Theo Kyodo, một nguồn tin ngoại giao am hiểu mối quan hệ Bình Nhưỡng-Tehran ngày 14/2 cho biết các nhà khoa học Iran có thể đã có mặt vào thời điểm Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba hồi đầu tuần tại bãi thử Punggye-ri, miền Đông Bắc nước này.
Nếu được kiểm chứng, tiết lộ nêu trên có thể càng khiến cộng đồng quốc tế nghi ngờ rằng Iran đang phát triển vũ khí hạt nhân và dẫn đến việc Tổng thống Mỹ Barack Obama đánh giá lại các chính sách của ông đối với Bình Nhưỡng và Tehran.
Theo nguồn tin, Iran hồi tháng 11/2012 đã đề xuất với Triều Tiên về việc được quan sát vụ thử hạt nhân mới nhất của Bình Nhưỡng và đổi lại chi cho Triều Tiên một khoản tiền bằng đồng Nhân dân tệ tương đương hàng chục triệu USD. Hiện chưa rõ những chi tiết về quá trình thương lượng giữa hai bên, khiến Mỹ và các nước khác phải tìm kiếm thêm thông tin về vấn đề này.
Nguồn tin cũng cho hay Iran coi vụ thử này là “cơ hội quan trọng để trực tiếp thu được bí quyết chuẩn bị cho một vụ thử dưới lòng đất của riêng họ trong tương lai.”
Lưu ý đến những điểm tương đồng trong các chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng và Tehran, nguồn tin cảnh báo rằng tình hình sẽ nghiêm trọng nếu Iran có được dữ liệu về việc thử hạt nhân.
[Triều Tiên xác nhận thử hạt nhân thành công lần 3]
Trong khi đó, theo Tân Hoa xã và Đài Tiếng nói nước Nga, Bộ Ngoại giao Nga ngày 14/2 khẳng định Mátxcơva sẽ phối hợp với Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để đưa ra một phản ứng quốc tế phù hợp đối với vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Mátxcơva, phát ngôn viên bộ trên Alexander Lukashevich khẳng định Nga sẽ “nỗ lực hết sức” trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an trong việc đưa ra phản ứng đối với vụ thử hạt nhân này.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có biện pháp trừng phạt nào mới đối với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba.
Ông nói: "Đến nay tôi vẫn chưa thấy bất cứ văn bản hay đề xuất nào nhằm gây thêm sức ép đối với Bình Nhưỡng." Ông đồng thời tuyên bố Nga phản đối bất cứ hành động tăng cường sức mạnh quân sự nào trên bán đảo Triều Tiên và không được lấy vụ thử hạt nhân mới nhất này làm cái cớ để gia tăng sự hiện diện quân sự trong khu vực.
Bên cạnh đó, phát ngôn viên Lukashevich cũng phủ nhận thông tin gần đây trên các phương tiện truyền thông cho rằng Nga không nằm trong số các nước được Bình Nhưỡng thông báo trước về vụ thử hạt nhân hôm 12/2.
Ông nói: “Nga cùng các đồng nghiệp Trung Quốc và Mỹ đã được thông báo trước đầy đủ về vụ thử này"./.
Nếu được kiểm chứng, tiết lộ nêu trên có thể càng khiến cộng đồng quốc tế nghi ngờ rằng Iran đang phát triển vũ khí hạt nhân và dẫn đến việc Tổng thống Mỹ Barack Obama đánh giá lại các chính sách của ông đối với Bình Nhưỡng và Tehran.
Theo nguồn tin, Iran hồi tháng 11/2012 đã đề xuất với Triều Tiên về việc được quan sát vụ thử hạt nhân mới nhất của Bình Nhưỡng và đổi lại chi cho Triều Tiên một khoản tiền bằng đồng Nhân dân tệ tương đương hàng chục triệu USD. Hiện chưa rõ những chi tiết về quá trình thương lượng giữa hai bên, khiến Mỹ và các nước khác phải tìm kiếm thêm thông tin về vấn đề này.
Nguồn tin cũng cho hay Iran coi vụ thử này là “cơ hội quan trọng để trực tiếp thu được bí quyết chuẩn bị cho một vụ thử dưới lòng đất của riêng họ trong tương lai.”
Lưu ý đến những điểm tương đồng trong các chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng và Tehran, nguồn tin cảnh báo rằng tình hình sẽ nghiêm trọng nếu Iran có được dữ liệu về việc thử hạt nhân.
[Triều Tiên xác nhận thử hạt nhân thành công lần 3]
Trong khi đó, theo Tân Hoa xã và Đài Tiếng nói nước Nga, Bộ Ngoại giao Nga ngày 14/2 khẳng định Mátxcơva sẽ phối hợp với Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để đưa ra một phản ứng quốc tế phù hợp đối với vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Mátxcơva, phát ngôn viên bộ trên Alexander Lukashevich khẳng định Nga sẽ “nỗ lực hết sức” trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an trong việc đưa ra phản ứng đối với vụ thử hạt nhân này.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có biện pháp trừng phạt nào mới đối với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba.
Ông nói: "Đến nay tôi vẫn chưa thấy bất cứ văn bản hay đề xuất nào nhằm gây thêm sức ép đối với Bình Nhưỡng." Ông đồng thời tuyên bố Nga phản đối bất cứ hành động tăng cường sức mạnh quân sự nào trên bán đảo Triều Tiên và không được lấy vụ thử hạt nhân mới nhất này làm cái cớ để gia tăng sự hiện diện quân sự trong khu vực.
Bên cạnh đó, phát ngôn viên Lukashevich cũng phủ nhận thông tin gần đây trên các phương tiện truyền thông cho rằng Nga không nằm trong số các nước được Bình Nhưỡng thông báo trước về vụ thử hạt nhân hôm 12/2.
Ông nói: “Nga cùng các đồng nghiệp Trung Quốc và Mỹ đã được thông báo trước đầy đủ về vụ thử này"./.
(Vietnam+)