Ủy ban bầu cử Thái Lan (EC) đã quyết định tổ chức bỏ phiếu lại tại 6 địa điểm bỏ phiếu thuộc 5 tỉnh sau khi phát hiện số cử tri đi bỏ phiếu và tổng số phiếu thu được không khớp nhau.
Ủy ban bầu cử (EC) của Thái Lan dự kiến tổ chức bầu cử lại sau tết Songkran (từ ngày 13-15/4) của người Thái mặc dù thời hạn công bố kết quả bầu cử chính thức trước ngày 9/5 đang đến gần.
Tư lệnh lục quân Thái Lan, Tướng Apirat Kongsompong khẳng định quân đội không tham gia chính trị nhưng sẽ không cho phép lặp lại các cuộc biểu tình lớn trên đường phố như đã từng xảy ra trong quá khứ.
Ở khu vực Tượng đài Chiến thắng, một đầu mối giao thông chính, những người biểu tình đã tụ tập cầm theo các biểu ngữ “Tôn trọng tiếng nói của chúng tôi” và “Chấm dứt gian lận bầu cử."
Theo Ủy ban Bầu cử Thái Lan ngày 29/3, phần mềm vi tính đã phần nào gây ra sự không khớp và chậm trễ trong công tác kiểm tổng số phiếu trong cuộc tổng tuyển cử ở nước này ngày 24/3 vừa qua.
Chiều 28/3, Ủy Ban bầu cử Thái Lan (EC) đã bất ngờ công bố kết quả kiểm phiếu của cuộc tổng tuyển cử ngày 24/3 vừa qua với việc đảng Palang Pracha Rath giành số phiếu cao nhất.
Ít nhất 9 người đã bị bắt giữ tại Thái Lan do phát tán tin giả trên mạng xã hội Facebook với những bài đăng về một số quan chức trong hội đồng bầu cử bị cách chức và nhiều lá phiếu gian lận.
Hội đồng Quốc gia vì hòa bình và trật tự Thái Lan nhắc nhở các chính trị gia không được âm mưu kích động để tạo thêm hỗn loạn, phá hủy bầu không khí đoàn kết.
Chiều 27/3, đảng Palang Pracharat tuyên bố phe đối lập do đảng Pheu Thai dẫn đầu không có quyền đứng ra lập liên minh để lập chính phủ sau bầu cử và khẳng định đảng này mới đủ tư cách làm điều đó.
Theo truyền thông Thái Lan ngày 27/3, sau EU, Mỹ lên tiếng kêu gọi Thái Lan nhanh chóng công bố kết quả bầu cử hôm 24/3, điều tra một cách minh bạch những cáo buộc sai phạm trong cuộc bỏ phiếu này.
Ngày 25/3, sau khi EC của Thái Lan công bố kết quả bầu cử sơ bộ theo khu vực, cuộc đua lập chính phủ diễn ra giữa hai đảng lớn là đảng Pheu Thai và đảng Palang Pracharath có thể rơi vào bế tắc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Thái Lan để củng cố và đưa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Theo kết quả sơ bộ, đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) tạm dẫn đầu khi giành được 138 ghế tại Hạ viện, xếp thứ 2 là đảng Quyền lực nhà nước nhân dân (Palang Pracharath) với 96 ghế.
Đảng Quyền lực nhà nước nhân dân (Palang Pracharath) và đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) ngày 25/3 đều công bố kế hoạch thành lập chính phủ cho dù chưa có kết quả bầu cử chính thức.
Chiều 25/3, Ủy ban bầu cử (EC) của Thái Lan đã hoãn công bố kết quả sơ bộ cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước này kể từ cuộc đảo chính cách đây 5 năm mà không đưa ra bất cứ lý do nào.
Truyền thông Thái Lan đưa tin Thủ tướng Prayuth Chan-ocha khả năng cao sẽ tiếp tục nắm quyền sau khi số ghế Hạ viện mà đảng Palang Pracharath giành được trong cuộc bầu cử ngày 24/3 vượt dự đoán.
Truyền thông sở tại đưa tin Thủ tướng Prayut Chan-o-cha khả năng cao sẽ tiếp tục nắm quyền sau khi số ghế Hạ viện mà đảng Palang Pracharath giành được trong cuộc bầu cử ngày 24/3 vượt dự đoán.
Lãnh đạo đảng Dân chủ Thái Lan, cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva đã tuyên bố từ chức Chủ tịch đảng sau kết quả yếu kém của đảng này trong cuộc tổng tuyển cử ngày 24/3.
Với 89% số phiếu bầu được kiểm, đảng Palang Pracharat của đương kim Thủ tướng Chan-ocha giành tương đương 127 ghế trong tổng tuyển cử đầu tiên của Thái Lan kể từ khi quân đội nước này lên nắm quyền.
Ngày 24/3, truyền thông sở tại dẫn lời Ongart Klampaiboon, một nhân vật chủ chốt của đảng Dân chủ, thừa nhận đảng này đã thất bại nặng nề trước đảng Palang Pracharat (Quyền lực nhà nước nhân dân).