Sáng 23/11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương ̣̣(CIEM) tổ chức Diễn đàn tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2012 nhằm thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội trong năm 2012 và đưa ra những nhận định, dự báo tình hình kinh tế-xã hội năm 2013.
Phát biểu tại diễn đàn, phó giáo sư, tiến sỹ Lê Xuân Bá, Viện trưởng CIEM cho biết, Việt Nam cần định hướng mục tiêu tăng trưởng cho những năm tiếp theo. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn khiến tăng trưởng chậm lại. Thông qua diễn đàn này, với nhiều ý kiến đóng góp sẽ giúp cho Chính phủ Việt Nam, các cơ quan hoạch định chính sách có những thông tin, đường hướng giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt hơn trong thời gian tới.
Theo tiến sỹ Nguyễn Thị Tuệ Anh, Trưởng ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, tình hình kinh tế-xã hội trong 10 tháng qua đã tăng trưởng chậm lại so với nhiều năm. Theo đó, có hai lần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng từ 6,5% xuống 5,5%, dự báo cả năm chỉ đạt khoảng 5,2%. Cùng với đó, sản xuất nông nghiệp tăng trưởng chậm, chỉ số công nghiệp chỉ tăng 4,8% (bằng ½ so với các năm trước), chỉ số tồn kho trên 20%.
Tính đến hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu đạt 93,8 tỷ USD, tăng 18,9%; nhập khẩu đạt 93,7 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước.
Nhấn mạnh chính sách tài khóa năm 2012, tiến sỹ Nguyễn Đình Ánh, Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả cho biết, năm 2012 rất khó khăn trong thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước do tác động của kinh tế trì trệ. Thu ngân sách khó khăn có thể làm gia tăng quy mô thâm hụt ngân hàng Nhà nước, tạo nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô; đồng thời hạn chế khả năng tăng chi ngân hàng Nhà nước và tạo nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô.
Tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra nhiều dự báo kinh tế-xã hội năm 2013. Theo đó, có nhiều yếu tố có thể tác động làm gia tăng lạm phát trong năm 2013, tuy nhiên ở mức độ không lớn. Đánh giá của Ngân hàng HSBC cho thấy, hoạt động sản xuất đang có xu hướng gia tăng.
Thêm vào đó, việc xuất khẩu tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái là một tín hiệu tích cực cho năm tới. Những dấu hiệu trên chứng tỏ đang có dấu hiệu phục hồi, giúp đẩy mạnh việc cung tiền để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, tình hình kinh tế trong năm 2013 sẽ tốt hơn rất nhiều so với năm nay. Tuy nhiên, trong thời gian tới, công tác điều hành sẽ phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức. Do đó, trước mắt, Việt Nam cần xem năm 2013 là năm bản lề cho những năm kế tiếp nên cần tập trung duy trì ổn định vĩ mô, giữ tăng trưởng ổn định; tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp; cải thiện vấn đề việc làm, thu nhập và đời sống của các tầng lớp dân cư.
Một trong những vấn đề tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2013 là cần đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, sử dụng công nghệ; đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hiệu quả của chương trình tái cơ cấu doanh nghiệp, tiến sỹ Nguyễn Thị Tuệ Anh nhận xét.
Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2013 của Chính phủ đã xác định: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5,5%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu khoảng 8%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 30% GDP./.
Phát biểu tại diễn đàn, phó giáo sư, tiến sỹ Lê Xuân Bá, Viện trưởng CIEM cho biết, Việt Nam cần định hướng mục tiêu tăng trưởng cho những năm tiếp theo. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn khiến tăng trưởng chậm lại. Thông qua diễn đàn này, với nhiều ý kiến đóng góp sẽ giúp cho Chính phủ Việt Nam, các cơ quan hoạch định chính sách có những thông tin, đường hướng giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt hơn trong thời gian tới.
Theo tiến sỹ Nguyễn Thị Tuệ Anh, Trưởng ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, tình hình kinh tế-xã hội trong 10 tháng qua đã tăng trưởng chậm lại so với nhiều năm. Theo đó, có hai lần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng từ 6,5% xuống 5,5%, dự báo cả năm chỉ đạt khoảng 5,2%. Cùng với đó, sản xuất nông nghiệp tăng trưởng chậm, chỉ số công nghiệp chỉ tăng 4,8% (bằng ½ so với các năm trước), chỉ số tồn kho trên 20%.
Tính đến hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu đạt 93,8 tỷ USD, tăng 18,9%; nhập khẩu đạt 93,7 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước.
Nhấn mạnh chính sách tài khóa năm 2012, tiến sỹ Nguyễn Đình Ánh, Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả cho biết, năm 2012 rất khó khăn trong thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước do tác động của kinh tế trì trệ. Thu ngân sách khó khăn có thể làm gia tăng quy mô thâm hụt ngân hàng Nhà nước, tạo nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô; đồng thời hạn chế khả năng tăng chi ngân hàng Nhà nước và tạo nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô.
Tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra nhiều dự báo kinh tế-xã hội năm 2013. Theo đó, có nhiều yếu tố có thể tác động làm gia tăng lạm phát trong năm 2013, tuy nhiên ở mức độ không lớn. Đánh giá của Ngân hàng HSBC cho thấy, hoạt động sản xuất đang có xu hướng gia tăng.
Thêm vào đó, việc xuất khẩu tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái là một tín hiệu tích cực cho năm tới. Những dấu hiệu trên chứng tỏ đang có dấu hiệu phục hồi, giúp đẩy mạnh việc cung tiền để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, tình hình kinh tế trong năm 2013 sẽ tốt hơn rất nhiều so với năm nay. Tuy nhiên, trong thời gian tới, công tác điều hành sẽ phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức. Do đó, trước mắt, Việt Nam cần xem năm 2013 là năm bản lề cho những năm kế tiếp nên cần tập trung duy trì ổn định vĩ mô, giữ tăng trưởng ổn định; tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp; cải thiện vấn đề việc làm, thu nhập và đời sống của các tầng lớp dân cư.
Một trong những vấn đề tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2013 là cần đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, sử dụng công nghệ; đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hiệu quả của chương trình tái cơ cấu doanh nghiệp, tiến sỹ Nguyễn Thị Tuệ Anh nhận xét.
Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2013 của Chính phủ đã xác định: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5,5%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu khoảng 8%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 30% GDP./.
Thúy Hiền (TTXVN)