cầu của các nhà đầu tư, ngoài ra với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước thì Vụ năng lượng, Bộ Công thương đang cùng với Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đang nghiên cứu và tìm các giải pháp để các dự án triển khai thành công," ông Tùng nhấn mạnh.
Hiện nay, từ khâu thượng nguồn (thăm dò và khai thác) đã có nhà đầu tư tư nhân tham gia vào, còn các hoạt động về khai thác khí bước đầu cũng có sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư về chuỗi cùng tham gia...
Nhưng theo ông Tùng, hiện vẫn còn nhiều khâu mà nhà đầu tư tư nhân trong nước chưa tthể tham gia, xuất phát từ việc đầu tư cho ngành dầu khí luôn đòi hỏi về vốn rất lớn, kèm theo tư duy quản lý cũng như công nghệ phải mang tính truyền thống.
"Trong khi các nhà đầu tư tư nhân chỉ có thể đáp ứng được một phần như: nguồn vốn ở mức độ nhất định...thì năng lực thực sự về công nghệ và tư duy quản lý lại vẫn còn thiếu và yếu," ông Tùng cho biết.
Theo kế hoạch giai đoạn 2009-2015, PetroVietnam sẽ đầu tư 84 tỷ USD nhằm tăng cường công tác khai thác các mỏ dầu và khí, công nghiệp lọc hóa dầu và các dịch vụ liên quan như dịch vụ dầu khí (khoan và giàn khoan), dịch vụ vận chuyển, tài chính, bảo hiểm phục vụ cho ngành dầu khí.
Ngoài ra, trong giai đoạn 2011-2015, PetroVietnam sẽ đầu tư vào 25 dự án thăm dò khai thác, phát triển dầu khí với mức đầu tư 2.35 tỷ USD tại Nga, các nước Liên Xô cũ, Venezuela và các nước châu Mỹ Latin, Bắc Phi... PetroVietnam dự kiến gia tăng trữ lượng dầu khí tại nước ngoài đạt 10-15 triệu tấn/năm, sản lượng khai thác đạt 2-3 triệu tấn/năm.
Đối với lọc hóa dầu thì sản lượng trong nước cơ bán có thể đáp ứng được nhưng về quiymô và công nghệ chế biến các nhà máy lọc dầu thì đòi hỏi phải chuyên nghiệp hơn, theo ông Tùng, công nghệ lọc dầu luôn phải đáp ứng được việc chế biến nhiều chủng loại dầu khác nhau và các nguồn dầu thô đó cũng phải đáp ứng được toàn bộ vòng đời của dự án trong khoảng 20-25 năm.
Như vậy, ngay khi tiến hành thiết kế dự án thì nhà đầu tư đã phải tính đến toàn bộ cả vòng đời dự án và nhà máy lọc dầu đó và công nghệ phải dung hòa được với tất cả các loại dầu đưa vào.
Hiện Nhà máy Lọc dầu Dung Quất của Việt Nam đã đi vào hoạt động được 2 năm với công suất 6.5 triệu tấn/năm, tương ứng với khoảng 148,000 thùng/ngày và đáp ứng được 30% nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước. Trong thời gian tới, chính phủ và PetroVietnam cũng đã có kế hoạch đầu tư thêm 2 nhà máy lọc dầu ở Nghi Sơn (Thanh Hóa) và Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu)./.
Sự lớn mạnh này cũng thu hút rất nhiều đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội hợp tác, triển khai các dự án trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí trong nước cũng như bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Tại buổi Hội thảo giới thiệu "Cơ hội phát triển của ngành dầu khí Việt Nam" với các doanh nghiệp Hà Lan, do Bộ Công Thương tổ chức sáng 29/3 tại Hà Nội, ông Trần Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ năng lượng Bộ Công Thương cho biết, trong chiến lược và quy hoạch phát triển của ngành dầu khí từ nay đến năm 2020 thì tiềm năng của các dự án dầu khí và lĩnh vực năng lượng của Việt Nam vẫn còn rất lớn.
Điều này đồng nghĩa với việc phải thu hút được sự đầu tư thích đáng về công nghệ, đặc biệt là công nghệ về tăng hệ số khai thác, tăng hệ số về thu hồi dầu, là một trong những công nghệ lớn mà hiện nay cũng như thời gian tới cần phải thúc đẩy.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực chế biến khí nhằm tăng giá trị gia tăng của các mỏ khí cũng cần sự hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là những công nghệ có bản quyền, là vấn đề then chốt cho hiệu quả kinh tế của các nhà máy khi đi vào hoạt động.
Theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), năm 2010 dự trữ dầu thô của Việt Nam ước khoảng 4,4 tỷ thùng và sản lượng khai thác dầu trong năm 2010 đạt 15,1 triệu tấn dầu thô và 9,4 tỷ mét khối khí.
Tuy nhiên, hoạt động thăm dò, khai thác khí đốt, đặc biệt ở khu vực thềm lục địa phía Nam, vẫn đang ở trong giai đoạn khởi đầu. Trữ lượng khí đốt của Việt Nam vào khoảng 682 tỷ khối (cubic metre) và trữ lượng thăm dò ước tính có thể lên trên 690 tỷ khối vào cuối 2011. Nhiều đánh giá cho rằng trữ lượng khí đốt của Việt Nam có thể có tiềm năng lớn hơn cả dầu mỏ.
Ông Tùng cho rằng, trong sự khủng hoảng chung của thế giới, để thu hút đầu tư vào ngành dầu khí, Chính phủ Việt Nam cũng giành nhiều ưu đãi để thúc đẩy các hoạt động này. Đơn cử là nhà nước tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể cùng liên doanh liên kết theo những hình thức đầu tư khác nhau để phát triển các dự án phục vụ cho việc phát triển của ngành dầu khí...
Ngoài ra, trong các chính sách phát triển cũng được qui định cụ thể tại các luật đầu tư và luật dầu khí, "Các luật này đều đã thỏa mãn được nhu cầu của các nhà đầu tư, ngoài ra với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước thì Vụ năng lượng, Bộ Công thương đang cùng với Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đang nghiên cứu và tìm các giải pháp để các dự án triển khai thành công," ông Tùng nhấn mạnh.
Hiện nay, từ khâu thượng nguồn (thăm dò và khai thác) đã có nhà đầu tư tư nhân tham gia vào, còn các hoạt động về khai thác khí bước đầu cũng có sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư về chuỗi cùng tham gia...
Nhưng theo ông Tùng, hiện vẫn còn nhiều khâu mà nhà đầu tư tư nhân trong nước chưa tthể tham gia, xuất phát từ việc đầu tư cho ngành dầu khí luôn đòi hỏi về vốn rất lớn, kèm theo tư duy quản lý cũng như công nghệ phải mang tính truyền thống.
"Trong khi các nhà đầu tư tư nhân chỉ có thể đáp ứng được một phần như: nguồn vốn ở mức độ nhất định...thì năng lực thực sự về công nghệ và tư duy quản lý lại vẫn còn thiếu và yếu," ông Tùng cho biết.
Theo kế hoạch giai đoạn 2009-2015, PetroVietnam sẽ đầu tư 84 tỷ USD nhằm tăng cường công tác khai thác các mỏ dầu và khí, công nghiệp lọc hóa dầu và các dịch vụ liên quan như dịch vụ dầu khí (khoan và giàn khoan), dịch vụ vận chuyển, tài chính, bảo hiểm phục vụ cho ngành dầu khí.
Ngoài ra, trong giai đoạn 2011-2015, PetroVietnam sẽ đầu tư vào 25 dự án thăm dò khai thác, phát triển dầu khí với mức đầu tư 2.35 tỷ USD tại Nga, các nước Liên Xô cũ, Venezuela và các nước châu Mỹ Latin, Bắc Phi... PetroVietnam dự kiến gia tăng trữ lượng dầu khí tại nước ngoài đạt 10-15 triệu tấn/năm, sản lượng khai thác đạt 2-3 triệu tấn/năm.
Đối với lọc hóa dầu thì sản lượng trong nước cơ bán có thể đáp ứng được nhưng về quiymô và công nghệ chế biến các nhà máy lọc dầu thì đòi hỏi phải chuyên nghiệp hơn, theo ông Tùng, công nghệ lọc dầu luôn phải đáp ứng được việc chế biến nhiều chủng loại dầu khác nhau và các nguồn dầu thô đó cũng phải đáp ứng được toàn bộ vòng đời của dự án trong khoảng 20-25 năm.
Như vậy, ngay khi tiến hành thiết kế dự án thì nhà đầu tư đã phải tính đến toàn bộ cả vòng đời dự án và nhà máy lọc dầu đó và công nghệ phải dung hòa được với tất cả các loại dầu đưa vào.
Hiện Nhà máy Lọc dầu Dung Quất của Việt Nam đã đi vào hoạt động được 2 năm với công suất 6.5 triệu tấn/năm, tương ứng với khoảng 148,000 thùng/ngày và đáp ứng được 30% nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước. Trong thời gian tới, chính phủ và PetroVietnam cũng đã có kế hoạch đầu tư thêm 2 nhà máy lọc dầu ở Nghi Sơn (Thanh Hóa) và Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu)./.
Đức Duy (Vietnam+)