Nghi lễ chầu văn: Muốn gìn giữ giá trị, phải quản lý

Sự trở lại và phát triển khá mạnh mẽ của nghi lễ chầu văn trong thời gian gần đây đã đặt ra yêu cầu: Cần phải có nhận thức thấu đáo, khách quan và phương thức quản lý phù hợp để bảo tồn, phát huy được giá trị của loại hình di sản văn hóa này trong đời sống đương đại.

Vấn đề trên đã được các nhà quản lý, nhà khoa học và đại diện các đội chầu văn, thanh đồng, cung văn đưa ra thảo luận tại tọa đàm “Bảo tồn và phát huy giá trị của nghi lễ chầu văn trong đời sống đương đại” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức vào chiều 5/10.
Sự trở lại và phát triển khá mạnh mẽ của nghi lễ chầu văn trong thời gian gần đây đã đặt ra yêu cầu: Cần phải có nhận thức thấu đáo, khách quan và phương thức quản lý phù hợp để bảo tồn, phát huy được giá trị của loại hình di sản văn hóa này trong đời sống đương đại. Vấn đề trên đã được các nhà quản lý, nhà khoa học và đại diện các đội chầu văn, thanh đồng, cung văn đưa ra thảo luận tại tọa đàm “Bảo tồn và phát huy giá trị của nghi lễ chầu văn trong đời sống đương đại” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức vào chiều 5/10. Di sản cần bảo vệ Xuất phát từ hình thức diễn xướng dân gian trong các lễ hội, nghi lễ chầu văn ra đời gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo)-một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Cùng với đó, “nghi lễ chầu văn hội tụ trong đó cả năm hình thức cơ bản của loại hình di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh.” Tiến sỹ Lê Thị Minh Lý, nguyên Phó cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho hay. [Hà Nội chuẩn bị Liên hoan nghi lễ chầu văn đầu tiên]
“Ở nghi lễ này, sự đoàn kết, tương tác cộng đồng được thể hiện rất rõ nét: Tất cả mọi người cùng hướng về một người và một người luôn vì mọi người,” tiến sỹ Lê Thị Minh Lý phân tích thêm. Đồng quan điểm với tiến sỹ Lý, tiến sỹ Lưu Minh Trị, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Thăng Long-Hà Nội cho rằng: Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ-Tứ phủ không chỉ là một tín ngưỡng tôn giáo mà còn là văn hóa. Cụ thể, đó là văn hóa nghệ thuật truyền thống phong phú với những truyền thuyết, thần tích, huyền thoại về các vị thần; các hình thức diễn xướng với âm nhạc, ca hát, nhảy múa… Không chỉ có vậy, “điều khác biệt cơ bản giữa Đạo Mẫu và các hình thức Saman giáo khác là ở chỗ Đạo Mẫu không hướng về đời sống ‘bên kia’ của con người sau cái chết mà nó tập trung vào đời sống thực tại với ước vọng sức khỏe, tài lộc và may mắn,” phó giáo sư-tiến sỹ Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Tín ngưỡng Việt Nam Chính bởi lẽ đó, “nghi lễ chầu văn là một loại hình di sản rất cần được bảo vệ,” phó giáo sư-tiến sỹ Ngô Đức Thịnh nhấn mạnh. Tuy nhiên, theo phó giáo sư-tiến sỹ Ngô Đức Thịnh, thực tế cho thấy, ở nhiều địa phương, trình diễn hầu đồng và hát văn đã bị biến tướng theo hướng mê tín dị đoan, gây lãng phí và làm mất đi giá trị văn hóa, nghệ thuật của loại hình này; gây rối loạn ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội. “Bản thân tôi đã chứng kiến, có những giá đồng, người ta bỏ ra hàng trăm triệu cho việc đốt vàng mã,” nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Đức Thịnh chia sẻ. Theo ông, một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện trạng này là chưa có một tổ chức đứng ra quản lý, cấp phép hành nghề liên quan tới nghi lễ chầu văn.
Nghi lễ chầu văn: Muốn gìn giữ giá trị, phải quản lý ảnh 1
Liên hoan nghi lễ chầu văn Hà Nội lần đầu tiên được tổ chức từ ngày 25/9-5/10 (Ảnh: TTXVN)
Cần cấp phép hành nghề
Để từng bước khắc phục, tiến tới giải quyết vấn đề đó, “cần nâng cao hơn nữa vai trò quản lý của cả nhà nước và sự tham gia đóng góp của cả cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của nghi lễ chầu văn,” tiến sỹ Lưu Minh Trị bày tỏ. Phân tích cụ thể hơn về vấn đề này, ông Trị cho rằng: “Cần sớm có văn bản pháp luật về quản lý đối với tín ngưỡng thờ Mẫu, tiến tới công nhận Đạo Mẫu là một tôn giáo. Cụ thể, nhà nước cần giao cho các cơ quan chuyên môn nghiên cứu khoa học đầy đủ về Đạo Mẫu, ngành văn hóa cần kiện toàn ban quản lý các đền, phủ và có quy chế rõ ràng trong việc quản lý các cơ sở thờ Mẫu.” Chia sẻ những ý kiến của tiến sỹ Lưu Minh Trị, tại tọa đàm, tiến sỹ Lê Thị Minh Lý cũng bày tỏ: “Vai trò của nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của nghi lễ chầu văn cần được cụ thể hóa ở những việc như ủng hộ những sáng kiến hay của các nhóm chầu văn trong việc đưa di sản văn hóa này vào đời sống. Tất nhiên, những sáng kiến này cần được xem xét một cách nghiêm túc từ một hội đồng khoa học.” Kiến nghị này được bà Lý đưa ra dựa trên khuyến nghị của UNESCO  vê việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể: “Di sản văn hóa phi vật thể không hề đứng im mà luôn có những sự vận động, thay đổi trong đời sống. Những thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp với xã hội đương đại cần được tôn trọng và khuyến khích,” bà Lý phát biểu. Theo bà, cơ chế thưởng-phạt rõ ràng, sự hỗ trợ cụ thể, trực tiếp cho các nhóm chầu văn có sáng kiến hay sẽ là một trong những bảo vệ và phát huy được giá trị của di sản tốt nhất trong đời sống đương đại. Đứng ở góc độ của một thanh đồng, đồng thầy chủ nhang Hoàng Tiến Hưng-Đèn Thiên Tiên Thánh Mẫu và Linh Quang Điện Mộc Ân (Tây Hồ) chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn có một tổ chức đứng ra quản lý, cấp phép hành nghề, đưa ra nội quy hoạt động cụ thể để nghi lễ hầu đồng phát huy tác dụng tốt đời, đẹp đạo. Cùng với đó, cần có sự chọn lựa thứ bậc để phân bổ trông coi các đền, phủ, miếu mạo là tài sản mà cha ông để lại.” Bên cạnh đó, vị đồng thầy này cũng bày tỏ quan điểm, đã đến lúc, các nhà chuyên môn, quản lý và bản thân các nhóm hầu đồng cần phải đưa ra một bộ tài liệu mang tính chất chuẩn mực về sứ mệnh của các thanh đồng và phép tắc hầu thánh trong Đạo Mẫu. Phân tích sâu hơn về khía cạnh này, thạc sỹ Mai Thị Hạnh (Đại học Sư phạm Hà Nội) phát biểu: “Chúng ta không quản lý được đời sống tâm linh nhưng chúng ta quản lý được con người-những con người có đời sống tâm linh và tác động đến hành vi cũng như suy nghĩ của họ thông qua việc quản lý vai trò của đồng thầy trong các bản hội.” [Bản hội là một tổ chức xã hội thu nhỏ của các tín đồ Đạo Mẫu; trong đó, đồng thầy là hạt nhân trung tâm, hạt nhân xung quanh đồng thầy là các đệ tử, được coi như những thành viên của bản hội-PV]. Cụ thể, bà Hạnh cho rằng, các cấp chính quyền cần có những biện pháp để chuẩn hóa lại đồng thầy; ví dụ, quy định thanh đồng cần đạt đến một mức hiểu biết nào thì có thể trở thành đồng thầy. “Khi đã trở thành đồng thầy, họ có trách nhiệm giáo hóa đối với chính bản hội của mình, với chính xã hội mà họ đang tồn tại và với các cấp chính quyền sở tại,” thạc sỹ Mai Thị Hạnh nhấn mạnh. Xuất phát từ những khuyến nghị đó, đồng đền An Thọ (Tây Hồ, Hà Nội)-Nguyễn Văn Tiến cho rằng nên xây dựng và phát huy “mô hình ba nhà: nhà quản lý, nhà khoa học và nhà thực hành” trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của nghi lễ chầu văn trong xã hội đương đại./.
An Ngọc (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục