Trên địa bàn thành phố, đã phát hiện mới 175 trường hợp nhiễm HIV, 72 bệnhnhân AIDS, 16 trường hợp tử vong do AIDS, không phát hiện trường hợp trẻ sinh ratừ mẹ nhiễm HIV bị nhiễm HIV.
Việc số người nhiễm HIV/AIDS ở Cần Thơ giảm là kết quả của hàng loạt cácchương trình xã hội, sự tham gia tích cực của cộng đồng trong công tác phòngchống HIV/AIDS.
Cần Thơ là một trong những thành phố lớn của cả nước và là thành phố trọngđiểm của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long với tổng dân số hơn 1,2 triệu người.
Tỷ lệ dân di cư, nhập cư, tạm trú để lao động, học tập; đặc biệt là côngnhân, lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, người lao động theo thờivụ chiếm số lượng lớn, các cơ sở hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí dày đặc vàkhó kiểm soát. Vì vậy, công tác phòng chống HIV/AIDS tại thành phố Cần Thơ làmột trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và đầy thách thức của địa phương.
Gần đây, việc triển khai các chương trình thí điểm của Trung ương đã tácđộng tích cực đến công tác phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố; vừa nângcao chất lượng chương trình, vừa đảm bảo tính bền vững và bổ sung thêm nguồn lựcđang thiếu hụt cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của địa phương.
Thời gian qua, thành phố luôn duy trì, đảm bảo chất lượng các hoạt độngphòng, chống HIV/AIDS, nhất là các hoạt động ở tuyến xã, phường. Đặc biệt,chương trình bao cao su và Methadone là một trong những chương trình có hiệu ứngtích cực trong triển khai thực hiện phòng chống HIV/AIDS.
Theo thống kê mới nhất, đến cuối tháng 6/2013, thành phố Cần Thơ có hơn5.100 trường hợp nhiễm HIV còn sống, trong đó có hơn 1.600 bệnh nhân AIDS và gần1.400 trường hợp tử vong. Tỷ lệ người nhiễm HIV còn sống trên 100.000 dân củatoàn thành phố là hơn 400.
Quận Ninh Kiều, Cái Răng và Thốt Nốt là địa phương có tỷ lệ người nhiễmHIV/100.000 dân cao nhất (500-900 người).
Người nhiễm HIV là nam giới nhiều hơn nữ giới 20%, chủ yếu là thanh niêntrong độ tuổi từ 20-39 tuổi (80,1%), số lượng nữ giới nhiễm HIV cũng ngày càngtăng cao.
Lây nhiễm HIV qua đường tình dục là xu hướng lây truyền dịch HIV chính tạithành phố Cần Thơ (79,4%), lây nhiễm qua đường truyền máu chiếm 20,6%. Đáng lưuý là một số quận, huyện như Bình Thủy, Phong Điền, Thới Lai, Vĩnh Thạnh có sốnhiễm HIV sáu tháng đầu năm 2013 tăng so với cùng kỳ 2012.
Bác sỹ Nguyễn Danh Lam, Phó Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS thànhphố Cần Thơ cho biết thành phố sẽ nỗ lực hơn nữa để duy trì kết quả đạt đượctrong công tác phòng chống HIV/AIDS; phấn đấu đưa công tác phòng chống HIV/AIDSđạt hiệu quả lâu dài bền vững; hướng đến mục tiêu xây dựng một thành phố 3không: không tội phạm, không ma túy, không mại dâm.
Phòng chống hiệu quả và giảm thiểu tối đa số trường hợp nhiễm HIV mới,giảm những tổn thất, hậu quả nghiêm trọng do HIV/AIDS gây ra là một trong nhữngnội dung công tác trọng tâm của chính quyền, đoàn thể các cấp. Đặc biệt, địaphương tiếp tục chú trọng công tác thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổihành vi phòng, chống HIV/AIDS; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, viênchức, đảng viên và nhân dân trong phòng chống HIV/AIDS; nâng cao hiệu quả cácchương trình mục tiêu đã thực hiện như giám sát dịch HIV/AIDS và can thiệp GTHdự phòng lây nhiễm HIV/AIDS; chương trình bao cao su; chương trình điều trị thaythế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone; hỗ trợ điều trị HIV/AIDS vàdự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con...
Cần Thơ cũng kiến nghị tăng cường năng lực cho Trung tâm Phòng, chốngHIV/AIDS. Đẩy mạnh phối hợp với các Tổ chức quốc tế xây dựng kế hoạch phòng,chống HIV/AIDS năm 2014 với tiêu chí sáng tạo, ít tốn kém, hiệu quả và duy trìbền vững kết quả trong thời gian tới./.