Từ đỉnh núi Giăng Màn xa ngái, nắng nhạt cuối ngày hắt xuống bản làng hiu hắt đang ngậm đầy sương đêm. Đại úy Nguyễn Văn Thiên ngó đăm đăm ra khúc nương hẹp đầy sỏi đá trước đồn, thở dài không dứt. Sau lũ quét, miếng cơm cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh) lại thêm một lần bị đe dọa.
Những người gọi dân về bản mới
Rào Tre, theo lý giải của những người dân tộc Chứt [nhóm dân tộc thiểu số chuyên di cư theo mùa lá] nghĩa là con sông Tre, chỉ dòng nước nhỏ chảy từ trên núi mẹ Ka Đay hàng ngàn năm vẫn mang nước ngọt đến cho tổ tiên người Chứt.
Chỉ tay về phía bản làng đang dần chìm trong sương, đại úy Thiên bảo, anh em biên phòng đã mất bao nhiêu công mới có thể đưa đồng bào người Chứt từ hang đá, rừng sâu về lập xóm. Cuộc sống thực sự vừa mới được bắt đầu vài năm thì người Chứt lại gặp lũ lớn.
Tháng 6/2001, một đoàn công tác đặc biệt gồm 5 chiến sỹ của bộ đội biên phòng Hà Tĩnh do đồng chí Kiều Minh Đệ (hiện đã nghỉ hưu) dẫn đầu đã cắt rừng, hành quân vào miệt rừng xa ngái nhất của tỉnh Hà Tĩnh. Do tập quán du canh du cư, nên khi các anh vào, người Chứt vẫn sống lẩn quất trên những cánh rừng già bạt ngàn của núi Ka Đay. Để có thể lập bản, bộ đội biên phòng ngày ấy phải lội suối, leo dốc có khi cả ngày trời để tìm bà con gọi về.
Công việc khó khăn nhất những ngày đầu Rào Tre được lập là phải làm thế nào để bà con bỏ nếp sống du canh du cư và biết cày cấy trên nương ruộng của chính mình. Nghĩ mãi, cuối cùng tổ công tác quyết định xin giống, xin trâu rồi tự xắn quần, xuống ruộng cày bừa, đắp bờ, gieo hạt... Còn hết thảy hơn trăm người Chứt lớn bé, cứ ngồi trên bờ, ngó trân trân nhìn mấy chú bộ đội còng lưng làm lúa.
Nhìn riết, ngó riết, rồi lại được ăn gạo nương bộ đội biên phòng cho, người Chứt cũng bắt đầu học xuống đồng. Người già bảo người trẻ phải nhìn cách bộ đội cày mà nhớ. Rồi họ cũng đắp bờ, gieo hạt và hưởng vụ mùa đầu tiên do chính mình làm ra.
Đại úy Thiên kể về chặng đường ấy nhẹ tênh như không có gì to tát. Nhưng, những người Chứt bản Rào Tre thì vẫn cứ rỉ tai nhau, truyền lại hành trình dân tộc mình tìm được quê hương mới nhờ công của bộ đội biên phòng.
“Cựu” thầy mo Hồ Púc, người gần chục năm trước nổi tiếng khắp cộng đồng người Chứt khu vực miền núi Hà Tĩnh, Quảng Bình vì tài “đuổi con ma rừng”, sớm nay cũng cùng đoàn người ra Trạm biên phòng nhận hàng cứu trợ. Vai khoác nặng thùng mỳ tôm và quần áo, Hồ Púc bảo: “Nếu không có các ‘thầy’ [Bộ đội biên phòng], chúng con cũng chẳng có ngày hôm nay.”
Theo Púc, ngày lên bản mới, dù đã biết cầm cái cày, cái cuốc, biết theo đuôi con trâu đi trên mảnh ruộng của mình, người Chứt vẫn quen với nếp sống cũ. Thỉnh thoảng, có người lại bỏ làng, vào rừng sâu hái măng, săn thú dăm bữa mới về. Ruộng đồng nhiều khi bỏ cả tháng không ai ngó đến.
“Bộ đội Thiên khi ấy lại cũng lên rừng, gọi người Chứt về. Sáng sớm, bộ đội lại đến nhà, giục dân bản đi làm ruộng,” thầy mô Púc kể.
Vụ mùa đầu tiên cùng bộ đội làm nương, người Chứt ở bản Rào Tre thu hoạch được hơn 10 tấn thóc. Người già vui như lễ Tết cơm mới vì chưa bao giờ, họ có nhiều gạo thế ở trong bồ.
Những người thầy vĩ đại trên rẻo cao
Ngày qua ngày, dân bản Rào Tre cũng quen dần với nhịp sống định cư. Họ cũng biết xuống suối đánh con cá lên ăn, trồng rau tự túc. Bộ đội lại hướng dẫn bà con trồng rừng, dựng nhà mới.
Khi nghe chúng tôi kể lại câu nói của Hồ Púc, đại úy Thiên cười lớn mà bảo, nói về những ngày đầu gian khó ấy, có những chuyện nói ra không ai tin. Cho đến tận đợt cứu trợ lũ vừa rồi, vẫn có cảnh người dân nhận gạo, rồi ngay lập tức rang lên, giã ra. Những người xung quanh bốc lên ăn cả. Rồi chuyện, ngày đói, người Rào Tre ra ngay chính ruộng lạc mới gieo lúc chiều... bới củ về luộc ăn.
Những ngày ấy, năm người trong tổ công tác lại phải chia nhau, biến thành “lính canh” ruộng, thành những anh khuyến nông, đến từng nhà chia gạo vào các túi nhỏ để người dân biết tiết kiệm.
Dựng nhà, tạo tập quán sản xuất chưa phải là tất cả những gì đội công tác năm nào làm được trên rẻo cao Rào Tre ấy. Kỳ vĩ hơn, chỉ sau chín năm, từ một bản mà tiếng phổ thông đồng bào còn không sõi, đến nay, 100% dân đã được xóa mù.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất nhì của những người trong tổ công tác đặc biệt năm xưa là phải trở thành “thầy” của hơn 100 dân cư quen sống với rừng hoang núi thẳm. Kể tới đó, Thiên ngừng lại. Gương mặt gầy gò và cương nghị của anh ngước nhìn ra bản xa đã lác đác ánh đèn. Mọi chuyện vẫn cứ hiển hiện như vừa mới đó.
Trời chạng vạng tối. Người Chứt, theo vận động của bộ đội, lục tục dắt nhau tới trường. Người già, người trẻ, ngồi với nhau trong một căn phòng. Bộ đội viết chữ a, bà con nghuệch ngoạc vạch vào trang giấy trắng.
“Anh em nói vui, mỗi chữ ở đây đã dạy rồi chẳng ai quên, vì phải mất đến 1 tuần họ mới nắm được,” anh Thiên cười tếu.
Thấm thoắt từ ngày đó, bản Chứt đã có hai sinh viên của trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật quân đội, trẻ con đều được đến trường. Thậm chí, Tháng 2/2009, tại Hà Nội, trong hội nghị báo cáo điển hình tiên tiến các già làng trưởng bản trong cả nước tại Bộ Quốc phòng, trưởng bản Rào Tre Hồ Kính là người đọc báo cáo rành rọt nhất.
Câu chuyện về 5 Đảng viên dựng bản, giúp người Chứt dựng lại cuộc sống ngày nào giờ được tất cả những người dân tộc nơi đây, hàng đêm, kể lại cho con cháu như một thiên sử thi bất hủ. Người Chứt giờ, đi đâu về đâu, cũng gọi các anh bằng thầy, xưng con với niềm biết ơn vô hạn./.
Những người gọi dân về bản mới
Rào Tre, theo lý giải của những người dân tộc Chứt [nhóm dân tộc thiểu số chuyên di cư theo mùa lá] nghĩa là con sông Tre, chỉ dòng nước nhỏ chảy từ trên núi mẹ Ka Đay hàng ngàn năm vẫn mang nước ngọt đến cho tổ tiên người Chứt.
Chỉ tay về phía bản làng đang dần chìm trong sương, đại úy Thiên bảo, anh em biên phòng đã mất bao nhiêu công mới có thể đưa đồng bào người Chứt từ hang đá, rừng sâu về lập xóm. Cuộc sống thực sự vừa mới được bắt đầu vài năm thì người Chứt lại gặp lũ lớn.
Tháng 6/2001, một đoàn công tác đặc biệt gồm 5 chiến sỹ của bộ đội biên phòng Hà Tĩnh do đồng chí Kiều Minh Đệ (hiện đã nghỉ hưu) dẫn đầu đã cắt rừng, hành quân vào miệt rừng xa ngái nhất của tỉnh Hà Tĩnh. Do tập quán du canh du cư, nên khi các anh vào, người Chứt vẫn sống lẩn quất trên những cánh rừng già bạt ngàn của núi Ka Đay. Để có thể lập bản, bộ đội biên phòng ngày ấy phải lội suối, leo dốc có khi cả ngày trời để tìm bà con gọi về.
Công việc khó khăn nhất những ngày đầu Rào Tre được lập là phải làm thế nào để bà con bỏ nếp sống du canh du cư và biết cày cấy trên nương ruộng của chính mình. Nghĩ mãi, cuối cùng tổ công tác quyết định xin giống, xin trâu rồi tự xắn quần, xuống ruộng cày bừa, đắp bờ, gieo hạt... Còn hết thảy hơn trăm người Chứt lớn bé, cứ ngồi trên bờ, ngó trân trân nhìn mấy chú bộ đội còng lưng làm lúa.
Nhìn riết, ngó riết, rồi lại được ăn gạo nương bộ đội biên phòng cho, người Chứt cũng bắt đầu học xuống đồng. Người già bảo người trẻ phải nhìn cách bộ đội cày mà nhớ. Rồi họ cũng đắp bờ, gieo hạt và hưởng vụ mùa đầu tiên do chính mình làm ra.
Đại úy Thiên kể về chặng đường ấy nhẹ tênh như không có gì to tát. Nhưng, những người Chứt bản Rào Tre thì vẫn cứ rỉ tai nhau, truyền lại hành trình dân tộc mình tìm được quê hương mới nhờ công của bộ đội biên phòng.
“Cựu” thầy mo Hồ Púc, người gần chục năm trước nổi tiếng khắp cộng đồng người Chứt khu vực miền núi Hà Tĩnh, Quảng Bình vì tài “đuổi con ma rừng”, sớm nay cũng cùng đoàn người ra Trạm biên phòng nhận hàng cứu trợ. Vai khoác nặng thùng mỳ tôm và quần áo, Hồ Púc bảo: “Nếu không có các ‘thầy’ [Bộ đội biên phòng], chúng con cũng chẳng có ngày hôm nay.”
Theo Púc, ngày lên bản mới, dù đã biết cầm cái cày, cái cuốc, biết theo đuôi con trâu đi trên mảnh ruộng của mình, người Chứt vẫn quen với nếp sống cũ. Thỉnh thoảng, có người lại bỏ làng, vào rừng sâu hái măng, săn thú dăm bữa mới về. Ruộng đồng nhiều khi bỏ cả tháng không ai ngó đến.
“Bộ đội Thiên khi ấy lại cũng lên rừng, gọi người Chứt về. Sáng sớm, bộ đội lại đến nhà, giục dân bản đi làm ruộng,” thầy mô Púc kể.
Vụ mùa đầu tiên cùng bộ đội làm nương, người Chứt ở bản Rào Tre thu hoạch được hơn 10 tấn thóc. Người già vui như lễ Tết cơm mới vì chưa bao giờ, họ có nhiều gạo thế ở trong bồ.
Những người thầy vĩ đại trên rẻo cao
Ngày qua ngày, dân bản Rào Tre cũng quen dần với nhịp sống định cư. Họ cũng biết xuống suối đánh con cá lên ăn, trồng rau tự túc. Bộ đội lại hướng dẫn bà con trồng rừng, dựng nhà mới.
Khi nghe chúng tôi kể lại câu nói của Hồ Púc, đại úy Thiên cười lớn mà bảo, nói về những ngày đầu gian khó ấy, có những chuyện nói ra không ai tin. Cho đến tận đợt cứu trợ lũ vừa rồi, vẫn có cảnh người dân nhận gạo, rồi ngay lập tức rang lên, giã ra. Những người xung quanh bốc lên ăn cả. Rồi chuyện, ngày đói, người Rào Tre ra ngay chính ruộng lạc mới gieo lúc chiều... bới củ về luộc ăn.
Những ngày ấy, năm người trong tổ công tác lại phải chia nhau, biến thành “lính canh” ruộng, thành những anh khuyến nông, đến từng nhà chia gạo vào các túi nhỏ để người dân biết tiết kiệm.
Dựng nhà, tạo tập quán sản xuất chưa phải là tất cả những gì đội công tác năm nào làm được trên rẻo cao Rào Tre ấy. Kỳ vĩ hơn, chỉ sau chín năm, từ một bản mà tiếng phổ thông đồng bào còn không sõi, đến nay, 100% dân đã được xóa mù.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất nhì của những người trong tổ công tác đặc biệt năm xưa là phải trở thành “thầy” của hơn 100 dân cư quen sống với rừng hoang núi thẳm. Kể tới đó, Thiên ngừng lại. Gương mặt gầy gò và cương nghị của anh ngước nhìn ra bản xa đã lác đác ánh đèn. Mọi chuyện vẫn cứ hiển hiện như vừa mới đó.
Trời chạng vạng tối. Người Chứt, theo vận động của bộ đội, lục tục dắt nhau tới trường. Người già, người trẻ, ngồi với nhau trong một căn phòng. Bộ đội viết chữ a, bà con nghuệch ngoạc vạch vào trang giấy trắng.
“Anh em nói vui, mỗi chữ ở đây đã dạy rồi chẳng ai quên, vì phải mất đến 1 tuần họ mới nắm được,” anh Thiên cười tếu.
Thấm thoắt từ ngày đó, bản Chứt đã có hai sinh viên của trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật quân đội, trẻ con đều được đến trường. Thậm chí, Tháng 2/2009, tại Hà Nội, trong hội nghị báo cáo điển hình tiên tiến các già làng trưởng bản trong cả nước tại Bộ Quốc phòng, trưởng bản Rào Tre Hồ Kính là người đọc báo cáo rành rọt nhất.
Câu chuyện về 5 Đảng viên dựng bản, giúp người Chứt dựng lại cuộc sống ngày nào giờ được tất cả những người dân tộc nơi đây, hàng đêm, kể lại cho con cháu như một thiên sử thi bất hủ. Người Chứt giờ, đi đâu về đâu, cũng gọi các anh bằng thầy, xưng con với niềm biết ơn vô hạn./.
Dũng Hùng Bách (Vietnam+)