Hoạt động bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài đang tác động mạnh lên tâm lý thị trường, các nhà đầu tư trong nước theo đó cũng vội vã tháo chạy và kéo chứng khoán trượt dốc.
Xối xả bán
Trong các phiên gần đây, nhóm cổ phiếu trụ cột như VNM, GAS, BVH, VCB, MSN đã bị khối ngoại xả bán, chi phối mạnh vào đà rơi của VN-Index. Theo đó, tâm lý bán ròng đã nhanh chóng lan ra khắp thị trường tạo ra một làn sóng tháo chạy trên diện rộng.
Phiên giao dịch ngày 28/8, trên cả hai sàn niêm yết có tới 295 mã giảm giá và 61 mã giảm dần, trong khi chỉ có 58 mã tăng giá và 17 mã tăng trần. Theo đó, chỉ số VN-Index đánh mất 12,27 điểm xuống 473,3 điểm và HNX-Index cũng giảm 0,73 điểm xuống 60,68 điểm.
Ông Nguyễn Hữu Việt, Chuyên gia phân tích, Công ty Chứng khoán IRS chỉ ra, các nhà đầu tư nước ngoài đang bán rất nhiều, trên sàn HoSE khối này bán ròng hơn 65 tỷ và phần lớn lượng bán đến từ các nhà đầu tư liên quan đến quỹ ETF VNM khi chứng chỉ quỹ này giảm trên 3% (27/8).
Theo đánh giá chung từ các chuyên gia trên thị trường, nhà đầu tư nước ngoài có động thái bán ròng trên hai sàn niêm yết từ giữa tháng 08/2013 do mối lo ngại về Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ giảm gói kích thích (QE3) trong tháng 09/2013 và điều này gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán ở các nước mới nổi, trong đó có Việt Nam.
Ông Nguyễn Thế Minh, Chuyên viên phân tích, Công ty chứng khoán Bản Việt phân tích diễn biến chứng chỉ quỹ ETF (trong đó có quỹ Van Eck và DB FTSE) cho thấy giá của các chứng chỉ quỹ này giảm rất mạnh, do đang phải chịu áp lực rút tiền ra khỏi quỹ từ các nhà đầu tư, điều này đã từng diễn ra vào tháng 06/2013.
“Trong thời điểm sắp tới, tôi cho rằng áp lực rút tiền của khối ngoại sẽ tiếp tục diễn ra và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán trong xu hướng trung và dài hạn. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể nhìn thấy chuyển biến tích cực xu hướng trung hạn của giá trái phiếu, đây là một trong những tín hiệu cũng tác động tiêu cực lên giá cổ phiếu từ đây đến cuối năm.
Do đó, tôi cho rằng thị trường có thể sẽ bước vào xu hướng giảm kéo dài và chỉ xuất hiện những sóng tăng rất ngắn cho nên các nhà đầu tư không nên kỳ vọng ở các nhịp tăng kéo dài và chỉ thích hợp cho chiến lược mua/bán trong T+3,” ông Minh nói.
Dấu hiệu ngắn hạn
Tuy nhiên, động thái bắt đáy của một lực lượng nhà đầu tư trong nước trong phiên vừa qua cũng phần nào cho thấy dòng tiền “mạo hiểm” bắt đầu xuất hiện.
Bên cạnh sự hoảng loạn của đại bộ phận nhà đầu tư trên thị trường, là sự “lỳ lợm” của dòng tiền bắt đáy. Điều này giúp cho hoạt động giao dịch diễn ra sôi động và giúp thanh khoản trên sàn HoSE đạt trên 68 triệu đơn vị, mức cao nhất trong vòng hơn một tháng trở lại đây, và khối lượng giao dịch trên HNX cũng đạt trên 23 triệu đơn vị, (tăng vượt 100% so với phiên trước đó 27/8.)
Theo ông Việt, trên thị trường chứng khóa Đông Nam Á, sau khi “đổ đèo” trong sáng 28/8 thì tới đợt giao dịch buổi chiều đã xuất hiện một số tín hiệu hồi phục. Đáng kể nhất là diễn biến thị trường Indonesia, chỉ số JCI từ mức giảm hơn -5% đã quay ngược lên mức tăng trên 1%.
“Trong bối cảnh diễn biến chứng khoán các nước cùng khu vực đang có mối tương quan khá lớn với nhau, tín hiệu hồi phục này của các thị trường lân cận có thể đem đến một chút kỳ vọng vào sự hồi phục của thị trường trong nước.
Ngoài ra, thống kê sau có lẽ sẽ phần nào khiến cho các con số về khối ngoại trở nên bớt nhàm chán hơn. Các Bluechips bị khốingoại bán rất nhiều, nhưng trong khi các cổ phiếu thuộc lĩnh vực tàichính, ngân hàng như BVH, VCB, CTG tiếp tục bị bán mạnh nhất thì họ cũng bắt đầu rục rịch mua trở lại một số cổ phiếu đầu ngành như DPM, HPG, PVD, DRC, HSG,” ông Việt dự báo.
Về phương diện kỹ thuật, các phân tích mới đây cũng chỉ ra, quá trình bắt đáy của thị trường khá chủ động và được thể hiện rõ nét ở ở những mã cổ phiếu vốn hóa lớn như MSN, VIC...
Thống kê từ Công ty Chứng khoán IRS, trong các đợt giảm điểm mạnh gần đây nhất cho thấy, sau nhịp giảm đầu tiên thường kéo dài hơn 1 tuần giao dịch và gián đoạn bởi một nhịp hồi ngắn, thị trường thường giảm mạnh hai phiên ở nhịp giảm thứ hai trước khi những hồi phục thành công xuất hiện.
Hiện, cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index (28/8) đang ở ngưỡng hồi phục nhẹ ngay phía trên mức thấp nhất trong đợt bán tháo vào tháng Sáu, cụ thể với VNIndex 466 điểm và HNXIndex là mức 60,3 điểm.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Nhà đầu tư tại sàn SSI cho rằng, cơ hội ngắn hạn là có nhưng rất mạo hiểm. Từ kinh nghiệm đầu tư lâu năm của mình, ông Tuấn cho biết chỉ nếu đầu tư ngắn hạn thì cũng chỉ giám liều lĩnh tại các mã cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt, duy trì được sự tăng trưởng đều đặn.
“Một thị trường chứng khoán mạnh phải dựa vào nền tảng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết. Song thời điểm này, cả nền kinh tế còn đang rất khó khăn nên tôi chỉ đầu tư một phần nhỏ vào thị trường chứng khoán, phần còn lại tôi ưu tiên cho các giải pháp an toàn để cầm cự và duy trì nguồn vốn,” ông Tuấn chia sẻ./.
Xối xả bán
Trong các phiên gần đây, nhóm cổ phiếu trụ cột như VNM, GAS, BVH, VCB, MSN đã bị khối ngoại xả bán, chi phối mạnh vào đà rơi của VN-Index. Theo đó, tâm lý bán ròng đã nhanh chóng lan ra khắp thị trường tạo ra một làn sóng tháo chạy trên diện rộng.
Phiên giao dịch ngày 28/8, trên cả hai sàn niêm yết có tới 295 mã giảm giá và 61 mã giảm dần, trong khi chỉ có 58 mã tăng giá và 17 mã tăng trần. Theo đó, chỉ số VN-Index đánh mất 12,27 điểm xuống 473,3 điểm và HNX-Index cũng giảm 0,73 điểm xuống 60,68 điểm.
Ông Nguyễn Hữu Việt, Chuyên gia phân tích, Công ty Chứng khoán IRS chỉ ra, các nhà đầu tư nước ngoài đang bán rất nhiều, trên sàn HoSE khối này bán ròng hơn 65 tỷ và phần lớn lượng bán đến từ các nhà đầu tư liên quan đến quỹ ETF VNM khi chứng chỉ quỹ này giảm trên 3% (27/8).
Theo đánh giá chung từ các chuyên gia trên thị trường, nhà đầu tư nước ngoài có động thái bán ròng trên hai sàn niêm yết từ giữa tháng 08/2013 do mối lo ngại về Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ giảm gói kích thích (QE3) trong tháng 09/2013 và điều này gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán ở các nước mới nổi, trong đó có Việt Nam.
Ông Nguyễn Thế Minh, Chuyên viên phân tích, Công ty chứng khoán Bản Việt phân tích diễn biến chứng chỉ quỹ ETF (trong đó có quỹ Van Eck và DB FTSE) cho thấy giá của các chứng chỉ quỹ này giảm rất mạnh, do đang phải chịu áp lực rút tiền ra khỏi quỹ từ các nhà đầu tư, điều này đã từng diễn ra vào tháng 06/2013.
“Trong thời điểm sắp tới, tôi cho rằng áp lực rút tiền của khối ngoại sẽ tiếp tục diễn ra và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán trong xu hướng trung và dài hạn. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể nhìn thấy chuyển biến tích cực xu hướng trung hạn của giá trái phiếu, đây là một trong những tín hiệu cũng tác động tiêu cực lên giá cổ phiếu từ đây đến cuối năm.
Do đó, tôi cho rằng thị trường có thể sẽ bước vào xu hướng giảm kéo dài và chỉ xuất hiện những sóng tăng rất ngắn cho nên các nhà đầu tư không nên kỳ vọng ở các nhịp tăng kéo dài và chỉ thích hợp cho chiến lược mua/bán trong T+3,” ông Minh nói.
Dấu hiệu ngắn hạn
Tuy nhiên, động thái bắt đáy của một lực lượng nhà đầu tư trong nước trong phiên vừa qua cũng phần nào cho thấy dòng tiền “mạo hiểm” bắt đầu xuất hiện.
Bên cạnh sự hoảng loạn của đại bộ phận nhà đầu tư trên thị trường, là sự “lỳ lợm” của dòng tiền bắt đáy. Điều này giúp cho hoạt động giao dịch diễn ra sôi động và giúp thanh khoản trên sàn HoSE đạt trên 68 triệu đơn vị, mức cao nhất trong vòng hơn một tháng trở lại đây, và khối lượng giao dịch trên HNX cũng đạt trên 23 triệu đơn vị, (tăng vượt 100% so với phiên trước đó 27/8.)
Theo ông Việt, trên thị trường chứng khóa Đông Nam Á, sau khi “đổ đèo” trong sáng 28/8 thì tới đợt giao dịch buổi chiều đã xuất hiện một số tín hiệu hồi phục. Đáng kể nhất là diễn biến thị trường Indonesia, chỉ số JCI từ mức giảm hơn -5% đã quay ngược lên mức tăng trên 1%.
“Trong bối cảnh diễn biến chứng khoán các nước cùng khu vực đang có mối tương quan khá lớn với nhau, tín hiệu hồi phục này của các thị trường lân cận có thể đem đến một chút kỳ vọng vào sự hồi phục của thị trường trong nước.
Ngoài ra, thống kê sau có lẽ sẽ phần nào khiến cho các con số về khối ngoại trở nên bớt nhàm chán hơn. Các Bluechips bị khốingoại bán rất nhiều, nhưng trong khi các cổ phiếu thuộc lĩnh vực tàichính, ngân hàng như BVH, VCB, CTG tiếp tục bị bán mạnh nhất thì họ cũng bắt đầu rục rịch mua trở lại một số cổ phiếu đầu ngành như DPM, HPG, PVD, DRC, HSG,” ông Việt dự báo.
Về phương diện kỹ thuật, các phân tích mới đây cũng chỉ ra, quá trình bắt đáy của thị trường khá chủ động và được thể hiện rõ nét ở ở những mã cổ phiếu vốn hóa lớn như MSN, VIC...
Thống kê từ Công ty Chứng khoán IRS, trong các đợt giảm điểm mạnh gần đây nhất cho thấy, sau nhịp giảm đầu tiên thường kéo dài hơn 1 tuần giao dịch và gián đoạn bởi một nhịp hồi ngắn, thị trường thường giảm mạnh hai phiên ở nhịp giảm thứ hai trước khi những hồi phục thành công xuất hiện.
Hiện, cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index (28/8) đang ở ngưỡng hồi phục nhẹ ngay phía trên mức thấp nhất trong đợt bán tháo vào tháng Sáu, cụ thể với VNIndex 466 điểm và HNXIndex là mức 60,3 điểm.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Nhà đầu tư tại sàn SSI cho rằng, cơ hội ngắn hạn là có nhưng rất mạo hiểm. Từ kinh nghiệm đầu tư lâu năm của mình, ông Tuấn cho biết chỉ nếu đầu tư ngắn hạn thì cũng chỉ giám liều lĩnh tại các mã cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt, duy trì được sự tăng trưởng đều đặn.
“Một thị trường chứng khoán mạnh phải dựa vào nền tảng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết. Song thời điểm này, cả nền kinh tế còn đang rất khó khăn nên tôi chỉ đầu tư một phần nhỏ vào thị trường chứng khoán, phần còn lại tôi ưu tiên cho các giải pháp an toàn để cầm cự và duy trì nguồn vốn,” ông Tuấn chia sẻ./.
Linh Chi (Vietnam+)