Vietnam+ đã đưa tin về việc một số trang mạng có đăng tải về hiện tượng nghi là gạo giả xuất hiện trên thị trường Hà Nội những ngày gần đây. Ngay sau đó, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội đã khẩn trương vào cuộc và đưa ra câu trả lời chính thức về vụ việc này.
Trao đổi với ông Lê Quốc Dũng, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 15, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội (người trực tiếp giải quyết vụ việc) được biết, trong buổi chiều ngày 3/4 cơ quan này đã đến gặp người mua hàng là anh Duy Mạnh để xác minh sự việc, tuy nhiên khi yêu cầu anh Mạnh cung cấp số gạo nghi là gạo giả đã mua trước đó thì được anh Mạnh trả lời là "đã vứt đi rồi."
Ngay sau đó, Đội quản lý thị trường số 15 và anh Mạnh đã cùng ký vào biên bản làm việc, dưới sự chứng kiến của người bạn anh Mạnh cũng đang có mặt tại thời điểm đó.
"Trong biên bản yêu cầu anh Mạnh chỉ ra số gạo đã mua nhưng tại hiện trường là cửa hàng bán gạo như đã phản ánh thì anh Mạnh lại khẳng định là không có mẫu gạo đã mua được bày bán tại đó," ông Dũng cho biết.
Tiếp tục xác minh tại cửa hàng dưới sự trình bày của người chủ bán gạo, thì nhận được khẳng định rằng, không có bất kỳ loại gạo nào khác ngoài số hàng đang bày bán tại đây và nguồn gốc số gạo được lấy đều là gạo Điện Biên, Văn Điển, Thạch Thất, có nguồn gốc Việt Nam và đều là gạo xay ra từ lúa, sau khi xay xát mới đem đi bán.
"Tất cả các bên đều có biên bản trình bày và khẳng định cửa hàng không có bán loại gạo như đã nêu, còn phía người mua là anh Mạnh cũng ký vào biên bản kiểm tra tại cửa hàng với nội dung tương tự," ông Dũng nói.
Còn người dân ở đây thì rất phản đối thông tin mà một số báo đã nêu bởi họ cho rằng đã nhiều năm mua gạo tại cửa hàng này nhưng chưa bao giờ gặp phải tình huống tương tự.
"Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc thì chủ cửa hàng bán gạo trên cũng tự nguyện giao cho tổ công tác 8 mẫu gạo có niêm phong của họ đang được bày bán tại đây để làm bằng chứng xác minh," ông Dũng thông tin thêm.
Như vậy, thông tin về gạo giả trên địa bàn Hà Nội đã có câu trả lời.
Trước đó, trên một số trang mạng có đăng tải về việc, anh Duy Mạnh, hiện là sinh viên đang tạm trú tại ngõ 88 phố Giáp Nhị (Phường Thịnh Liệt - quận Hoàng Mai) có mua 5 kg gạo được bày bán trên phố Giáp Nhị với mức giá 14.000 đồng/kg, nhưng khi nấu thành cơm thì hạt không nở, các hạt gạo rời rạc bất thường.
Qua phản ánh thì hạt gạo có hình dạng dài và to hơn các loại gạo bình thường, gạo có màu trắng đục và bề ngoài bóng bắt mắt. Thay vì mùi thơm của cơm, cả nồi nồng nặc mùi nilon, xen kẽ mùi nhựa tổng hợp khó ngửi và không thể ăn được. Vụ việc ngay sau đó tạo nên những dư luận không tốt và Cục quản lý thị trường Bộ Công Thương đã yêu cầu Chi cục quản lý thị trường Hà Nội vào cuộc để làm rõ vụ việc./.
Trao đổi với ông Lê Quốc Dũng, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 15, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội (người trực tiếp giải quyết vụ việc) được biết, trong buổi chiều ngày 3/4 cơ quan này đã đến gặp người mua hàng là anh Duy Mạnh để xác minh sự việc, tuy nhiên khi yêu cầu anh Mạnh cung cấp số gạo nghi là gạo giả đã mua trước đó thì được anh Mạnh trả lời là "đã vứt đi rồi."
Ngay sau đó, Đội quản lý thị trường số 15 và anh Mạnh đã cùng ký vào biên bản làm việc, dưới sự chứng kiến của người bạn anh Mạnh cũng đang có mặt tại thời điểm đó.
"Trong biên bản yêu cầu anh Mạnh chỉ ra số gạo đã mua nhưng tại hiện trường là cửa hàng bán gạo như đã phản ánh thì anh Mạnh lại khẳng định là không có mẫu gạo đã mua được bày bán tại đó," ông Dũng cho biết.
Tiếp tục xác minh tại cửa hàng dưới sự trình bày của người chủ bán gạo, thì nhận được khẳng định rằng, không có bất kỳ loại gạo nào khác ngoài số hàng đang bày bán tại đây và nguồn gốc số gạo được lấy đều là gạo Điện Biên, Văn Điển, Thạch Thất, có nguồn gốc Việt Nam và đều là gạo xay ra từ lúa, sau khi xay xát mới đem đi bán.
"Tất cả các bên đều có biên bản trình bày và khẳng định cửa hàng không có bán loại gạo như đã nêu, còn phía người mua là anh Mạnh cũng ký vào biên bản kiểm tra tại cửa hàng với nội dung tương tự," ông Dũng nói.
Còn người dân ở đây thì rất phản đối thông tin mà một số báo đã nêu bởi họ cho rằng đã nhiều năm mua gạo tại cửa hàng này nhưng chưa bao giờ gặp phải tình huống tương tự.
"Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc thì chủ cửa hàng bán gạo trên cũng tự nguyện giao cho tổ công tác 8 mẫu gạo có niêm phong của họ đang được bày bán tại đây để làm bằng chứng xác minh," ông Dũng thông tin thêm.
Như vậy, thông tin về gạo giả trên địa bàn Hà Nội đã có câu trả lời.
Trước đó, trên một số trang mạng có đăng tải về việc, anh Duy Mạnh, hiện là sinh viên đang tạm trú tại ngõ 88 phố Giáp Nhị (Phường Thịnh Liệt - quận Hoàng Mai) có mua 5 kg gạo được bày bán trên phố Giáp Nhị với mức giá 14.000 đồng/kg, nhưng khi nấu thành cơm thì hạt không nở, các hạt gạo rời rạc bất thường.
Qua phản ánh thì hạt gạo có hình dạng dài và to hơn các loại gạo bình thường, gạo có màu trắng đục và bề ngoài bóng bắt mắt. Thay vì mùi thơm của cơm, cả nồi nồng nặc mùi nilon, xen kẽ mùi nhựa tổng hợp khó ngửi và không thể ăn được. Vụ việc ngay sau đó tạo nên những dư luận không tốt và Cục quản lý thị trường Bộ Công Thương đã yêu cầu Chi cục quản lý thị trường Hà Nội vào cuộc để làm rõ vụ việc./.
Đức Duy (Vietnam+)