‘Phát hiện nước nhiễm bẩn nhưng mặc kệ có thể bị truy tố hình sự’

Luật sư Diệp Năng Bình cho rằng nếu xác định Viwasupco vi phạm các quy định tại Bộ luật Hình sự này thì doanh nghiệp có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
‘Phát hiện nước nhiễm bẩn nhưng mặc kệ có thể bị truy tố hình sự’ ảnh 1Nhiều lớp bùn cặn bám đầy xung quanh bờ suối Khai (Hòa Bình). (Ảnh: Vietnam+)

Liên quan đến sự cố đổ dầu thải đầu nguồn nước sạch sông Đà gây ảnh hưởng diện rộng, Luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật) cho rằng đã có những dấu hiệu phạm tội và hoàn toàn có thể khởi tố hình sự.

Cụ thể, Luật sư Bình phân tích: “Hành vi phát hiện nguồn nước nhiễm bẩn nguy hại nhưng không có bất cứ hành động nào, từ báo cáo đến ngăn chặn, thì đã có dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự.”

Ngoài ra, hành vi này của một số cán bộ, công nhân của Công ty Nước sạch Sông Đà cũng đã nhưng vi phạm tại các Điều 227 Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

[Nước sông Đà đã được cấp trở lại nhưng vẫn không nên dùng cho ăn uống]

“Về cơ bản, nước cũng được xem là một tài nguyên. Căn cứ theo yếu tố này, với tình tiết gây sự cố môi trường thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Đối với pháp nhân phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này như gây ra sự cố môi trường, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.”

Hoặc “Theo quy định Điều 237 Bộ luật Hình sự, tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường:  Nếu cá nhân gây thiệt hại 7.000.000.000 đồng trở lên thì thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì mức phạt có thể dao động 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm”. luật sư Bình nói

Nếu xác định Viwasupco vi phạm các quy định tại Điều 79 của Bộ luật này thì doanh nghiệp có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

“Theo quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự thì đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra,” luật sư Bình giải thích./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục