Bao thập kỷ qua, các thế hệ Kiều bào ta vẫn luôn đau đáu nỗi niềm làm thế nào để gìn giữ và phát triển văn hóa Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Một trong những người đã và đang có những đóng góp tích cực cho công cuộc bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp ấy không thể không nói đến là Tổng Giám đốc, Kiến trúc sư IT Tập đoàn HI-TEK Multimedia, Inc., (DOT VN), Hoa Kỳ - tiến sỹ Lee P.Johnson.
Công tác trong lĩnh vực công nghệ, tiến sỹ Lee quan niệm phổ biến sử dụng tên miền tiếng Việt cũng chính là cách để bảo vệ và giữ gìn các giá trị văn hóa Việt trên Internet.
[Kiều bào và chuyện hàng chục tỷ USD chất xám lưu lạc]
Giữ “hồn Việt” bằng… Internet
Là Việt kiều đã sinh sống và làm việc lâu năm tại Mỹ, tiến sỹ Lee luôn trăn trở trước một thực tế tồn tại trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại, các thế hệ của mỗi gia đình có khoảng cách rất lớn về lối sống, suy nghĩ, văn hóa và cả ngôn ngữ giao tiếp dẫn đến khó gần gũi, hoặc dễ chia rẽ.
Thậm chí, ông bà, cha mẹ cố gắng giao tiếp với con, cháu bằng tiếng Việt với mong muốn chúng ghi nhớ nguồn cội thì chúng lại đáp trả bằng tiếng nước ngoài.
Với suy nghĩ, "ngôn ngữ đâu giản đơn chỉ là công cụ để giao tiếp mà thông qua đó những bậc làm cha mẹ mong muốn con cháu có thể hiểu được giá trị của bản sắc văn hóa, truyền thống gia đình, dân tộc và "chẳng phải học giả Phạm Quỳnh từng nói 'Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn. Tiếng Việt còn, nước Nam còn' đấy sao," tiến sĩ đã ấp ủ một dự án của riêng mình.
Theo ông Lee, gìn giữ bản sắc văn hóa, giá trị tinh thần và vật chất của dân tộc không chỉ giúp các thế hệ trẻ tìm được cội nguồn của mình mà còn giúp các em có được sự yêu quý và tôn trọng của bạn bè quốc tế.
Ý thức sâu sắc được điều đó nên ông Lee chia sẻ: “Là kiến trúc sư về công nghệ thông tin, tôi luôn ấp ủ mong muốn làm sao để có thể góp một phần nhỏ công sức của mình để gìn giữ và phát triển văn hóa Việt trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại một cách thiết thực, gần gũi và dễ dàng nhất.”
Tâm tư đó được ông Lee hiện thực hóa vào năm 2011 bằng dự án để đời sau một thời gian đằng đẵng thai nghén, nung nấu.
“Tôi đã cùng các cộng sự đã bắt tay vào làm việc ngày đêm, sau một thời gian dài nghiên cứu, xây dựng và phát triển bằng trí tuệ, tâm huyết và sức lực vào ngày 28/04/2011, Tập đoàn HI-TEK Multimedia, Inc. (DOTVN) đã phối hợp với Trung Tâm Internet Việt Nam (VNNIC)-thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông mở cửa cấp phát tự do, miễn phí tên miền tiếng Việt,” tiến sỹ Lee cho biết.
Người đàn ông có dáng người cao gầy, đôi mắt sáng và cuộc đời gắn bó với công nghệ ấy tin rằng, việc đăng ký và sử dụng tên miền tiếng Việt là cách tốt nhất để bảo vệ và giữ gìn các giá trị văn hóa Việt Nam trên… Internet, vì tương lai cộng đồng người Việt trên toàn thế giới.
Chìa khóa thành công?
Tên miền tiếng Việt nói riêng và tên miền tiếng bản địa các nước nói chung thuộc hệ thống tên miền đa ngữ (Internationalized Domain Name-IDN) là xu thế phát triển tất yếu của công nghiệp nội dung Internet. Nhưng hiếm có quốc gia nào trên thế giới vừa cấp phát miễn phí tên miền đa ngữ vừa cung cấp sử dụng dịch vụ miễn phí Website như ở Việt Nam.
Ông Lee đánh giá, tên miền tiếng Việt có nhiều lợi thế nổi bật, ngoài việc tạo môi trường thuần Việt trên mạng Internet với các các ký tự chữ cái thuần Việt như TênmiềnTiếngViệt.vn, sáchbiếtnói.vn, Câulạcbộ.vn, CôngtyCoca-Cola.vn…, tên miền còn được tất cả các trình duyệt thông dụng như IE, Firefox, Chrome, Safari… hỗ trợ sử dụng theo chuẩn quốc tế.
“Việc đưa tên miền tiếng Việt lên mạng Internet không chỉ góp phần thực hiện chủ trương lớn của chính phủ Việt Nam khuyến khích phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin trong nước mà còn giúp tăng cường đưa thông tin tiếng Việt lên mạng Internet. Đặc biệt, website thuần Việt cũng sẽ trở thành công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện ước mơ gìn giữ và phát triển văn hóa Việt trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại của chúng ta,” ông Lee phấn khởi nói.
Đi vào đời sống, website thuần Việt chính là công cụ giúp cộng đồng Việt tại hải ngoại có thể trực tiếp tham gia quảng bá ngôn ngữ tiếng Việt, giá trị của cộng đồng người Việt tại hải ngoại rộng rãi trên Internet đồng thời có thêm cơ hội đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm để giúp người Việt trong nước tiến bộ trong sự phát triển văn hóa, giáo dục, xã hội, thương mại, kinh tế và hiện đại hóa đất nước.
Tiến sỹ Lee tự tin chia sẻ kế hoạch: “Chúng tôi đã, đang và sẽ thực hiện chuẩn bị sẵn sàng mọi nguồn lực và tài nguyên để cung cấp cho gần 100 triệu người nói tiếng Việt trên toàn cầu cơ hội sử dụng Internet bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ, giúp cho thế hệ con em Việt Nam; đặc biệt là những thế hệ thứ hai, thứ ba, các thế hệ tiếp nối sinh ra tại các nước khác ngoài Việt Nam có thể học và hiểu ý nghĩa tiếng Việt một cách lành mạnh, chính xác thông qua Internet.”
Một trong những người đã và đang có những đóng góp tích cực cho công cuộc bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp ấy không thể không nói đến là Tổng Giám đốc, Kiến trúc sư IT Tập đoàn HI-TEK Multimedia, Inc., (DOT VN), Hoa Kỳ - tiến sỹ Lee P.Johnson.
Công tác trong lĩnh vực công nghệ, tiến sỹ Lee quan niệm phổ biến sử dụng tên miền tiếng Việt cũng chính là cách để bảo vệ và giữ gìn các giá trị văn hóa Việt trên Internet.
[Kiều bào và chuyện hàng chục tỷ USD chất xám lưu lạc]
Giữ “hồn Việt” bằng… Internet
Là Việt kiều đã sinh sống và làm việc lâu năm tại Mỹ, tiến sỹ Lee luôn trăn trở trước một thực tế tồn tại trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại, các thế hệ của mỗi gia đình có khoảng cách rất lớn về lối sống, suy nghĩ, văn hóa và cả ngôn ngữ giao tiếp dẫn đến khó gần gũi, hoặc dễ chia rẽ.
Thậm chí, ông bà, cha mẹ cố gắng giao tiếp với con, cháu bằng tiếng Việt với mong muốn chúng ghi nhớ nguồn cội thì chúng lại đáp trả bằng tiếng nước ngoài.
Với suy nghĩ, "ngôn ngữ đâu giản đơn chỉ là công cụ để giao tiếp mà thông qua đó những bậc làm cha mẹ mong muốn con cháu có thể hiểu được giá trị của bản sắc văn hóa, truyền thống gia đình, dân tộc và "chẳng phải học giả Phạm Quỳnh từng nói 'Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn. Tiếng Việt còn, nước Nam còn' đấy sao," tiến sĩ đã ấp ủ một dự án của riêng mình.
Theo ông Lee, gìn giữ bản sắc văn hóa, giá trị tinh thần và vật chất của dân tộc không chỉ giúp các thế hệ trẻ tìm được cội nguồn của mình mà còn giúp các em có được sự yêu quý và tôn trọng của bạn bè quốc tế.
Ý thức sâu sắc được điều đó nên ông Lee chia sẻ: “Là kiến trúc sư về công nghệ thông tin, tôi luôn ấp ủ mong muốn làm sao để có thể góp một phần nhỏ công sức của mình để gìn giữ và phát triển văn hóa Việt trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại một cách thiết thực, gần gũi và dễ dàng nhất.”
Tâm tư đó được ông Lee hiện thực hóa vào năm 2011 bằng dự án để đời sau một thời gian đằng đẵng thai nghén, nung nấu.
“Tôi đã cùng các cộng sự đã bắt tay vào làm việc ngày đêm, sau một thời gian dài nghiên cứu, xây dựng và phát triển bằng trí tuệ, tâm huyết và sức lực vào ngày 28/04/2011, Tập đoàn HI-TEK Multimedia, Inc. (DOTVN) đã phối hợp với Trung Tâm Internet Việt Nam (VNNIC)-thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông mở cửa cấp phát tự do, miễn phí tên miền tiếng Việt,” tiến sỹ Lee cho biết.
Người đàn ông có dáng người cao gầy, đôi mắt sáng và cuộc đời gắn bó với công nghệ ấy tin rằng, việc đăng ký và sử dụng tên miền tiếng Việt là cách tốt nhất để bảo vệ và giữ gìn các giá trị văn hóa Việt Nam trên… Internet, vì tương lai cộng đồng người Việt trên toàn thế giới.
Chìa khóa thành công?
Tên miền tiếng Việt nói riêng và tên miền tiếng bản địa các nước nói chung thuộc hệ thống tên miền đa ngữ (Internationalized Domain Name-IDN) là xu thế phát triển tất yếu của công nghiệp nội dung Internet. Nhưng hiếm có quốc gia nào trên thế giới vừa cấp phát miễn phí tên miền đa ngữ vừa cung cấp sử dụng dịch vụ miễn phí Website như ở Việt Nam.
Ông Lee đánh giá, tên miền tiếng Việt có nhiều lợi thế nổi bật, ngoài việc tạo môi trường thuần Việt trên mạng Internet với các các ký tự chữ cái thuần Việt như TênmiềnTiếngViệt.vn, sáchbiếtnói.vn, Câulạcbộ.vn, CôngtyCoca-Cola.vn…, tên miền còn được tất cả các trình duyệt thông dụng như IE, Firefox, Chrome, Safari… hỗ trợ sử dụng theo chuẩn quốc tế.
“Việc đưa tên miền tiếng Việt lên mạng Internet không chỉ góp phần thực hiện chủ trương lớn của chính phủ Việt Nam khuyến khích phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin trong nước mà còn giúp tăng cường đưa thông tin tiếng Việt lên mạng Internet. Đặc biệt, website thuần Việt cũng sẽ trở thành công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện ước mơ gìn giữ và phát triển văn hóa Việt trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại của chúng ta,” ông Lee phấn khởi nói.
Đi vào đời sống, website thuần Việt chính là công cụ giúp cộng đồng Việt tại hải ngoại có thể trực tiếp tham gia quảng bá ngôn ngữ tiếng Việt, giá trị của cộng đồng người Việt tại hải ngoại rộng rãi trên Internet đồng thời có thêm cơ hội đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm để giúp người Việt trong nước tiến bộ trong sự phát triển văn hóa, giáo dục, xã hội, thương mại, kinh tế và hiện đại hóa đất nước.
Tiến sỹ Lee tự tin chia sẻ kế hoạch: “Chúng tôi đã, đang và sẽ thực hiện chuẩn bị sẵn sàng mọi nguồn lực và tài nguyên để cung cấp cho gần 100 triệu người nói tiếng Việt trên toàn cầu cơ hội sử dụng Internet bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ, giúp cho thế hệ con em Việt Nam; đặc biệt là những thế hệ thứ hai, thứ ba, các thế hệ tiếp nối sinh ra tại các nước khác ngoài Việt Nam có thể học và hiểu ý nghĩa tiếng Việt một cách lành mạnh, chính xác thông qua Internet.”
Xuân Mai (Vietnam+)