Cho tới nay, OPEC vẫn chưa chính thức thay đổi chính sách hạn ngạch, dù làn sóngbiểu đang lan rộng tại khu vực Trung Đông giàu dầu mỏ đã đẩy giá dầu thế giớilên các mức kỷ lục kể từ cuối năm 2008.
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Libya, một thành viên của OPEC, đã làm dấy lênnhững lo ngại về nguy cơ thiếu cung. Ngày 24/2, giá dầu Brent Biển Bắc tạiLondon đã tăng lên 119,79 USD/thùng, mức cao nhất kể từ năm 2008.
Tuy nhiên, phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Dầu mỏ Arập Xêút Ali Naimi nhấnmạnh thị trường dầu mỏ hiện vẫn đủ cung, đồng thời tái khẳng định lập trường củaRiyadh rằng sự leo thang của giá dầu hiện nay bắt nguồn từ những đồn đoán trênthị trường và niềm tin không vững của giới đầu tư, chứ không phải từ các "yếu tốnền tảng" của ngành dầu mỏ.
Ông cho hay Arập Xêút từ lâu đã cam kết thúc đẩy sự ổn định trên thị trường, vìlợi ích của cả các nước sản xuất và tiêu thụ nhằm hỗ trợ cho đà tăng trưởng kinhtế thế giới. Quan chức này cũng phát tín hiệu rằng Arập Xêút sẵn sàng hành đồngnếu cần thiết, vì nước này hiện có công suất dôi dư lên tới 3,5 triệuthùng/ngày.
Ông Mohammad Ali Khatibi, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, nước giữ vai trò chủ tịch luânphiên của OPEC năm 2011, đã lên tiếng bác bỏ những đồn đoán về khả năng OPEC bơmthêm dầu ra thị trường.
Ông Khatibi nhấn mạnh: "Hiện thị trường không thiếu nguồn cung, do đó OPEC khôngcần phải tăng hạn ngạch sản lượng. Người tiêu dùng đang lo lắng, nhưng đó chỉ làdo yếu tố tâm lý."
OPEC không có kế hoạch họp bàn về chính sách hạn ngạch cho tới tháng 6/2011, vàtâm trạng chung trong các thành viên hiện nay là chưa cần thiết phải tiến hànhmột cuộc họp sớm để thảo luận khả năng bơm thêm dầu.
Các thành viên OPEC thường điều chỉnh chính sách sản lượng một cách không chínhthức để ứng phó những biến đổi về nhu cầu và giá dầu. Các nguồn tin cao cấp từArập Xêút tuần trước cho hay, nước này đã tăng sản lượng lên khoảng 9 triệuthùng/ngày hiện nay, cao hơn 1 triệu thùng thùng/ngày so với mục tiêu mà OPEC đềra.
Arập Xêút, nước luôn ủng hộ mức giá dầu 70-80 USD/thùng, đôi khi vẫn đơn phươnghành động khi thị trường có dấu hiệu thiếu cung hay vào lúc nước này cảm thấygiá dầu đã leo lên các mức có thể đe dọa đà tăng trưởng kinh tế hoặc nhu cầu củathị trường.
Các thành viên OPEC cũng cho rằng dự trữ dầu tại các nước phát triển hiện vẫncao. Song, giới giao dịch lo ngại rằng bất ổn tại Libya có thể lan sang các nướcsản xuất dầu chủ chốt khác ở Trung Đông và Bắc Phi, đặc biệt là Arập Xêút, vàđiều này có thể đe dọa nghiêm trọng nguồn cung trên thị trường dầu mỏ thế giới.
Libya được đánh giá là có trữ lượng dầu thô truyển thống qua kiểm chứng lớn nhấtchâu Phi và sản xuất trên 1,5 triệu thùng/ngày. Nhưng bất ổn chính trị đã làmđình đốn hoạt động sản xuất dầu của Libya, khiến sản lượng dầu của nước này giảmhơn một nửa.
Trong bối cảnh đó, Arập Xêút đã tăng sản lượng để bù đắp cho sự thiếu hụt từLibya. Nigeria cũng tỏ ý sẵn sàng tăng sản lượng nếu OPEC yêu cầu./.