Lãnh đạo hai tỉnh Bình Dương và Champasak (Lào) đã có chương trình làm việc nhằm đánh giá các lĩnh vực hợp tác của hai tỉnh, đồng thời tiếp tục bàn biện pháp mở rộng, đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu và mở rộng ra các lĩnh vực khác.
Trong thời gian tới, hai bên tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện những thỏa thuận đã ký kết (năm 2006); tăng cường các hoạt động trao đổi đoàn cấp cao của tỉnh, huyện, các sở, ban ngành, đoàn thể, giao lưu học tập kinh nghiệm lẫn nhau, nhất là các lĩnh vực về xây dựng đảng, chính quyền, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục.
Hai bên tiếp tục hợp tác chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Cổ phần Phát triển Cao su Dầu Tiếng Việt-Lào tiến hành xây dựng văn phòng công ty, các nông trường cao su và đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su với công suất 22.000 tấn/năm tại huyện Ba Chiêng, tỉnh Champasak, đưa nhà máy đi vào hoạt động cuối năm 2013.
Qua 6 năm ký kết hợp tác, hai bên đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Trong mối quan hệ Việt Nam-Lào nói chung, tỉnh Bình Dương-Champasak nói riêng, việc học tập kinh nghiệm, đầu tư vào các lĩnh vực, dự án được xác lập cụ thể. Nhiều dự án, đề án ở các lĩnh vực: công tác đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc; trồng cây công nghiệp; văn hóa-thể thao, giáo dục... đạt kết quả cao.
Năm 2011-2012, tỉnh Champasak đã thu hút 21 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn khoảng 149 triệu USD, trong đó đầu tư trực tiếp từ Việt Nam có 4 dự án chiếm 19% vốn đầu tư. Dự án 10.000 ha cao su của doanh nghiệp ở Bình Dương là Công ty Cổ phần Cao su Dầu Tiếng Việt-Lào đến nay đã thực hiện hơn 5.236 ha, trong đó khoảng 300 ha đã đi vào khai thác, chuẩn bị khai thác tiếp khoảng 1.000 ha. Hiện công ty đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn công nhân của tỉnh bạn và đang đào tạo 400 công nhân khai thác mủ.
Thực hiện thỏa thuận về hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, trong năm 2012, tỉnh Bình Dương tiếp tục tiếp nhận và cấp học bổng toàn phần cho 5 sinh viên tỉnh Champasak theo học đại học tại Bình Dương. Tính đến nay, tỉnh đã tiếp nhận, cấp học bổng toàn phần, bố trí nơi ăn ở, sinh hoạt và học tập cho 25 sinh viên của tỉnh Champasak theo học tại Trường Đại học Thủ Dầu Một và Trường Đại học Bình Dương.
Dự kiến cuối năm 2012, 5 sinh viên Lào đầu tiên sẽ hoàn tất chương trình cử nhân tại Trường Đại học Bình Dương.
Về phía tỉnh Champasak cũng đã hỗ trợ 6 suất học bổng cho cán bộ, công chức của tỉnh Bình Dương và Công ty Cổ phần Phát triển Cao su Dầu Tiếng Việt-Lào sang theo học tiếng Lào tại Trường Đại học Champasak, thời gian đào tạo là 10 tháng./.
Trong thời gian tới, hai bên tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện những thỏa thuận đã ký kết (năm 2006); tăng cường các hoạt động trao đổi đoàn cấp cao của tỉnh, huyện, các sở, ban ngành, đoàn thể, giao lưu học tập kinh nghiệm lẫn nhau, nhất là các lĩnh vực về xây dựng đảng, chính quyền, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục.
Hai bên tiếp tục hợp tác chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Cổ phần Phát triển Cao su Dầu Tiếng Việt-Lào tiến hành xây dựng văn phòng công ty, các nông trường cao su và đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su với công suất 22.000 tấn/năm tại huyện Ba Chiêng, tỉnh Champasak, đưa nhà máy đi vào hoạt động cuối năm 2013.
Qua 6 năm ký kết hợp tác, hai bên đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Trong mối quan hệ Việt Nam-Lào nói chung, tỉnh Bình Dương-Champasak nói riêng, việc học tập kinh nghiệm, đầu tư vào các lĩnh vực, dự án được xác lập cụ thể. Nhiều dự án, đề án ở các lĩnh vực: công tác đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc; trồng cây công nghiệp; văn hóa-thể thao, giáo dục... đạt kết quả cao.
Năm 2011-2012, tỉnh Champasak đã thu hút 21 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn khoảng 149 triệu USD, trong đó đầu tư trực tiếp từ Việt Nam có 4 dự án chiếm 19% vốn đầu tư. Dự án 10.000 ha cao su của doanh nghiệp ở Bình Dương là Công ty Cổ phần Cao su Dầu Tiếng Việt-Lào đến nay đã thực hiện hơn 5.236 ha, trong đó khoảng 300 ha đã đi vào khai thác, chuẩn bị khai thác tiếp khoảng 1.000 ha. Hiện công ty đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn công nhân của tỉnh bạn và đang đào tạo 400 công nhân khai thác mủ.
Thực hiện thỏa thuận về hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, trong năm 2012, tỉnh Bình Dương tiếp tục tiếp nhận và cấp học bổng toàn phần cho 5 sinh viên tỉnh Champasak theo học đại học tại Bình Dương. Tính đến nay, tỉnh đã tiếp nhận, cấp học bổng toàn phần, bố trí nơi ăn ở, sinh hoạt và học tập cho 25 sinh viên của tỉnh Champasak theo học tại Trường Đại học Thủ Dầu Một và Trường Đại học Bình Dương.
Dự kiến cuối năm 2012, 5 sinh viên Lào đầu tiên sẽ hoàn tất chương trình cử nhân tại Trường Đại học Bình Dương.
Về phía tỉnh Champasak cũng đã hỗ trợ 6 suất học bổng cho cán bộ, công chức của tỉnh Bình Dương và Công ty Cổ phần Phát triển Cao su Dầu Tiếng Việt-Lào sang theo học tiếng Lào tại Trường Đại học Champasak, thời gian đào tạo là 10 tháng./.
Quách Lắm (TTXVN)